Tôn
giáo tháng 7/2023: Chính quyền phát nhạc đảng thẳng vào nhà thờ vì muốn lấy đất
xây nhà văn hóa
HỒ ĐAN - LUẬT
KHOA
AUGUST 22 20231:00 PM
Thêm nhiều nỗ lực sách nhiễu và đàn áp tôn giáo của chính quyền.
https://www.luatkhoa.com/content/images/size/w1000/format/webp/2023/08/BTTG-08.jpg
Ảnh trái: Cuộc gặp giữa phái đoàn Việt Nam và Tòa
Thánh vào ngày 27/7/2023. Nguồn: Vatican News./ Ảnh phải: Chính quyền tuyên
truyền, vận động người H'Mông tỉnh Yên Bái không theo các tổ chức tôn giáo chưa
được công nhận. Nguồn: Báo ảnh Dân tộc và Miền núi.
[Bàn tay chính quyền]
Hà Nam: Chính quyền xã phá rối nhà thờ vì muốn lấy
đất xây nhà văn hóa
Trang Facebook Họ Phúc Châu Hạ tường
thuật cuộc xung đột về vấn đề đất đai diễn ra vào ngày 9/7/2023, giữa các tín đồ
thuộc giáo họ Phúc Hạ, giáo xứ Phúc Châu với chính quyền xã Hợp Lý, huyện Lý
Nhân, tỉnh Hà Nam.
Phần đất tranh chấp là khuôn viên của giáo họ
Phúc Hạ. Ngoài ra các tín đồ còn tố cáo chính quyền ngang nhiên cản trở họ sinh
hoạt tôn giáo. [1] Ví dụ như chính quyền hướng loa phóng thanh đang phát bài
hát “Như có bác Hồ trong ngày vui đại thắng” về phía nhà thờ.
Tại một video khác cho
thấy, khi các tín đồ cầu nguyện trong nhà thờ, bên ngoài một nhóm phụ nữ được
cho là hội phụ nữ xã cũng mở loa phóng thanh với nội dung ca ngợi về chính quyền.
[2]
Đến ngày 11/7/2023, một số tờ rơi có nội dung ủng
hộ chính quyền được rải xung quanh khu vực giáo họ.
https://www.luatkhoa.com/content/images/2023/08/1-12.jpg
Nội dung tờ rơi được cho là của chính quyền rải trên giáo họ Phúc Hạ. Ảnh:
Facebook Họ Phúc Châu Hạ.
Theo trang Facebook Tin mừng cho người
nghèo, vào năm 2008 chính quyền xã đã mượn phần
đất để xây dựng nhà trẻ. Nhưng gần đây, chính quyền lại có kế hoạch xây dựng
nhà văn hoá trên phần đất đã mượn này. [3]
Ngay sau đó các tín đồ đã đến ngăn cản, nhưng
chính quyền lại phủ nhận giá trị sử dụng của ngôi nhà thờ và phần đất của nhà
thờ.
Sau năm 1975, hàng loạt nhà, đất đai, các cơ sở
thờ tự, trường học, cô nhi viện, nhà dưỡng lão, v.v. của các tổ chức tôn giáo
miền Nam bị chế độ mới can thiệp bằng các hình thức mượn hoặc trưng dụng.
Đến những năm 2000, tình trạng tranh chấp nhà,
đất giữa Công giáo và chính quyền trở nên rất căng thẳng khi một số những cơ sở,
đất đai đã mượn hay trưng dụng trước đó được giao cho các doanh nghiệp sử dụng.
Vấn đề đất đai cho đến nay là nút thắt lớn giữa chính quyền và Giáo hội Công
giáo Việt Nam.
Chính quyền bắt đầu thí điểm kiểm tra việc quản lý
tiền công đức tại tỉnh Quảng Ninh
Giữa tháng 7/2023, Bộ Tài chính đã công bố báo
cáo kết quả thực hiện thí điểm kiểm tra việc quản lý tiền công đức tại
các di tích lịch sử - văn hóa, đình, chùa tại tỉnh Quảng Ninh. [4]
Theo báo cáo, tổng số doanh thu tiền công đức
năm 2022 là 70,8 tỷ đồng, bằng khoảng từ 40% đến 60% số thu công đức, tài trợ
năm 2019.
Tuy nhiên, báo cáo cũng cho biết số liệu nêu
trên mới chỉ được tổng hợp từ báo cáo của 221 trong 450 di tích lịch sử - văn
hóa thuộc diện cần kiểm tra. Trong số đó, có 50 chùa không có số liệu báo cáo,
điển hình là chùa Ba Vàng ở thành phố Uông Bí.
Sau đó, đến ngày 28/7/2023, chùa Ba Vàng
đã báo
cáo số tiền công đức thu được từ ngày 19/3/2023 đến ngày 30/4/2023 là
4.164.500.000 đồng. Trong đó tổng chi bằng tổng thu. [5]
https://www.luatkhoa.com/content/images/2023/08/1-13.jpg
Báo cáo thu
chi số tiền công đức tại chùa Ba Vàng. Ảnh: Facebook Chùa Ba Vàng.
