Tôi cực ghét câu này: “Dù khó khăn đến đâu
cũng phải dạy thật tốt, học thật tốt”. Ông trùm làm sách giáo khoa và viết văn
mẫu Đỗ Ngọc Thống nhắc câu này của cụ Hồ như thể ông là người kế nhiệm vĩ đại của
lãnh tụ đứng ra giáo huấn thầy và trò trong bối cảnh hiện tại. Gần đây Bộ trưởng
Nguyễn Kim Sơn cũng nhắc lại câu ấy như một cái máy. Sáo rỗng và chẳng giải quyết
được điều gì!
Cụ Hồ dùng câu trên là trong bối cảnh chiến
tranh khốc liệt. Khi ấy mỗi thầy giáo nhận tiêu chuẩn 13 cân gạo mỗi tháng là
khó khăn chung của toàn xã hội. Nay, đài báo lúc nào cũng ra rả khoe tăng trưởng
kinh tế vượt bậc so với thế giới, GDP đầu người sắp đạt đến mức các quốc gia
phát triển, và sự thực, nhiều ngành nghề do chính nhà nước quản lí như điện lực,
xăng dầu, viễn thông… có thu nhập rất cao. Tôi tin chắc thu nhập của những ông
như Đỗ Ngọc Thống, Nguyễn Kim Sơn… không thể gọi là thấp hay khó khăn như các
giáo viên.
Nói dù khó khăn đến đâu cũng phải dạy và học
thật tốt thì các ông hãy thử nhận mức thu nhập bằng lương của giáo viên hiện
nay xem các ông có thể làm công việc của mình “thật tốt” hay không? Mỗi dự án cải
cách ngốn hàng ngàn tỉ, làm sách, bán sách lợi riêng cho các ông vô số tỉ, vẫn
bị cho là “khó khăn” và kết quả các ông làm ra là “thật tốt” đó chăng? Tốt mà
sao trừ những đứa nịnh hót, còn đa số giáo viên và học sinh phải khóc ròng, dư
luận phải phẫn nộ?
VTV hôm nay làm phóng sự về hiện tượng hàng vạn giáo viên vì lương không đủ sống mà phải bỏ nghề mình
yêu và đeo đuổi nhiều năm trời. Nói lương không đủ sống chẳng có gì mới. Sau
1975, nhiều thầy cô của tôi vừa dạy học vừa lên rừng đốt than, làm rẫy. Khi tôi
vào đại học, tôi phải chứng kiến các thầy làm đủ thứ nghề: nuôi gà, nuôi heo, nấu
rượu, kể cả chạy xe ôm. Các thầy cô mang dép lê đi dạy, mang cả phân gà phân lợn
vào lớp. Cái thân phận “chuột chạy cùng sào” đã làm cho giáo dục thê thảm cùng
cực. Nói “dạy tốt học tốt” chỉ là khẩu hiệu để loè. Đến bây giờ vẫn tiếp tục
loè thì coi thường dân trí quá!
Phóng sự của VTV chỉ nói lương. Giáo viên cũng
chẳng dám nói thêm gì khác ngoài khóc về đồng lương không đủ sống. Còn điều tra
của tôi thì khác. Lương giáo viên không chỉ không đủ sống mà còn buộc thêm dây
nợ nần, nhất là những giáo viên không dạy thêm.
Thử tính xem lương trung bình dăm bảy triệu một
tháng nhưng họ chưa bao giờ nhận đủ khi phải đóng các loại phí từ bảo hiểm đến
đoàn thể, đóng các loại quỹ từ cơ quan đến phường xã. Rồi các dự án đổi mới từ
trên trời rơi xuống với cái lý sự “giáo viên không theo kịp”, phải nâng cao
trình độ, buộc họ phải vét túi đóng các loại phí cho các loại chứng chỉ, bằng cấp.
Còn lại trong mớ lương ấy là bao nhiêu đồng lẻ?
Nhiều giáo viên lỡ đâm lao phải theo lao, cố gắng đến tuổi hưu có lương hưu,
đành phải vay nợ ngân hàng để “mua” các loại bằng cấp, chứng chỉ đó. Không theo
được thì phải bỏ nghề, dứt khoát một lần cho xong để khỏi sa lầy! Lí do 40.000 giáo viên bỏ nghề là vậy!
Trong phóng sự của VTV, cô giáo dạy gần 15 năm
có mức lương thấp hơn nhiều so với thu nhập khi ra khỏi ngành làm nghề bán bún
đậu mắm tôm, thậm chí thấp hơn nhiều so với thu nhập khi đi ship hàng. Nếu đem so sánh lương giáo viên mầm non, giáo
viên tiểu học làm việc 10 năm với lương osin nữa mới đủ thấy nghề giáo đã là
nghề khốn nạn nhất trong những nghề khốn nạn!
Khốn nạn không chỉ vì lương đâu. Khốn nạn khi
giờ làm việc đạt mức bị bóc lột và hành hạ thậm tệ, ngoài đứng lớp ngày hơn 10
tiếng, còn phải thức thâu đêm đối phó với các loại mẫu giáo án, các loại hồ sơ,
giấy tờ, sổ sách. Khốn nạn khi các ngành được nghỉ lễ, nghỉ tết đúng nghĩa,
giáo viên sau khi nghỉ phải dạy bù. Bù đến bù đầu! Đó là chưa kể sự khốn nạn đến
cùng cực khi mỗi thằng hiệu trưởng, mỗi con trưởng phòng giáo dục là những ông
vua bà chúa hoạnh hoẹ bắt giáo viên làm theo những điều chúng áp đặt như những
cu li.
Truyền thông chỉ báo động con số 40.000 giáo
viên bỏ việc. Chưa dám nói đến hiện tượng giáo viên cùng quẫn, hoặc bị điên loạn
hoặc tự sát. Nếu vẫn còn giọng điệu “dù khó khăn đến đâu cũng phải dạy thật tốt,
học thật tốt”, tôi tin chắc con số bỏ nghề sẽ cao hơn và tình trạng điên loạn
hay tự sát sẽ còn gia tăng!
Chu Mộng
Long
Seronpdtosut120ga38lúnhá7 31l201 023l0 9a87203ht 0gg:iic6t20 ·
Những giọt nước mắt đằng sau lá đơn xin nghỉ
việc và bao nhiêu người đã thành công sau ngã rẽ cuộc đời.
(Nguồn video: VTV 24)
.
Theo dõi
40.000
giáo viên bỏ việc, nhiều nơi thiếu giáo viên, không tuyển được giáo viên...
Nhưng, các thầy các cô vừa tốt nghiệp sư phạm cứ thử mang đơn gõ các cửa quan
xin được dạy học xem? Trùng điệp khó khăn, còn hơn cá chép vượt vũ môn, không
có tiền hoặc tiền ít thì khó mà xin được 1 chân dạy học biên chế đấy.
No comments:
Post a Comment