NỘI DUNG :
Giá gạo Việt Nam
tăng kỷ lục sau lệnh cấm xuất khẩu của Ấn Độ
BBC
News Tiếng Việt
.
Giá
gạo xuất khẩu cao kỷ lục, Việt Nam ‘không lo thiếu gạo’
VOA Tiếng Việt
.
===============================================
.
.
Giá gạo Việt Nam
tăng kỷ lục sau lệnh cấm xuất khẩu của Ấn Độ
BBC News Tiếng Việt
5 tháng 8
năm 2023
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c51283xj252o
Hiệp hội
Lương thực Việt Nam cho biết giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam đã đạt mức
618 USD/tấn hôm 4/8, được xem là mức giá kỷ lục trong nhiều năm trở lại đây.
Mức này
cao hơn 20 USD so với một ngày trước đó. Kể từ khi Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo vào
ngày 20/7, giá lúa gạo Việt Nam tăng trung bình mỗi ngày 50 - 100 đồng/kg.
Theo số liệu
của Bộ Công thương Việt Nam, các nước châu Á, trong đó có Trung Quốc và
Philippines, đã mua gạo của Việt Nam nhiều hơn gần 36% so với cùng kỳ năm ngoái
còn thị trường châu Âu tăng mua 28% .
“Giá lúa gạo
tăng do một số quốc gia cấm xuất khẩu gạo là cơ hội để trong nước tổ chức lại
ngành hàng, để doanh nghiệp và nông dân cùng phát triển bền vững. Tất cả là
theo cơ chế thị trường" - tờ Tuổi
Trẻ dẫn lời Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh
Hoan hôm 4/8.
Thái Lan và Việt Nam đồng
ý hợp tác tăng giá gạo
VN: Gạo ngon nhất thế giới
2019 và chuyện đạo nhái thương hiệu
Lúa gạo thời Covid-19:
An ninh lương thực Việt Nam ‘không sứt mẻ’
Theo Bộ
trưởng Hoan, lúa gạo là sản phẩm đặc thù, Việt Nam nên xem đây là cơ hội để
nâng giá lúa gạo lên.
Tuy nhiên,
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên nhận định rằng nếu Ấn Độ và Thái Lan
cho xuất khẩu lại bình thường thì Việt Nam sẽ bị động.
Tại hội
nghị triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo đối với các tỉnh vùng Đồng bằng
sông Cửu Long hôm 4/8, ông Diên nêu những quan ngại về việc các doanh nghiệp
tăng mua gạo để xuất khẩu dẫn đến giá gạo trên thị trường trong nước cũng tăng
theo.
"Một
nước xuất khẩu gạo mà lâm vào cảnh thiếu gạo, rồi người dân trong nước mua gạo
giá quá cao là điều không thể chấp nhận được", ông nói.
Vì
sao lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ có thể gây ra khủng hoảng lương thực toàn
cầu?
Ngày 20/7,
Ấn Độ đã cấm xuất khẩu gạo trắng non-basmati trong nỗ lực làm dịu giá thị trường
nội địa đang tăng cao. Truyền thông đăng tin và video về cảnh mua hàng hoảng loạn
và các kệ gạo trống trơn tại các cửa hàng tạp hóa của Ấn Độ ở Mỹ và Canada, khiến
giá cả ngày càng tăng cao.
Có hàng
ngàn loại gạo được trồng và tiêu thụ trên thế giới, nhưng bốn nhóm chính được
buôn bán trên toàn cầu. Gạo Indica hạt dài mảnh chiếm phần lớn trong số đó,
trong khi phần còn lại bao gồm gạo thơm như gạo basmati; gạo Japonica hạt ngắn,
được sử dụng làm sushi và risottos; và gạo nếp dùng làm đồ ngọt.
Ấn Độ là
nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, chiếm khoảng 40% thương mại ngũ cốc toàn
cầu. Thái Lan, Việt Nam, Pakistan và Mỹ là những nước xuất khẩu hàng đầu khác.
