Hoa
Kỳ hạn chế đầu tư vào Trung Quốc
Chi Phương - RFI
Đăng ngày: 09/08/2023 - 14:19
Hôm nay, 09/08/2023, Nhà Trắng công bố
kế hoạch chi tiết về việc hạn chế các doanh nghiệp Hoa Kỳ đầu tư vào các lĩnh vực
công nghệ “nhạy cảm” tại Trung Quốc, đe dọa đến an ninh của Hoa Kỳ
Ảnh minh họa cuộc đọ sức công nghệ cao Mỹ-Trung. REUTERS
- FLORENCE LO
Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ công bố một sắc lệnh hạn chế đầu tư của Hoa Kỳ
vào lĩnh vực công nghệ nhậy cảm tại Trung Quốc.
Theo Reuters, sắc lệnh nhắm đến các đầu tư góp vốn vào doanh nghiệp hoặc
đầu tư liên doanh ở Trung Quốc trong các lĩnh vực như chất bán dẫn, điện toán
lượng tử và trí tuệ nhân tạo. Tất cả các khoản đầu tư được nêu ra trong sắc lệnh
phải được thông báo cho chính phủ Hoa Kỳ. Một số giao dịch có thể sẽ bị cấm.
Kế hoạch này của Nhà Trắng nhằm ngăn chặn nguồn vốn và công nghệ của Hoa
Kỳ hỗ trợ Trung Quốc phát triển các loại công nghệ cao, hiện đại hóa quân đội,
đe dọa đến an ninh của nước Mỹ.
Tuy nhiên, sắc lệnh sẽ không có hiệu lực ngay lập tức mà cần phải trải
qua quá trình tham vấn để đánh giá các phản hồi từ phía các tác nhân trong
ngành. Hôm qua, Nhà Trắng từ chối trả lời Reuters về kế hoạch nói trên.
Báo New York Times đưa tin hôm thứ Ba, cho biết, chính quyền Biden có kế
hoạch yêu cầu các công ty đầu tư vào nhiều ngành công nghiệp của Trung Quốc phải
báo cáo hoạt động. Điều này sẽ giúp chính phủ Hoa Kỳ có tầm nhìn rõ ràng về các
giao dịch tài chính giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Còn tại Trung Quốc, theo AFP, lần đầu tiên từ hai năm qua, kinh tế Trung
Quốc rơi vào tình trạng thoái lạm (giảm lạm phát), tức là giá hàng hóa và dịch
vụ giảm.
Về mặt lý thuyết, tình trạng này có thể là tích cực đối với sức mua,
nhưng thoái lạm lại được xem là một mối đe dọa đối với nền kinh tế. Thay vì chi
tiêu, người tiêu dùng hoãn mua sắm vì mong giảm giá. Do thiếu nhu cầu, các
doanh nghiệp buộc phải giảm đầu tư, sản xuất và giảm giá để tránh tồn kho.
===============================================
Biden ban hành sắc lệnh
hạn chế đầu tư vào kỹ thuật cao ở Trung Quốc
Người
Việt
August 9, 2023
WASHINGTON,
DC (NV) – Tổng Thống Joe Biden ký một sắc lệnh
hành pháp hôm Thứ Tư, 9 Tháng Tám, nhằm ngăn chặn các khoản đầu tư của Mỹ vào
ngành kỹ thuật cao ở Trung Quốc, theo AP.
Lệnh này hạn chế các quỹ đầu tư Mỹ bỏ tiền vốn vào Trung Quốc cho các kỹ
nghệ như sản xuất con chip siêu máy tính, vi mạch bán dẫn, công nghệ thông tin
lượng tử và trí tuệ nhân tạo.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2023/08/TS-biden-1536x1024.jpeg
Tổng Thống Joe Biden. (Hình: Chip Somodevilla/Getty
Images)
Sắc lệnh mà tổng thống vừa ban hành có mục đích kiềm hãm nguy cơ Trung Quốc
sử dụng các khoản đầu tư của Mỹ vào các công ty kỹ thuật cao để sau đó nâng cấp
quân đội, đồng thời duy trì mức độ thương mại rộng lớn hơn, là những trọng điểm
rất quan trọng đối với nền kinh tế của cả hai quốc gia.
Sắc lệnh nhắm đến những nguồn vốn cổ phần tư nhân, liên kết vốn và đầu tư
liên doanh của Mỹ tại Trung Quốc trong lĩnh vực sản xuất chip bán dẫn, siêu máy
tính và trí tuệ nhân tạo.
Hầu hết các khoản đầu tư bị chế tài phải thông báo cho chính phủ Mỹ,
ngoài ra, một số khoản đầu tư khác bị cấm hoàn toàn.
Ông Cordell Hull, cựu giới chức Bộ Thương Mại Mỹ, cho biết: “Sắc lệnh này
sẽ lấp đầy lỗ hổng trong các chính sách hiện nay.”
“Hiện nay, nước Mỹ có các lệnh cấm xuất cảng kỹ thuật, hoặc cấm ngoại quốc
đầu tư các ngành kỹ thuật nhạy cảm nội địa. Sắc lệnh này sẽ giúp thu hẹp khoảng
cách về tài trợ và bí mật kỹ thuật, đồng thời giúp chính phủ liên bang quan sát
về các dòng vốn vào mảng kỹ thuật,” ông Hull nói.
Bà Emily Kilcrease, một cựu giới chức liên bang từng làm việc về chính
sách đầu tư vào Trung Quốc, cho biết chính phủ Mỹ cũng đang cố gắng xác định những
gì được coi là trí tuệ nhân tạo và kiểm soát các khoản đầu tư ngoại quốc của
người dân và các công ty Hoa Kỳ.
