Bào ngư Nhật Bản trở
thành mục tiêu của chính trị Trung Quốc
Katsuji
Nakazawa - Nikkei Asia
Nguyễn
Thị Kim Phụng,
biên dịch
Đường
lối cứng rắn của Bắc Kinh đối với nước thải từ Fukushima đang khiến ngư dân
chuyên đánh bắt bào ngư kippin – một món cao lương mỹ vị – bức xúc.
Thật
sai trái, một ngư dân ở thị trấn cảng nhỏ Konpaku, thuộc tỉnh Iwate, đông bắc
Nhật Bản, phàn nàn, “Tôi không thể hiểu được chính sách đó của Trung Quốc.”
Người
ngư dân này đang phơi konbu, một loại rong biển, nhưng ông lo lắng
về những gì có thể xảy ra vào tháng 11, khi mùa đánh bắt bào ngư kippin quý
giá bắt đầu. Hiện nay, Trung Quốc đang tăng cường kiểm tra gắt gao các sản phẩm
thực phẩm từ Nhật Bản, thậm chí từ trước khi nước thải đã qua xử lý từ nhà máy
hạt nhân Fukushima Daiichi đã dừng hoạt động được xả ra Thái Bình Dương.
Phản
ứng chính trị mơ hồ và khó đoán của Bắc Kinh có thể âm thầm tác động đến ngành
thủy sản từng là mối liên kết giữa Nhật Bản và Trung Quốc và là nguồn cung cấp
phiếu bầu cho các chính trị gia địa phương.
Kippin
là một loại hải sản siêu sang được những người sành ăn ở Hong Kong, Trung Quốc
đại lục, và các khu phố Tàu trên khắp thế giới đánh giá cao, nhưng hầu như
không được biết đến ở Nhật Bản. Nó được vận chuyển từ Konpaku nằm dọc theo Bờ
biển Sanriku, một dải bờ biển dài 600 km ở Thái Bình Dương.
Thị
trấn này vẫn đang hứng chịu hậu quả từ trận động đất 9 độ richter và sóng thần
tàn khốc hồi năm 2011, đã gây ra ba vụ tan chảy lõi lò phản ứng tại nhà máy
Fukushima. Thảm họa đã đẩy nhanh xu hướng giảm dân số ở Konpaku, và cho đến
nay, không có nhà hàng hay thậm chí cửa hàng tiện lợi nào mở cửa trở lại ở thị
trấn.
Chủ
tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đi ngang qua Tần Cương, Ngoại trưởng mới đắc cử
lúc bấy giờ, trong lễ bế mạc Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc tại Đại lễ
đường Nhân dân ở Bắc Kinh vào ngày 13/03/2023. © AP
Tuy
nhiên, thảm hoạ đó đã không huỷ hoại danh tiếng của Konpaku về cung cấp bào ngư
khô kippin.
Kippin
được làm bằng cách cẩn thận sấy khô và chế biến bào ngư ezo có đường kính hơn
10 cm. Bào ngư khô có trọng lượng chỉ bằng 1/10 bào ngư sống và cứng như đá.
Bào
ngư om phục vụ tại các nhà hàng Quảng Đông là một món ăn đắt đỏ. Bào ngư kippin
được ngâm trong nước cho đến khi mềm và sau đó được om theo cách vẫn giữ nguyên
hình dạng ban đầu của chúng.
Các
tỉnh Phúc Kiến và Chiết Giang của Trung Quốc, nơi Chủ tịch Tập từng làm việc
trong nhiều năm, cũng là những vùng sản xuất bào ngư. Nhưng vì loại bào ngư
thông thường rất nhỏ, nên các đầu bếp tại một số nhà hàng sang trọng thích chế
biến những món ăn cao cấp của họ với những con bào ngư khô khổng lồ từ vùng
Sanriku của Nhật Bản.
Tại
sao chúng lại được gọi là kippin? Konpaku nằm ở Yoshihama thuộc
quận Sanriku-cho ở thành phố Ofunato. Những người Hong Kong sành ăn thường gọi
tên tiếng Trung của Yoshihama là “kippin” với giọng Quảng Đông.