Trong số
những nước mua gạo chính có Trung Quốc, Philippines và Nigeria. Có những
"nước mua xoay vòng" như Indonesia và Bangladesh tăng cường nhập khẩu
khi họ thiếu nguồn cung trong nước.
Lượng tiêu
thụ gạo ở châu Phi cao và ngày càng tăng. Ở các nước như Cuba và Panama, gạo là
nguồn lương thực chính.
Năm ngoái,
Ấn Độ đã xuất khẩu 22 triệu tấn gạo sang 140 quốc gia. Trong số này, sáu triệu
tấn là gạo trắng Indica tương đối rẻ hơn. (Thương mại gạo toàn cầu ước tính là
56 triệu tấn.)
Không có
gì ngạc nhiên khi lệnh cấm xuất khẩu vào tháng 7 của nước này đã làm dấy lên lo
ngại về giá gạo toàn cầu tăng cao. Nhà kinh tế trưởng của Quỹ tiền tệ Quốc tế
IMF, Pierre-Olivier Gourinchas, cho rằng lệnh cấm sẽ đẩy giá lên cao và giá ngũ
cốc toàn cầu có thể tăng tới 15% trong năm nay.
Shirley
Mustafa, nhà phân tích thị trường gạo tại Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp
Liên Hợp Quốc (FAO) nói với BBC rằng lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ đến vào
thời điểm không đặc biệt thuận lợi.
Thứ nhất,
giá gạo toàn cầu đã tăng dần đều kể từ đầu năm 2022, với mức tăng 14% kể từ
tháng 6 năm ngoái.
Thứ hai,
nguồn cung đang bị căng thẳng do vụ mùa tiếp theo trên thị trường vẫn còn khoảng
ba tháng nữa.
Thời tiết
khắc nghiệt ở Nam Á – mưa, gió mùa không đều ở Ấn Độ và lũ lụt ở Pakistan - đã ảnh
hưởng đến nguồn cung. Chi phí trồng lúa tăng lên do giá phân bón tăng.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/f061/live/b97f3fc0-3362-11ee-9217-27b202a39e56.png
Nông
dân trồng lúa trên một cánh đồng ở Ấn Độ vào tháng 6/2023
Ấn Độ có một
kho dự trữ gạo 41 triệu tấn. Trong năm qua, nước này đã phải vật lộn với lạm
phát lương thực dai dẳng - giá gạo trong nước đã tăng hơn 30% kể từ tháng 10
năm ngoái - dẫn đến áp lực chính trị gia tăng đối với chính phủ trước cuộc tổng
tuyển cử vào năm tới. Ngoài ra, với một loạt các cuộc bầu cử cấp tiểu bang
trong những tháng tới, chi phí sinh hoạt leo thang đặt ra một thách thức đối với
chính phủ.
“Tôi cho rằng
hành động cấm xuất khẩu gạo non-basmati chủ yếu là phòng ngừa và hy vọng đây chỉ
là tạm thời”, Joseph Glauber thuộc Viện Nghiên cứu Chính sách Lương thực Quốc tế
(Ifpri) cho biết.
Nhiều người
tin rằng Ấn Độ nên tránh đưa ra các lệnh cấm xuất khẩu gạo vì sẽ gây bất lợi
cho an ninh lương thực toàn cầu.
Hơn một nửa
lượng gạo nhập khẩu ở khoảng 42 quốc gia có nguồn gốc từ Ấn Độ và ở nhiều quốc
gia châu Phi, thị phần nhập khẩu gạo của Ấn Độ vượt quá 80%, theo Ifpri.
Ví dụ, ở
các quốc gia tiêu thụ gạo hàng đầu ở châu Á như Bangladesh, Bhutan, Campuchia,
Indonesia, Thái Lan và Sri Lanka - tỷ lệ tiêu thụ gạo trong tổng lượng calo
tiêu thụ hàng ngày dao động từ 40% đến 67%.
“Những lệnh
cấm này gây bất lợi cho những người dễ bị tổn hại nhất vì họ dành phần lớn thu
nhập của mình để mua thực phẩm”, bà Mustafa nói.
