Vũ Quang Việt
26/08/2023 11:07
https://www.diendan.org/viet-nam/nhin-lai-phat-trien-kinh-te-viet-nam-va-nang-suat-lao-dong
Tóm tắt
Bài viết này nhằm đánh giá lại kinh tế Việt Nam dựa trên số liệu mới về
GDP từ 2010-2022 do Tổng cục Thống kê Việt Nam tính lại và đã công bố chính thức
trên mạng. Bài viết tiếng Việt này dựa vào bài viết tiếng Anh đã xuất bản1,
nhưng đã điều chỉnh lại dựa vào số liệu về GDP chỉnh lại cao hơn khoảng 30% trước
đây. Các tỷ lệ có thay đổi, thấp hơn trước, nhưng tốc độ phát triển dù có thay
đổi không làm thay đổi các kết luận của bài viết trước đây. Bài cũng ghi lại
toàn bộ số liệu mới và cũ dùng trong phân tích, với mục đích giúp giới nghiên cứu
nắm rõ hơn tình hình số liệu kinh tế Việt Nam.
Có thể tóm tắt một số điểm sau:
(a) GDP trong khoảng thời gian trên cao hơn trước từ 24-28%, điều này sẽ
làm các chỉ số nói chung tính theo tỷ lệ GDP thay đổi như giảm các tỷ lệ nợ,
thiếu hụt ngân sách, năng suất lao động, v.v. điều này có ảnh hưởng lớn khi so
sánh với nước khác;
(b) Tỷ lệ của khu vực doanh nghiệp tư nhân lớn hơn trước đây nhất nhiều
trong khi đó doanh nghiệp nhà nước cũng như hộ gia đình phi chính thức giảm;
(c) Tuy thế tốc độ tăng trưởng của các chỉ số cơ bản trong GDP không
thay đổi đáng kể.
Những tác động của việc chỉnh sửa trên cũng chỉ cho phép phân tích hạn
chế một số vấn đề kinh tế liên quan đến thể chế vì Tổng cục Thống kê chưa tách
biệt rõ ràng từng năm khu vực nhà nước thành doanh nghiệp nhà nước và dịch vụ
nhà nước, cũng như chưa tách biệt khu vực tư nhân thành khu vực doanh nghiệp tư
nhân và khu vực hộ gia đình, đồng thời cũng chưa tách biệt doanh nghiệp thành
hai loại: doanh nghiệp tài chính và phi tài chính.
Dù với những hạn chế trên vẫn có thể thấy là nền kinh tế Việt Nam hiện
nay dựa chính vào đầu tư nước ngoài, tập trung vào sản xuất hàng hóa xuất khẩu
vào Mỹ và châu Âu cho các nước thứ ba, dù là may mặc hay máy móc, linh kiện điện
tử với lao động tay nghề thấp và năng suất thấp. Trong 10 năm qua, tốc độ tăng
GDP bình quân dù cao, nhưng giảm so với trước đây và tính từ thời đổi mới năm
1989 thì chỉ đạt được tốc độ tăng trưởng GDP bình quân năm trên 7% một thập kỷ
rồi giảm, so với 4 thập kỷ ở Hàn Quốc và 5 thập kỷ ở Trung Quốc. Vào năm 2022,
được là nợ nước ngoài tương đối thấp, vào năm 2022, chỉ khoảng 34%, và dự trữ
ngoại tệ tương đối mỏng cũng đạt mức an toàn là 4 tháng nhập khẩu (2021).
Nhưng nợ của doanh nghiệp phi tài chính nói chung (tức là không kể ngân
hàng và doanh nghiệp tài chính - khu vực trung gian tạo nợ) hiện nay là quá lớn,
đang trở thành quả tạ ngăn cản phát triển. Tỷ lệ nợ lên tới 237% GDP vào cuối
năm 2020, vượt xa tỷ lệ 150% của TQ và 100% của Mỹ, sẽ dễ dàng đưa đến khủng hoảng
kinh tế do doanh nghiệp mất khả năng trả nợ khi lãi suất thật lên cao (có lẽ
đây là lý do nhiều doanh nghiệp đã mất khả năng trả nợ khi lãi suất thật là 6%
vào cuối năm 2021. Thông tin mới nhất vào tháng 6 năm 2023, lãi suất cho vay
bình quân là 8.9% so với lạm phát 2% là quá cao, tức là lãi suất thật lên cao tới
gần 75. Nếu tiếp tục kinh tế Việt Nam khó có khả năng tăng cao, thậm chí khu vực
xây dựng sẽ suy thoái nặng và mất khả năng trả nợ.
Nợ lớn như thế cho thấy kinh tế Việt Nam nếu muốn trở lại mức phát triển
bình thường sau suy thoái do Covid (2020-2022) cần phải có giải pháp đúng đắn.
Sau khi GDP năm 2022 đạt tốc độ tăng 8.1% sau Covid, hai quí đầu 2023 cho thấy
GDP đã giảm xuống mức rất thấp là 3.7%
Nguồn: TCTK Việt Nam: http://nsdp.gso.gov.vn/index.htm
Nếu không cải cách, Việt Nam khó trở thành con rồng chttps://www.diendan.org/Doc-sach/le-vietcong-au-sommet-de-notre-dame
con cọp như nhiều người mơ ước.
Vũ Quang Việt
1 Vu Quang Viet, “A comparative statistical View of the Vietnamese
economy” in The Dragon’s Underbelly, Dynamics and Dilemmas in Vietnam’s
Economy and Politics, edited by Nhu Truong and Tuong Vu, ISEAS Yusof Ishak
Institute, Singapore, 2023.
__________________________
Xem toàn bài trong tập tin đính kèm.
Attachments
·
Nhìn
lại phát triển kinh tế Việt Nam và năng suất lao động
No comments:
Post a Comment