Sau
đó, người dân vùng Sanriku được cho là đã bắt đầu gọi loại bào ngư được đánh
giá cao này là kippin, một phần còn vì các từ “chúc may mắn” và “hàng hoá”
trong tiếng Trung Quốc có thể được phiêm âm thành “kippin” trong tiếng Nhật.
Suốt
nhiều năm, Nhật Bản đã xuất khẩu gần như toàn bộ sản lượng kippin của mình, nên
chính người Nhật cũng khó mà được ăn bào ngư khô. Trên thực tế, một phần kippin
được bày bán ở Nhật được nhập khẩu lại từ Hong Kong.
Khi
những người sống ở các khu vực nội địa của tỉnh Iwate nghe đến tên gọi
“kippin,” họ chẳng hiểu gì. Rất ít người biết đến kippin bên ngoài Hong Kong,
Macao, Đài Loan, và Trung Quốc đại lục.
Bào
ngư khô cao cấp từ tỉnh Iwate là một món ăn xa xỉ ở Trung Quốc nhưng ít được
người Nhật Bản biết đến.
Một
lý do khiến Iwate vẫn phải chật vật sau khủng hoảng Fukushima là bởi vì, kể từ
đó, Trung Quốc đã cấm nhập khẩu thực phẩm từ 10 tỉnh của Nhật Bản. Ngày 7/7 vừa
qua, cơ quan hải quan Trung Quốc tuyên bố họ sẽ tiến hành kiểm tra lượng phóng
xạ của các sản phẩm thủy sản đến từ phần còn lại của Nhật Bản.
Quá
trình này đang làm ách tắc các sản phẩm thủy sản ở cửa khẩu hải quan, khiến
chúng không thể giữ được độ tươi. Trong một số trường hợp, các đơn vị sản xuất
của Nhật đã hạn chế xuất khẩu vì những rủi ro liên quan.
Các
thủ tục kiểm tra mới nhất của Trung Quốc thậm chí còn giữ cả các sản phẩm thủy
sản đã chế biến như bào ngư khô kippin.
Cùng
với chính quyền Trung Quốc, Hong Kong – một điểm đến chính cho các sản phẩm
nông, lâm, và thủy sản xuất khẩu của Nhật Bản – tuyên bố họ cũng sẽ cấm nhập
khẩu thủy sản từ 10 tỉnh của Nhật Bản nếu nước đã qua xử lý từ nhà máy hạt nhân
Fukushima được thải ra biển.
10
tỉnh này bao gồm Miyagi, Fukushima, Ibaraki, Tochigi, Gunma, Saitama, Chiba,
Tokyo, Niigata, và Nagano.
Công
ty Điện lực Tokyo hiện vẫn chưa bắt đầu xả nước thải đã qua xử lý từ nhà máy
hạt nhân Fukushima Daiichi. Tuy nhiên, chính phủ Trung Quốc đã bắt đầu tận dụng
vấn đề này vì lý do chính trị.
Kippin
đến từ một cảng cá ở Yoshihama, tỉnh Iwate. (Ảnh của Katsuji Nakazawa)
Ngành
thuỷ sản Nhật Bản đang gặp khó khăn. Giá các sản phẩm thủy sản, một mặt hàng
quốc tế, được xác định bởi cung và cầu ở Nhật và phần còn lại của thế giới.
Động thái mới nhất của Trung Quốc sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ Nhật Bản.
“Khi
mùa đánh bắt bào ngư kippin tiếp theo bắt đầu vào tháng 11,” ngư dân Konpaku
nói, “chúng tôi vẫn không biết điều gì sẽ xảy ra. Nhưng nếu nước đã qua xử lý
thực sự được thải từ nhà máy hạt nhân ra biển, tôi sẽ phải chịu thiệt hại đáng
kể, bất kể nó an toàn tới đâu. Tôi không thể hiểu được chính sách đó của Trung
Quốc. Nó thật sai trái.”