Bà mô tả sắc lệnh này là một bước quan trọng trong việc thiết lập một hệ
thống giám sát giúp Mỹ sàng lọc các giao dịch đến các quốc gia có liên quan.
Trước khi ban hành sắc lệnh trên, Mỹ cũng chuẩn bị cho sự trả đũa của
Trung Quốc. “Chúng ta nên lường trước phản ứng của Bắc Kinh,” bà Kilcrease nhận
định. (MPL) [qd]
==============================
.
TT
Biden ra lệnh hạn chế đầu tư công nghệ ở Trung Quốc; giới đầu tư tạm dừng, nghe
ngóng
10/08/2023
https://www.voatiengviet.com/a/biden-ra-lenh-han-che-dau-tu-cong-nghe-trung-quoc/7219436.html
Tổng thống Joe Biden mới đây có động
thái cấm một số loại hình đầu tư công nghệ của Hoa Kỳ vào Trung Quốc. Điều này
được dự báo sẽ khiến các nhà đầu tư tạm dừng, nghe ngóng, họ lo ngại rằng sẽ
còn có các biện pháp cứng rắn hơn nữa trong khi căng thẳng vẫn âm ỉ giữa hai nền
kinh tế lớn nhất thế giới.
https://gdb.voanews.com/01000000-0aff-0242-18cc-08db99233294_w650_r1_s.jpg
Tổng thống Mỹ Joe Biden ở Arizona, 8/8/2023.
Các nhà đầu tư bằng vốn cổ phần tư nhân và vốn mạo hiểm của Hoa Kỳ đã dừng
đổ tiền vào các công nghệ nhạy cảm ở Trung Quốc từ thời của chính quyền Donald
Trump, người tiền nhiệm của ông Biden, là khi mà quan hệ Mỹ-Trung xấu đi về các
vấn đề từ công nghệ đến chính sách công nghiệp của Trung Quốc cho đến an ninh
quốc gia.
Nhắm mục tiêu ngăn chặn vốn và bí quyết của Hoa Kỳ giúp Trung Quốc hiện đại
hóa quân đội và gây tổn hại cho an ninh quốc gia của Hoa Kỳ, ông Biden ban hành
một sắc lệnh hành pháp hôm thứ Tư 9/8 với quy mô hạn chế, chẳng hạn như nó chỉ
áp dụng cho các khoản đầu tư mới.
Nhưng các biện pháp nhằm thắt chặt sự giám sát đối với các khoản đầu tư của
Mỹ vào Trung Quốc chưa dừng ở đây, theo các nhà môi giới hợp đồng và các nhà
phân tích. Hiện Trung Quốc đang chật vật phục hồi sau đại dịch COVID-19.
Sắc lệnh mới cho phép Bộ trưởng Tài chính cấm hoặc hạn chế đầu tư của Hoa
Kỳ vào các công ty Trung Quốc trong lĩnh vực bán dẫn và vi điện tử, công nghệ
thông tin lượng tử và một số hệ thống trí tuệ nhân tạo.
Weiheng Chen, cổ đông chiến lược cấp cao và là người đứng đầu bộ phận
Trung Quốc Đại lục trong công ty luật Wilson Sonsini, cho rằng Quốc hội Mỹ có
thể đưa ra luật có quy mô rộng hơn, phát triển từ các hạn chế của ông Biden.
Quả thực, các đảng viên Cộng hòa trong Quốc hội đã ngay lập tức chỉ trích
sắc lệnh của ông Biden thuộc đảng Dân chủ là chưa đủ mạnh.
Những nhân vật diều hâu đối với Trung Quốc ở Washington phê phán các nhà
đầu tư Mỹ về việc chuyển vốn và bí quyết có giá trị cho các công ty công nghệ
Trung Quốc, có thể giúp nâng cao khả năng quân sự của Bắc Kinh. Về phần mình, Bắc
Kinh đang tìm cách có thể tự lực giữa lúc các tranh chấp công nghệ đang leo
thang.
Theo dữ liệu của Dealogic, các thương vụ của các công ty Mỹ mua lại các
công ty Trung Quốc đã giảm gần 60% trong năm nay xuống còn 3,5 tỷ đô la từ mức
8,8 tỷ đô la cùng kỳ năm ngoái, trong khi giá trị các hợp đồng trong lĩnh vực
công nghệ đã giảm từ 6,1 tỷ đô la xuống 815 triệu đô la.
Sắc lệnh hành pháp và khả năng dòng đầu tư bằng vốn cổ phần tư nhân sẽ tạm
dừng đổ vào Trung Quốc trên diện rộng xuất hiện vào lúc Bắc Kinh tìm cách thu
hút vốn để vực dậy nền kinh tế đang chậm lại.
Pan Yuan, một nhà nghiên cứu tại Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, một
cơ quan cố vấn hàng đầu của chính phủ, cho rằng bất chấp những hạn chế của ông
Biden, Trung Quốc sẽ duy trì chính sách mở cửa để thu hút vốn nước ngoài.
Pan nói rằng để đối phó với các hạn chế của Hoa Kỳ, Trung Quốc phải tập
trung vào việc cải thiện năng lực công nghệ trong nước.
Đáp lại sắc lệnh hành pháp của ông Biden, Bộ thương mại Trung Quốc nói họ
"quan ngại sâu sắc" và bảo lưu quyền thực hiện các biện pháp đối phó.
Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng Bắc Kinh không có nhiều phương án
trả đũa và có ít khả năng là họ sẽ leo thang, đặc biệt là do đã có sự giám sát
chặt chẽ về vấn đề này kể từ thời ông Trump.
No comments:
Post a Comment