Góc
khuất kinh tởm của Dương Tự Trọng
Bình luận của Trần Đại Phong
2023.08.19
https://www.rfa.org/vietnamese/news/comment/blog/despicable-duong-tu-trong-08192023094916.html
“Dương Tự Trọng học Bách Khoa, người
vuông vức, đầy cơ bắp, dáng dấp của một võ tướng, trông phảng phất giống Lã Bố
(…).
Nhưng không ai ngờ Trọng lại rất thích làm thơ, quý
yêu anh em văn nghệ sĩ. Những buổi giao lưu, kẻ sĩ Hải Phòng quý Trọng nên đến
rất đầy đủ. Có lần, Trọng tiếp anh em văn nghệ sĩ say sưa từ sáng tới tối. Nguyễn
Huy Thiệp thấy mệt quá không chịu đựng được đã nói một câu thẳng thắn, chân thực,
đáng yêu làm mọi người sốc:
- Anh Trọng ơi, tôi đi từ Hà Nội lại ngồi giao lưu
suốt ngày, xin phép anh ra Đồ Sơn hát karaoke thư giãn, sáng mai mới đủ sức
giao lưu tiếp.
Trọng bảo:
- Karaoke ở Hải Phòng là hàng chợ, hàng xịn phải
ngay tại trung tâm thành phố.
Thế là Trọng chiều Thiệp và Bát Phố (tức Nguyễn Bảo
Sinh), điều ngay một chiếc xe ô tô và hai cảnh sát bảo vệ, tùng rinh đưa đi hát
karaoke. Tôi hốt hoảng bảo:
- Anh Trọng cứ để tôi tự đi, miễn quân anh không bắt
phạt hành chính là phúc mười đời rồi.
Trọng nghiêm mặt bảo:
- Bác không hiểu cái đinh gì cả. Nếu bác tự đi hát
karaoke bị bắt là một lẽ, nếu biết tôi sẽ cứu. Nhưng nay bác là khách của Dương
Tự Trọng, đi hát karaoke bị bắt thì Trọng còn mặt mũi nào sống ở đất Cảng này nữa.
Tôi im bặt, mặt bẽn lẽn. Thế là lần đầu tiên trong đời
và có lẽ cũng là lần cuối cùng tôi đi hát karaoke trên xe cảnh sát, có công an
mang súng ngồi bảo vệ."
(trích Bát phố Hải Phòng, lần I của Nguyễn Bảo
Sinh)
Ông Dương Tự Trọng khi
còn là Phó giám đốc Công an TP.Hải Phòng
(Thanh Niên/Hoàng Trang)
Nữ sinh viên trường nhạc được cấp trên điều đến để
tiếp khách
Đọc đến đây chắc quý vị đã biết Dương Tự Trọng
là ai. Chính là cựu đại tá, Phó giám đốc Công an Hải Phòng, cựu Phó cục trưởng
Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an), người đã dùng quyền
lực của mình để tổ chức cho anh trai là Dương Chí Dũng, nguyên Chủ tịch Hội đồng
quản trị Tổng công ty hàng hải Việt Nam (Vinalines) bỏ trốn ra nước ngoài.
Ông Dũng bị buộc tội tham nhũng và cố ý làm
trái các quy định của Nhà nước gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng, vào thời điểm
năm 2012.
Ông Trọng đã sử dụng ba sĩ quan, cán bộ công
an dưới quyền mình cùng hai người khác để tổ chức cho Dương Chí Dũng bỏ trốn
sang Campuchia, sau đó qua Singapore rồi sang Mỹ. Tuy nhiên, Dương Chí Dũng đã
bị truy nã quốc tế nên không được nhập cảnh vào Mỹ, vì thế phải quay lại Campuchia.
Sau khi lẩn trốn ở Campuchia bốn tháng, Dương Chí Dũng bị Công an Việt Nam phối
hợp với phía Campuchia bắt giữ.
Năm 2014, Dương Chí Dũng bị tuyên tử hình và
buộc bồi thường 110 tỷ đồng.
Tuy nhiên, tài sản bị kê biên để đảm bảo thi
hành của Dương Chí Dũng chỉ có ½ giá trị căn nhà chung của vợ chồng ông + một
căn chung cư cao cấp (trừ 1/8 giá trị là khoản đóng góp của người tình ông
Dũng) + một căn chung cư khác.
