Gali và germani: Bước đi mới
của Trung Quốc trong cuộc chiến vi mạch có ý nghĩa gì đối với thế giới
Annabelle Liang & Nick Marsh
BBC News
1 tháng 8 năm 2023
https://www.bbc.com/vietnamese/world-66357359
Trung Quốc sắp bắt đầu hạn chế xuất khẩu hai nguyên
liệu quan trọng của ngành công nghiệp bán dẫn, khi cuộc chiến chip với Mỹ nóng
lên.
Dưới các sự kiểm soát mới, sẽ cần phải có các giấy phép đặc biệt để xuất
khẩu gali và germani từ nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này.
Các nguyên liệu này được sử dụng để sản xuất chip và các ứng dụng quân
sự.
Show diễn của
Putin: Lãnh đạo châu Phi nào sẽ đóng vai chính?
"Trí
tuệ nhân tạo (AI) sao chép tranh của tôi 400 nghìn lần"
Đài Loan tập trận
với phương án đẩy lùi 'Trung Quốc xâm lăng'
Vương Nghị đầy
kinh nghiệm nhưng chưa là 'nhà ngoại giao cao nhất'
Chính sách hạn chế xuất khẩu được đưa ra sau khi Washington nỗ lực hạn
chế Bắc Kinh tiếp cận với công nghệ vi xử lý tiên tiến.
Trung Quốc là nhà sản xuất gali và germani lớn nhất trong chuỗi cung ứng
toàn cầu. Nước này sản xuất 80% sản lượng gali và 60% sản lượng germani trên
toàn thế giới, theo Liên minh Nguyên liệu Thô trọng yếu (CRMA).
Các vật liệu này là 'kim loại nhỏ', nghĩa là chúng thường không được
tìm thấy trong tự nhiên, mà là sản phẩm phụ khi xử lý các kim loại khác.
Bên cạnh Mỹ, cả Nhật Bản và Hà Lan - là nơi đặt trụ sở của các nhà sản
xuất chip chủ chốt ASML - đã áp lệnh cấm xuất khẩu công nghệ chip cho Trung Quốc.
Hình : https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/978E/production/_130589783_gettyimages-1240996501.jpg
"Thời điểm Trung Quốc đưa ra thông báo này không phải là trùng hợp,
dựa trên các lệnh cấm xuất khẩu chip từ Hà Lan và các nước khác," Colin
Hamilton từ công ty đầu tư BMO Capital Markets nói với BBC.
"Khá đơn giản, nếu anh không cung cấp chip cho tôi, tôi sẽ không
cung cấp cho anh nguyên liệu để làm chip," ông nói.
Sự ăn miếng trả miếng liên tục giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới
đã làm dấy lên lo ngại về sự gia tăng của cái gọi là 'chủ nghĩa dân tộc tài
nguyên' - khi các chính phủ tích trữ các nguyên liệu quan trọng để gây ảnh hưởng
lên các quốc gia khác.
"Chúng ta đang thấy các chính phủ tăng cường dịch chuyển ra xa cái
gọi là chủ nghĩa toàn cầu," TS Gavin Harper, một nhà nghiên cứu về vật liệu
quan trọng tại Đại học Birmingham nói.
"Ý tưởng rằng các thị trường quốc tế sẽ chỉ đơn giản bán các
nguyên liệu nay đã không còn và nếu bạn nhìn vào bức tranh rộng hơn, nền công
nghiệp phương Tây có thể đang đối mặt với một sự đe dọa hiện hữu."
Gali arsenide - một hợp chất của gali và asen - được sử dụng trong chip
máy tính tốc độ cao và trong sản xuất đèn LED (đi-ốt phát quang) và tấm pin mặt
trời.
Hiện có một số lượng có hạn các công ty khắp thế giới sản xuất gali
arsenide tinh khiết cần thiết để sử dụng cho điện tử, theo CRMA.
Germani cũng được dùng để sản xuất các bộ vi xử lý và tấm pin mặt trời.
Chất này cũng được dùng trong kính nhìn ban đêm - vốn là 'chìa khóa của quân đội,'
ông Hamilton nói.
