Chuyện
án tử hình, Việt Nam nên học tập Nga
07/08/2023
https://baotiengdan.com/2023/08/07/chuyen-an-tu-hinh-viet-nam-nen-hoc-tap-nga/
Nhà nước Liên Xô đã từng có hai giai đoạn bãi bỏ hoàn toàn án tử hình. Một
lần là ngay khi mới lập quốc vào tháng 11 năm 1917, khi nhà
nước này cho rằng việc bãi bỏ án tử hình chứng tỏ sự ưu việt và nhân đạo hơn của
chủ nghĩa cộng sản so với đế quốc. Tuy nhiên, đến tháng 2 năm 1918, với lý luận
của Lenin về việc phải dùng án tử hình như công cụ đấu tranh giai cấp, thì án tử
hình được lặp lại trên toàn cõi liên bang.
Một trong những cá nhân sử dụng án tử hình thành thạo nhất chính là lãnh
tụ thứ hai của Liên Xô, Iosef Stalin. Tuy nhiên, sau khi sử dụng án tử hình khá
tràn lan vào thập niên 1930 và trong giai đoạn Thế Chiến thứ Hai, chính Iosef
Stalin đã ký một sắc lệnh vào năm 1947, tuyên bố Liên Xô không cần đến án tử
hình cho bất kỳ tội danh nào vào thời bình. Lúc này, án phạt cao nhất ở Liên Xô
thậm chí chỉ là 25 năm. Stalin, một lần nữa lý luận rằng, việc bãi bỏ án tử
hình trong thời bình là nhầm nêu bật sự nhân đạo của chế độ cộng sản.
Lệnh cấm này kéo dài được 3 năm cho đến khi Chiến tranh Lạnh bùng nổ và
Stalin tái lập án tử hình dành cho tội phạm là gián điệp hoặc phản động. Sau đó,
khi Stalin qua đời, những hậu bối của ông dần dần sử dụng lại án tử hình cho tội
mưu sát và các tội phạm về kinh tế.
Nước Nga thời nay tuy vẫn có án tử hình trên pháp luật, nhưng từ năm 1996
trở lại đây đã không còn thực thi án này nữa, theo một cam kết với Hội Đồng
Châu Âu. Chính Putin vào năm 2013 đã khẳng định lại rằng, việc áp dụng lại án tử
hình là không nên.
Chỉ đến khi chiến tranh xâm lược Ukraine bùng nổ và với những xung đột với
Châu Âu, thì Medvedev, người cứ thỉnh thoảng là dọa sẽ diệt vong thế giới bằng
vũ khí hạt nhân, mới cho rằng nên có lại án tử hình. Tuy nhiên, cho đến
nay thì Nga vẫn không áp dụng án tử hình.
Thực sự rất nên học tập nước Nga trong chuyện này các bạn dư luận viên ạ.
.
No comments:
Post a Comment