Theo cơ quan Thi hành án, ngoài số tài sản này
ra, Dương Chí Dũng không còn tài sản nào khác, do vậy được xác định về việc
chưa có điều kiện thi hành án đối với khoản tiền còn lại là trên 88 tỷ đồng.
Dương Chí Dũng, nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Hàng hải Việt
Nam (Vinalines) tại toà án ở Hà Nội hôm 16/12/2013. AFP
Quay lại với Dương Tự Trọng, em trai ông Dũng.
Ông Trọng bị bắt cùng năm với ông Dũng về tội
Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, lĩnh án 18 năm tù, sau
đó được tòa phúc thẩm giảm án hai năm tù.
Thời điểm ông Nguyễn Bảo Sinh kể chuyện được
Dương Tự Trọng cho công an đeo súng, lái xe cảnh sát hộ tống ông và nhà văn
Nguyễn Huy Thiệp đi hát karaOK, ông Trọng đang là Phó Giám đốc Công an TP Hải
Phòng và được kỳ vọng sẽ là Giám đốc Công an TP Hải Phòng.
Ông Sinh viết tiếp câu chuyện đi karaOK:
“Tôi và Thiệp mỗi người được một phòng hát
riêng, tiếp viên là sinh viên trường nhạc đẹp như cô tiên, nhưng mặt lạnh như
kem. Tôi trông thấy cụt hứng ngay. Cô tiên ngồi cạnh tôi hoàn toàn vô cảm, làm
gì mẫu số của cô thì làm, còn tử số thì cô say sưa bấm điện thoại, nhắn tin,
nghe nhạc:
“Bướm làm tình, tay nhắn tin
Đó là phong cách tuổi teen bây giờ”
Tôi nhìn cô tiên vô duyên quá đành bảo cô thôi và
xin mời cô về cho sớm chợ. Tuy có hơi tiếc vì cô trẻ đẹp quá. Cô tiên có lẽ
cũng hơi ân hận. Cô bảo:
- Em và bạn do cấp trên điều đi chứ em không phải là
tiếp viên nhà hàng.
Cô tiên lại hỏi tôi:
- Bạn của bác có già như bác không?
Tôi bảo:
- Cũng vầy vậy…
Cô tiên thở dài não ruột, than:
- Khổ cho con Nhím bạn em quá!”
Oái, nữ sinh viên trường nhạc được “cấp trên”
điều đi làm chỗ dựa tay, cái đệm thịt, gái bán dâm cho hai ông già nhà văn, nhà
thơ già lụ khụ. Cấp trên là ai mà quyền lực như thế, đến nỗi cô gái lạnh lẽo và
khổ sở đến nỗi “thở dài não ruột” và mặt thì “lạnh như kem”, còn tay say sưa bấm
điện thoại nhắn tin, nhưng vẫn phải để mặc “mẫu số” (tức phần dưới) cho ông già
vần vò.
Cuộc ban phát cái… công cụ làm tình trơ khấc
vô duyên, mang đến người đọc cảm tưởng cô để cho ông nhà thơ làm tình giống như
cho chó ăn, nhưng hai cô vẫn phải răm rắp tuân theo.
Cấp trên là ai thì đọc đến đây ai cũng hiểu là
ai rồi.
Nhưng cũng phải nghi ngờ một chút: nhỡ đâu hai
cô gái chỉ xưng là sinh viên trường nhạc cho sang, chứ thực ra là gái bán dâm
chuyên nghiệp?
Nghi ngờ này thiếu cơ sở, vì lẽ gái bán dâm
thì sẽ chiều khách chứ không lạnh nhạt hờ hững thế kia, nhất là với các vị
khách được đặc biệt bố trí tiếp đãi như ông Sinh kể tiếp dưới đây:
“Tôi vội vàng mặc lại quần áo nghiêm chỉnh,
hé cửa ra nhìn, thấy hành lang không một bóng người. Sau này tôi mới hiểu, quán
được lệnh bảo đảm an toàn cho nhận vật quan trọng đã đóng cửa không tiếp ai,
các nhân viên cũng không được bén mảng lên, hai đồng chí công an bảo vệ ngồi
gác ở dưới phòng lễ tân.
(…) Tôi và Thiệp xuống quầy lễ tân thanh toán tiền
hát. Bà chủ giật phắt mình và lắc đầu quầy quậy:
- Bác Trọng đã nhờ là chúng em vinh dự lắm rồi.