Tuy nhiên, ông Hamilton nói thêm: "Cần phải có đủ nguồn cung trong
khu vực từ các nhà máy luyện kim cơ bản để cung cấp các thay thế. Tầm quan trọng
của các chất bán dẫn chất lượng hàng đầu là một vấn đề khó giải quyết hơn, bởi
vì Trung Quốc thực sự đang chiếm ưu thế. Có thể sẽ có một vài nỗ lực thúc đẩy
việc tái chế."
Tháng trước, một người phát ngôn của Lầu Năm Góc nói rằng Mỹ dự trữ
germani nhưng không dự trữ gali.
Người phát ngôn này nói thêm rằng Bộ Quốc phòng Mỹ hiện đang chủ động
hành động để tăng cường khai thác và xử lý trong nước các vật liệu quan trọng
cho chuỗi cung ứng vi điện tử và không gian, bao gồm gali và germani.
Tuy nhiên, lệnh cấm xuất khẩu của Trung Quốc được cho là sẽ có một tác
động giới giạn về mặt lâu dài.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/FC1D/production/_130314546_gettyimages-1163905387.jpg
Một mảnh germani
Dù Trung Quốc là nước xuất khẩu gali và germani hàng đầu, có những
nguyên liệu thay thế trong sản xuất các linh kiện như chip máy tính, công ty tư
vấn rủi ro chính tị Eurasia Group nói.
Cũng có các nhà máy khai thác và xử lý đang hoạt động tích cực bênh
ngoài Trung Quốc, công ty này nói.
Nhiều nhà xuất khẩu xuất hiện và trong chưa đầy một thập kỷ, sự thống
trị của Trung Quốc đối với đất hiếm rớt từ 98% xuống còn 63%, theo ước tính của
Eurasia.
"Chúng ta có thể mong đợi trông thấy sự phát triển và khai thác
các nguồn thay thế gali và germani, cũng như nỗ lực tăng cường để tái chế các
nguyên liệu này và xác định thêm các nguồn thay thế sẵn có hơn," Anna
Ashton, giám đốc các vấn đề doanh nghiệp Trung Quốc và Mỹ-Trung của Eurasia nói
với BBC.
"Điều này không đơn giản chỉ là một kết quả của các lệnh cấm mà
Trung Quốc mới công bố," bà nói. "Đó là kết quả của các kỳ vọng về sự
gia tăng nhu cầu, gia tăng cạnh tranh địa chiến lược và ngờ vực, và các nỗ lực
được ghi nhận của Trung Quốc trong việc hạn chế xuất khẩu và nhập khẩu cho các
mục đích chiến lược và chính trị."
Vào tháng Mười, Washington thông báo rằng Mỹ sẽ yêu cầu giấy phép đối với
các công ty xuất khẩu chip sang Trung Quốc có sử dụng các công cụ hay phần mềm
của Mỹ, bấp chấp chúng được sản xuất ở đâu trên thế giới.
Trung Quốc gần đây thường xuyên cáo buộc Mỹ là 'bá chủ công nghệ' khi
phản ứng với các lệnh cấm xuất khẩu của Washington.
Trong những tháng gần đây, Bắc Kinh cũng áp lệnh cấm lên các công ty Mỹ
có liên hệ với quân đội Mỹ, chẳng hạn chư công ty hàng không vũ trụ Lockheed
Martin.
Trong khi đó, các chính phủ phương Tây đã nói về nhu cầu 'loại bỏ nguy
cơ' từ Trung Quốc, nghĩa là giảm phụ thuộc nước này về cả nguyên liệu thô và
thành phẩm.
Tuy nhiên, đa dạng hóa chuỗi cung ứng và xây dựng năng lực khai thác,
và quan trọng nữa là, xử lý các nguyên liệu như gali và germani mất nhiều năm.
Về mặt lâu dài, các nước giàu khoáng sản như Úc và Canada, nhìn nhận cuộc
khủng hoảng nguyên liệu như một cơ hội.