"Giá
cả tăng cao có thể buộc họ phải giảm lượng thực phẩm tiêu thụ hoặc chuyển sang
các lựa chọn thay thế không tốt về mặt dinh dưỡng hoặc cắt giảm chi phí cho các
nhu yếu phẩm cơ bản khác như nhà ở và thực phẩm”, bà nói thêm.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/706c/live/ddd48c90-3362-11ee-9217-27b202a39e56.png
Tại nhiều
quốc gia châu Phi, hơn 80% lượng gạo nhập khẩu là từ Ấn Độ
Lệnh cấm
xuất khẩu gạo không phải là mới. Kể từ khi Nga xâm lược Ukraine vào năm ngoái,
số quốc gia đã áp đặt các hạn chế xuất khẩu đối với thực phẩm đã tăng từ 3 lên
16, theo Ifpri. Indonesia cấm xuất khẩu dầu cọ; Argentina cấm xuất khẩu thịt
bò; Thổ Nhĩ Kỳ và Kyrgyzstan cấm một loạt sản phẩm ngũ cốc. Trong bốn tuần đầu
tiên của đại dịch Covid, khoảng 21 quốc gia đã thực hiện các hạn chế xuất khẩu
đối với một loạt thực phẩm.
Nhưng các
chuyên gia cho rằng lệnh cấm xuất khẩu của Ấn Độ gây ra rủi ro lớn hơn. Lệnh cấm
"chắc chắn sẽ khiến giá gạo trắng toàn cầu tăng đột biến" và "ảnh
hưởng xấu đến an ninh lương thực của nhiều quốc gia châu Phi", Ashok
Gulati và Raya Das của Hội đồng Nghiên cứu Quan hệ Kinh tế Quốc tế Ấn Độ
(Icrier), có trụ sở tại Delhi cảnh báo.
Họ tin rằng
để Ấn Độ trở thành "nhà lãnh đạo có trách nhiệm của Nam bán cầu trong
G-20", nước này nên tránh những lệnh cấm đột ngột như vậy. Họ nói: “Nhưng thiệt
hại lớn hơn là Ấn Độ sẽ bị coi là một nhà cung cấp gạo rất không đáng tin cậy”.
=============================================
.
Giá gạo xuất khẩu cao kỷ lục, Việt Nam ‘không lo thiếu gạo’
04/08/2023
Giá gạo
xuất khẩu của Việt Nam đã đạt mức cao nhất trong hơn 10 năm qua và Việt Nam cần
tận dụng cơ hội này để tăng cường xuất khẩu mà không lo mất an ninh lương thực
trong nước, các quan chức được dẫn lời nói tại một hội nghị ở Cần Thơ.
https://gdb.voanews.com/01000000-c0a8-0242-5ab4-08db8b95f361_cx0_cy7_cw0_w650_r1_s.jpg
Công
nhân đang bốc dỡ gạo xuất khẩu ở cảng Kakinada Anchorage thuộc bang Andhra
Pradesh trước khi Ấn Độ ban hành lệnh cấm xuất khẩu gạo
Theo đó, đến
đầu tháng 8 năm nay, giá gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam đã đạt mức 590 đô la
mỗi tấn, mức cao nhất trong 11 năm, ông Trần Duy Đông, Cục trưởng Xuất nhập khẩu,
Bộ Công Thương, được VnExpress dẫn lời nói tại hội nghị bàn về xuất khẩu gạo 6
tháng cuối năm hôm 4/8 tại Cần Thơ.
Còn theo số liệu của Hiệp hội Lương thực Việt Nam được Tuổi Trẻ dẫn lại thì đến
ngày 3/8, giá gạo 5% tấm của Việt Nam đạt mức 598 đô la một tấn, tức là áp sát
mức 600 đô la.
Sở dĩ giá gạo xuất khẩu Việt Nam đang tăng cao vì các nước nhập khẩu đang tranh
mua gạo, cũng theo VnExpress, và có nước đặt mua gấp nhiều lần so với trước
trong bối cảnh Ấn Độ, Nga và UAE vừa cấm xuất khẩu gạo còn Thái Lan cân nhắc giảm
diện tích trồng lúa do thời tiết không thuận lợi.