Tôi và Thiệp cố nài nỉ để trả tiền. Bà chủ mặt tái
xanh, sợ hãi:
- Nếu lấy tiền của bác thì chúng em chỉ còn có bán xới
mà đi. Hai bác thương em, để con em có bát cơm rau, bác cứ vui vẻ về nói với
bác Trọng là em đội ơn bác nhiều”.
Ông Sinh kể trong một lần giao lưu khác với
văn nghệ sĩ, ông Trọng “phân công một cô sinh viên trường múa xinh như mộng ngồi
cạnh tôi, bảo phải giữ bằng được tôi ngủ lại Hải Phòng tối nay”.
Quả là oai như hùm, Dương Tự Trọng. Chơi như
anh ai chơi cho lại!
Nhà thơ thối tha nịnh bợ
Ở Bát phố Hải Phòng (lần II), ông Sinh vẫn kể
về một cuộc Dương Tự Trọng tiếp đãi các nhà thơ, nhà văn, ca sĩ, nhạc sĩ ở Hải
Phòng. Nhưng nhân vật chính lần này, hiển hiện lên một cách rõ nét không phải
là Dương Tự Trọng mà chính là ông-Nguyễn Bảo Sinh.
“Lần này, Trọng giao cho Đinh Quân lấy ô tô đưa đón tôi. Tôi đi một mình, không
cùng Thiệp. Đinh Quân là hoạ sĩ Hải Phòng lập nghiệp ở Hà Nội.
Xuống Hải Phòng, tôi và Đinh Quân lại đến
khách sạn Mác-Xim. Khách sạn Mác-Xim là nơi đàn em Năm Can như Dung Hà cũng thường
tụ tập ở đây.
Mọi lần giao lưu, Trọng chỉ uống rượu và ngồi
nghe. Lần này, Dương Tự Trọng đứng lên tự trình diễn bài thơ về Hoàng Sa và Trường
Sa. Trọng trình bày một cách say đắm, các nét khắc khổ trên khuôn mặt Trọng tan
biến hết. Mọi người thấy như có cơn mưa hoa phơi phới bay.
Đọc xong thơ, Trọng chỉ đích danh tôi phát biểu
cảm tưởng, tôi hơi bí vì sợ nói thật mất lòng, tôi rất quý cách chơi thơ của Trọng,
còn giá trị thơ Trọng cũng giống như hàng vạn bài thơ khác. Nhưng theo phép lịch
sự, tôi phải gượng gạo khen đứt lưỡi, chả vờ (giả vờ) yêu cầu Trọng đọc lại.
Tôi rút bút bi ra ghi ghi chép chép, vờ nhăn trán nhíu mày như bài thơ của Trọng
mở ra những chân trời mới, khiến lòng mình thấy dào dạt, mênh mông sóng xô thuyền
ra khơi xa. Tôi đứng dậy, vỗ tay đồm độp, lẻ tẻ có một vài tiếng vỗ theo rời rạc”.
Ở Việt Nam, cái tên Nguyễn Bảo Sinh nhà thơ
dân gian được nhiều người biết. Ông Sinh nổi tiếng về hai việc: thứ nhất là làm
thơ lục bát, toàn triết lý đời thường nhưng không thoát tục mà bỗ bã, thẳng tuột
như cách cánh xích lô xe ôm vỗ vai nhau nói chuyện bên chén rượu gạo. Nét độc
đáo và nhiều khi hài hước một cách tự thân đó khiến thơ ông Sinh trở thành một
cái tên độc đáo.
Thứ hai, là làm khách sạn cho chó mèo. Thời điểm
năm 2000, nhiều người còn khó khăn nên chuyện có người đi kinh doanh bằng cách
làm khách sạn (có hạng sang) cho chó mèo, rồi an táng, làm bia mộ cho chó mèo
là chuyện rất sốc.
Nhưng ông Sinh thành công vì bắt đúng nhu cầu
của không ít người yêu thương, quyến luyến với chó mèo cưng của mình, xem nó
như người thân, đồng thời có tiền để gửi nó vào khách sạn chăm sóc khi đi vắng.
Đến giờ thì ông Sinh đã tiến đến xây hẳn một
cái chùa trên đất nhà ở Hà Nội để khép kín chuỗi dịch vụ dành cho chó mèo. Chùa
có cái tên rất lạ là Tề Đồng Vật Ngã, nghĩa là người và vật bình đẳng như nhau.