Tuy nhiên, đây chỉ là khoản tiền trong hòm
công đức của chùa Bà Vàng, ngoài ra còn có một số khoản công đức khác dưới hình
thức đặt lễ, chuyển khoản, không được nêu trong báo cáo.
Sau đợt kiểm tra tại tỉnh Quảng Ninh, Bộ Tài
chính sẽ tiếp tục kiểm tra việc thu chi tiền công đức sẽ diễn ra trên cả nước.
Xem
thêm: “Tiền
công đức”: Vì sao nhà nước giằng co với nhà chùa
Tiền Giang: Chính quyền thăm cơ sở Nhất Quán đạo
Vào ngày 19/7/2023, Phó Trưởng ban Ban Tôn
giáo Chính phủ Nguyễn Ánh Chức đã đến
thăm một số cơ sở Nhất Quán đạo tại tỉnh Tiền Giang. [6] Nhất
Quán Đạo, tên tiếng Anh là Yiguandao, là tôn giáo bị một số chính quyền địa
phương Việt Nam cấm người dân tham gia.
https://www.luatkhoa.com/content/images/size/w1000/2023/08/1-3.png
Bài viết tường thuật chuyến thăm một số cơ sở Nhất
Quán Đạo tại tỉnh Tiền Giang của Ban Tôn giáo Chính phủ. Ảnh chụp màn hình.
Bài viết tường thuật chuyến thăm một số cơ sở
Nhất Quán Đạo tại tỉnh Tiền Giang của Ban Tôn giáo Chính phủ. Ảnh chụp màn
hình.
Theo đó, ông Nguyễn Ánh Chức đã đến hai cơ sở
là Phật đường Từ Học tại xã Phước Thạnh, thành phố Mỹ Tho, và Phật đường Từ Lễ
xã Long An, huyện Châu Thành.
Theo chính quyền tỉnh Tiền Giang, hiện có 11
Phật đường của Nhất Quán đạo đang hoạt động tại tỉnh. Các tín đồ đa phần là
nông dân, công nhân.
Nhất Quán đạo là
một tôn giáo nổi trội ở Trung Quốc vào thế kỷ 19. Đây là tôn giáo dung hợp Khổng
giáo, Lão giáo, Phật giáo, Hồi giáo và Thiên Chúa giáo. [7] Tại Đài Loan, Nhất
Quán Đạo hoạt động rất mạnh mẽ, nhiều người Việt Nam đã sang đây để sinh hoạt đạo
này.
Chính quyền Việt Nam vẫn chưa công nhận Nhất
Quán đạo là tôn giáo. Tuy nhiên, ở một số địa bàn nhất định, các nhóm Nhất Quán
Đạo vẫn được hoạt động công khai.
Vào ngày 1/6/2022, công an xã Phú Mỹ, huyện
Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã ngăn
chặn một nhóm người sinh hoạt Nhất Quán Đạo. [8]
Vào tháng 5/2023, chính quyền huyện Cao Lãnh,
tỉnh Đồng Tháp đã ngăn
chặn 15 tín đồ tụ họp sinh hoạt, vận động người dân không theo đạo
này. [9]
Bộ Nội vụ: Các tôn giáo mới đang gây ảnh hưởng xấu
đến xã hội
Vào ngày 27/7/2023, trong văn bản trả lời Đoàn
đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Lắk, Bộ Nội vụ cho
biết các hiện tượng tôn giáo mới đang có xu hướng phát triển và gây ảnh
hưởng không tốt trong đời sống xã hội. [10]
Theo báo cáo, các hoạt động tôn giáo trực tuyến
hiện nay có tác động lớn đến đời sống tín ngưỡng, tôn giáo nhưng pháp luật chưa
có những quy định cụ thể để điều chỉnh những hoạt động này.
Ngoài ra, Bộ Nội vụ cũng khẳng định các hiện
tượng tôn giáo mới là những tổ chức sơ khai, không đủ điều kiện để hình thành tổ
chức tôn giáo.
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng từng
khẳng định Việt Nam sẽ chào đón các đạo lạ. [11] Tuy nhiên, từ đó đến
nay, chính quyền chưa công nhận thêm một tôn giáo nào. Các tôn giáo mới thường
xuyên bị chính quyền các địa phương liên tục trấn áp.
[Tôn giáo 360 độ]
Việt Nam đồng ý cho Vatican có đại diện thường trú
Vào ngày 27/7/2023, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng
đã gặp Giáo hoàng Francis tại Vatican. Hai bên đã ký
kết “Thỏa thuận về Quy chế của Đại diện Thường trú của Tòa Thánh tại
Việt Nam” nhằm thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức. [12]
Đây là kết quả của 10 vòng đàm phán từ năm
2009 đến tháng 3 năm 2023.
https://www.luatkhoa.com/content/images/2023/08/1-14.jpg
Cuộc gặp giữa
Việt Nam và Tòa Thánh vào ngày 27/7/2023. Ảnh: Vatican News.