Như vậy chỉ hai tuần từ sau khi Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo hôm 20/7, giá gạo xuất
khẩu Việt Nam đã tăng 65 đô la/tấn, Tuổi Trẻ dẫn số liệu của Hiệp hội Lương thực
Việt Nam cho biết.
So với tháng trước, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam trong tháng 7 đã tăng thêm
80 đô la mỗi tấn, cũng theo lời ông Đông. Nếu so với quý một, khi giá gạo chỉ
có 450 đô la mỗi tấn, thì hiện nay giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã tăng hơn
30%.
Cá biệt, Công ty Ngọc Hoa ở Cần Thơ còn ký được hợp đồng với giá 660 đô la một
tấn gạo, mức cao kỷ lục trong lịch sử xuất khẩu gạo của Việt Nam, giám đốc công
ty này là bà Nguyễn Thị Bích Huyền được dẫn lời cho biết tại hội nghị.
Số liệu của Bộ Công thương cho thấy các nước châu Á, trong đó có Trung Quốc và
Philippines, đã tăng mua gạo của Việt Nam gần 36% so cùng kỳ năm ngoái còn thị
trường châu Âu tăng mua 28% .
Tuy nhiên, việc các doanh nghiệp tăng mua gạo để xuất khẩu dẫn đến giá gạo trên
thị trường trong nước cũng tăng theo, gây ra nguy cơ bất ổn xã hội do gạo là mặt
hàng thiết yếu trong đời sống của gần 100 triệu dân trong nước.
Dù chỉ mới bước qua tháng 8 nhưng giá gạo bán lẻ trong nước tùy loại đã tăng
thêm từ 850 đến 940 đồng mỗi ký so với tháng 7 và tăng từ 2.400 đến 3.400 đồng
mỗi ký so với cùng kỳ năm ngoái, VnExpress cho biết.
Phát biểu tại hội nghị ở Cần Thơ, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên được
trang tin điện tử của bộ này dẫn lời chỉ đạo bên cạnh tận dụng thời cơ đẩy mạnh
xuất khẩu gạo thì ‘vẫn phải bảo đảm an ninh lương thực trong mọi tình huống’.
Theo đó, ông Diên yêu cầu hai tổng công ty lương thực ở miền Bắc và niềm Nam
‘phải đảm bảo duy trì thu mua và dự trữ lúa gạo theo quy định của Nhà nước’.
Tuy nhiên, ông Diên cho rằng lúc này là ‘thời cơ’ để Việt Nam tăng cường xuất
khẩu gạo cũng như giành thêm thị phần của các nước xuất khẩu gạo khác, nhất là ở
các thị trường mới.
Trước đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã đề nghị Chính phủ ra chỉ thị
tăng cường xuất khẩu gạo. Ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt của bộ
này, cho rằng ‘việc đẩy mạnh xuất khẩu tại thời điểm này sẽ không ảnh hưởng đến
an ninh lương thực’, theo Cổng thông tin Điện tử Chính phủ.
Báo cáo của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết trong năm 2023, cả
nước đã và sẽ gieo trồng 7,1 triệu ha với sản lượng trên 43 triệu tấn lúa,
tương đương 20 triệu tấn gạo. Sau khi trừ ra số lượng để tiêu thụ trong nước
cũng như để dự trữ thì còn lại trên 1/3, tức vào khoảng 7 triệu tấn gạo, sẽ được
dành cho xuất khẩu.
Tuy nhiên, đó là kịch bản lạc quan trong trường hợp không gặp thiên tai dịch bệnh
và gặt hái diễn ra suôn sẻ.
Theo thống kê của Bộ Công Thương, đến cuối tháng 7, Việt Nam đã xuất khẩu được
4,83 triệu tấn gạo với giá trị gần 2,6 tỷ đô la, tăng gần 30% so với cùng kỳ
năm ngoái.
No comments:
Post a Comment