Nguyễn Bảo Sinh sinh năm 1940, năm nay 83 tuổi.
Ông Trọng bị bắt vào năm 2014, cách nay chín năm Tức ông Sinh gặp ông Trọng khi
cũng đã ở vào tuổi trên dưới 70.
Ở tuổi ấy, mà lại là một người có dòng máu văn
nghệ, làm thơ viết văn, mà ông Sinh cư xử hèn hạ, quỵ lụy, nịnh bợ và giả dối
như chính ông đã kể ở trên: “ Gượng gạo khen đứt lưỡi, giả vờ yêu cầu Trọng đọc
lại. Rút bút ra ghi ghi chép chép, vờ nhăn trán nhíu mày như bài thơ của Trọng
mở ra những chân trời mới. Đứng dậy vỗ tay đồm độp”.
Ôi thôi, phẩm giá của một con người, ông Sinh
tự giẫm lên và vùi vào bùn đen mất rồi.
Thế rồi còn tự tin vào sự hài hước của chính
mình đến nỗi kể lại những hành xử ấy của mình với giọng châm biếm Dương Tự Trọng
mà không thấy nhục nhã xấu hổ! Trong mối quan hệ này, ông Sinh chỉ là một kẻ ăn
theo, nói leo, ăn xong rồi liếm mép thật nhanh.
Biệt thự xây theo kiểu Pháp, đẹp hoành tráng, uy
nghiêm, tế nhị
“Khu biệt thự của Dương Tự Trọng cách Cầu
Rào khoảng 2 kilômét. Biệt thự này xây theo kiểu Pháp đẹp một cách hoành tráng,
uy nghiêm và tế nhị theo kiểu Nhà Hát Lớn, hoa văn, đường nét cầu kì, kiêu sa,
duyên dáng.
Sau bữa tiệc giao lưu, khoảng hai mươi người, Trọng
phong bì cho mỗi người ba triệu.
(…) Khi về đến Hà Nội, tôi mới được tin Dương Tự Trọng
bị bắt vì tội bố trí cho Dương Chí Dũng bỏ trốn. Hôm sau, báo chí cũng đăng tin
Dương Tự Trọng đã bị bắt.
(…) Sau khi bị kết án, Dương Tự Trọng bị giam tại
Tam Đảo. Nghe nói anh em văn nghệ sĩ Hà Nội vào thăm nơi Trọng ở rất đầy đủ tiện
nghi do Trọng tự bỏ tiền túi ra xây, mãn hạn tù sẽ bị sung công. Trọng vẫn râu
hùm, hàm én, mày ngài như xưa.” (trích Bát phố Hải
Phòng III-Nguyễn Bảo Sinh)
Trước tòa, ông Dương Tự Trọng từng khai trong
những ngày ông Dương Chí Dũng lẩn trốn, ông Trọng đã hai lần chuyển tiền tổng cộng
34.000 USD cho ông Dũng chi tiêu.
Ông Trọng kinh doanh buôn bán gì mà giàu thế,
xài tiền dễ thế, oai oách đến nỗi xây được cả biệt thự rất đầy đủ tiện nghi ở
trong tù?
Xin thưa, câu hỏi này lại tiếp tục thuộc loại
ai cũng biết, vì Phó giám đốc Công an Hải Phòng là một chức vụ không hề tầm thường.
Hải Phòng, đất cảng, mảnh đất của kinh doanh, giao thương hàng hải, với những
triệu phú đô la xây các tòa lâu đài to lớn nghễu nghện nổi tiếng khắp nước.
Tiền của ông Trọng từ đâu ư? Như có vị quan chức đã nói rồi, tiền ở trong dân
chứ đâu, tiền trong dân còn nhiều lắm!
Ông Bảo Sinh quả là cây bút có tài. Chỉ với một
vài bài viết, ông lột luôn được mặt thật của vị thủ lĩnh cơ quan điều tra công
an Hải Phòng, mà dư luận và cả báo chí Việt Nam một thời từng ca ngợi như một
người em chí tình chí nghĩa, một bậc quân tử lẫm liệt phảng phất phong thái
giang hồ nghĩa hiệp.
Cũng lột luôn được bộ mặt hèn mọn, bợ đỡ, trục
lợi của một số tài danh trong làng văn, làng nghệ Việt Nam.
__________
Tham khảo:
---------------------------------------------------------------
* Bài viết
không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do.
No comments:
Post a Comment