Các chuyên gia cảnh báo rằng vũ khí hóa tài nguyên và khả năng công nghệ
- như Mỹ và Trung Quốc đang làm - cũng sẽ để lại hậu quả toàn cậu về môi trường.
Đó là bởi vì công nghệ xanh mới mẻ và vô cùng quan trọng phụ thuộc vào
các loại nguyên liệu này.
"Đây không phải là một vấn đề quốc gia. Đây là một vấn đề mà nhân
loại phải đối mặt. Hy vọng là các nhà hoạch định chính sách có thể làm tốt nhất
có thể trên bàn đàm phán, đảm bảo việc tiếp cận với các nguyên liệu quan trọng
này - chúng thực sự quan trọng đối với sự chuyển đổi năng lượng và chúng ta có
thể bắt đầu giải quyết một số thách thức về khử carbon," TS Harper nói.
Trong khi ảnh hưởng của lệnh cấm xuất khẩu mới nhất sẽ không là thảm họa
đối với nền công nghiệp và người tiêu dùng, các chuyên gia cảnh báo điều quan
trọng là cần chú ý xem xu hướng này sẽ đi tới đâu.
"Đàn ông và phụ nữ trên phố có thể không có liên hệ nào với gali
và germani', TS Harper nói. "Nhưng công bằng mà nói, họ quan tâm tới việc
xe của họ tốn bao nhiêu và việc chuyển sang năng lượng xanh đắt đỏ ra
sao."
"Đôi khi các chính sách rất trừu tượng xảy ra đâu đó lại thực sự
trở thành cái gì đó có ảnh hưởng to lớn tới cuộc sống của họ."
=================================================
.
.
Gallium
và germanium, võ khí của Trung Quốc trong cuộc chiến microchip chống Tây Phương
Người Việt
August 1,
2023
ẮC
KINH, Trung Quốc (NV) –
Trung Quốc chuẩn bị khởi sự giới hạn việc xuất cảng hai nguyên liệu then chốt
trong kỹ nghệ chế tạo chất bán dẫn giữa lúc cuộc chiến tranh chip điện tử với
Hoa Kỳ và một số nước Tây Phương bỗng dưng sôi động hẳn lên.
Dưới chế độ
kiểm soát mới được chính quyền Trung Quốc đưa ra, cần phải có giấy phép đặc biệt
của nhà cầm quyền trước khi các công ty có thể xuất cảng chất gallium và chất
germanium từ Trung Quốc sang các nước khác. Hai nguyên liệu nói trên được dùng
để sản xuất các con chip và cũng còn được sử dụng trong kỹ nghệ quân sự nữa.
Việc
ngăn chặn hoạt động buôn bán các chất liệu nói trên xảy ra sau khi Washington
ra sức giới hạn khả năng Trung Quốc tìm đạt kỹ thuật tối tân để chuyển đổi tác
dụng của các mạch điện tử tinh vi mà từ ngữ kỹ thuật gọi là microprocessor.
Hai nguyên
liệu này là “phó sản” của các hợp chất kim loại, tức là chúng không có trong
thiên nhiên mà chỉ được lấy ra từ tiến trình chế biến các kim loại khác mà
thôi.
Cho tới
nay, Trung Quốc vẫn là nhà cung cấp lớn nhất hai chất gallium và
germanium trên thị trường quốc tế. Quốc gia này sản xuất tới 80% số lượng
chất gallium và 60% chất germanium của thế giới.
Ngoài Hoa
Kỳ ra, cả Nhật Bản lẫn Hòa Lan đều có luật giới hạn việc xuất cảng các con chịp
điện tử sang Trung Quốc.
Colin
Hamilton, thuộc công ty đầu tư BMO Capital Markets, nói với Đài BBC rằng “thật
đơn giản, nếu quý vị không trao cho chúng tôi con chip thì chúng tôi sẽ không
trao cho quý vị các nguyên liệu để chế ra các con chịp đó.”
Và đây là
chuyện các cường quốc kinh tế trên thế giới đang chơi trò “ăn miếng, trả miếng”
với nhau đó thôi. (TTHN)
No comments:
Post a Comment