Trước năm 1975 tại miền Nam, chính quyền Việt
Nam Cộng hòa chỉ cho phép Tòa Thánh bổ nhiệm khâm sứ tại Việt Nam, tức là người
đại diện của Tòa Thánh nhưng không có tư cách ngoại giao chính thức.
Sau năm 1975, chính quyền cộng sản đã yêu cầu
khâm sứ Tòa Thánh rời khỏi Sài Gòn, chấm dứt sự có mặt của đại diện Tòa Thánh tại
Việt Nam. [13]
Còn tại miền Bắc, hai bên cắt đứt quan hệ ngoại
giao từ tháng 8/1959, khi chính quyền trục
xuất linh mục Terenz O'Driscoll lúc đó đang tạm thời đảm nhiệm quyền
khâm sứ và tịch thu tòa khâm sứ cho đến nay. [14]
Đến năm 2011, chính quyền mới cho phép Tòa
Thánh bổ nhiệm một vị đại diện không thường trú đến Việt Nam là Tổng Giám mục
Leopoldo Girelli.
Năm 2018, Tổng Giám mục Marek Zalewski, người
Ba Lan, được cử đến Việt nam thay thế Tổng Giám mục Girelli.
[Tôn giáo mới]
Yên Bái: Chính quyền nỗ lực ngăn người dân không
theo đạo Giê sùa và Ân điển Cứu rỗi
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi của Thông tấn xã
Việt Nam cho biết, chính quyền tỉnh Yên Bái đang nỗ lực ngăn
chặn người dân tham gia đạo Giê sùa và Ân điển Cứu Rỗi. [15]
Cụ thể, tỉnh này từng có 536 người H'Mông theo
đạo Ân điển Cứu rỗi và 40 người H'Mông tham gia đạo Giê Sùa.
https://www.luatkhoa.com/content/images/2023/08/1-15.jpg
Chính quyền tuyên truyền, vận động người H'Mông tỉnh Yên Bái không theo
các tổ chức tôn giáo chưa được công nhận. Ảnh: Báo ảnh Dân tộc và Miền núi.
Tuy nhiên, tính đến hiện nay, chính quyền đã
buộc 250 người từ bỏ đạo Ân điển cứu rỗi, và 32 người từ bỏ đạo Giê Sùa bằng
cách ký các cam kết từ bỏ hai tôn giáo này.
Cũng theo bài viết, toàn tỉnh Yên Bái hiện có
trên 750 người tin theo 11 tôn giáo không được chính quyền công nhận.
Đạo Giê Sùa là một trong những tôn giáo bị
chính quyền truy bức nặng nề nhất ở khu vực phía Bắc. Chính quyền cho rằng hoạt
động của đạo Giê Sùa mang yếu tố chính trị, phản động, nhưng lại không đưa ra
được bằng chứng cụ thể.
Tỉnh Đắk Lắk: Chính quyền tiếp tục sách nhiễu tín đồ
Tin Lành độc lập
Theo trang Người Thượng vì công lý cho biết, vào ngày
26/7/2023, chính quyền đòi áp giải một người được cho là tín đồ theo Tin Lành độc
lập tại tỉnh Đắk Lắk. [16]
Đoạn clip cho thấy một nhóm người mặc sắc phục
công an và cả thường phục xông vào khuôn viên nhà của một gia đình đang sinh hoạt
trong các nhóm Tin lành độc lập, để yêu cầu một người đàn ông lên trụ sở làm việc.
Khi người đàn ông đòi cho xem giấy triệu tập
thì một người mặc áo khoác đen đi cùng trong nhóm không đồng ý, và chỉ cho phép
coi khi người nhà tắt điện thoại.
https://www.luatkhoa.com/content/images/2023/08/1-16.jpg
Chính quyền sách nhiễu nhà một tín đồ Tin lành độc lập. Ảnh cắt từ video
trên trang Người Thượng vì công lý.
Việc chính quyền sách nhiễu các tín đồ Tin
Lành độc lập xảy ra thường xuyên tại khu vực Tây Nguyên trong nhiều năm qua.
Chính quyền sử dụng nhiều hình thức khác nhau gây áp lực lên nhiều thành viên của
các hội thánh độc lập nhằm xóa bỏ những hội thánh này.
Đọc thêm phóng sự về đàn áp tôn giáo tại Tây Nguyên: Khi
Tây Nguyên không còn là nhà.
========================================
Bốn
điều có thể bạn chưa biết về đạo Tin Lành ở Việt Nam
Người dân tộc thiểu số theo đạo Tin Lành nhiều
hơn người Kinh.
Trăm
năm quan hệ Việt Nam - Vatican và những vấn đề bạn nên biết
Tòa Thánh chủ động, Việt Nam chần chừ
Luật
Khoa tạp chí Thiện Trường
No comments:
Post a Comment