Nhận
xét của ông có sức nặng. Người ngư dân ngoài 60 tuổi này đã đánh bắt bào ngư
trong nhiều thập niên, và thậm chí còn sống sót sau trận sóng thần năm 2011,
vốn đã ‘nuốt chửng’ thuyền của ông.
Ở
tỉnh Miyagi, láng giềng phía nam của tỉnh Iwate, việc đánh bắt bào ngư được
tiến hành theo một cách khác, và diễn ra ngay cả trong mùa hè. Bào ngư đánh bắt
ở Miyagi chủ yếu được người Nhật ăn sống.
Một
ngư dân kỳ cựu 69 tuổi chuyên lặn bắt bào ngư ở Shichigahama thuộc
Hanabuchihama, một thị trấn ven biển ở tỉnh Miyagi, tiết lộ rằng giá bào ngư
đang giảm.
Hamane – giá bán bào
ngư ngay sau khi cập cảng – trong tháng qua đã giảm từ khoảng 12.000 yên xuống
còn khoảng 9.000 yên (63 USD) một kilogram.
“Không
thể nói Trung Quốc chịu trách nhiệm về mọi thứ,” ông nói. “Trước hết, giá bào
ngư luôn dao động dữ dội, tùy thuộc vào chất lượng, sự thay đổi trong mùa sinh
sản do sự nóng lên toàn cầu, và nhu cầu trong nước.”
“Nếu
thời tiết quá nóng, số lượng người đổ xô đến các bãi biển sẽ giảm và giá cả
cũng có xu hướng giảm. Rõ ràng, tốt hơn hết là không xả nước thải ra biển.
Nhưng người ta có thể không đủ khả năng để trì hoãn việc đó vô thời hạn.”
Ngay
sau khi Trung Quốc áp dụng các biện pháp mới đối với thủy sản Nhật Bản, một lễ
hội bào ngư vẫn được tổ chức tại Hanabuchihama vào ngày 18/07. Trong một phần
của lễ hội, một thầy tu Thần đạo và nhiều người khác đã đi trên một con tàu ra
biển và dâng bào ngư cho một vị thần có tên là Onemyojin.
Những
chiếc thuyền tham gia lễ hội bào ngư sẽ dâng bào ngư ở Đền Onemyojin, ngôi đền
bên trong Đền thờ Hanabushi. Người ta khởi hành từ Hanabuchihama, tỉnh Miyagi.
(Ảnh của Katsuji Nakazawa)
Đền
Onemyojin được cho là nằm trong Đền Hanabushi, một ngôi đền lịch sử được ghi
nhận trong Engishiki Jinmyocho, một danh sách các đền thờ Thần đạo
được biên soạn vào đầu thế kỷ thứ 10.
Ban
đầu, Đền Onemyojin được xây dựng trên một rạn san hô ở Vịnh Sendai, nhưng đã
chìm xuống đáy biển sau khi động đất và sóng thần tàn phá khu vực này vào năm
869, thời Heian (Bình An).
Theo
một truyền thuyết địa phương, một con tàu chở đầy hàng với một lỗ thủng ở đáy
đã gặp sự cố khi biển động và suýt chìm. Khi những người trên tàu cầu nguyện
với Thần, nước đã ngừng tràn vào thuyền. Sau khi thủy thủ đoàn đến bãi biển an
toàn, họ tìm thấy những con bào ngư lớn bám ở đáy tàu, bịt kín lỗ thủng.
Tại
ngôi đền, món bào ngư được nấu theo công thức riêng và gói trong lá tre để phục
vụ cho những người đến thờ cúng.
Nhật
Bản còn có nhiều truyền thống khác về bào ngư, bao gồm gói quà trong loại giấy
đặc biệt gọi là noshi-gami. Noshi là một vật trang trí trên giấy có nguồn gốc
từ bào ngư khô, từng được dùng làm quà tặng như một lá bùa may mắn.
Ở
Trung Quốc đại lục, bào ngư, kể cả vỏ, đã được dùng làm thuốc quý từ thời cổ
đại.
Truyền
thuyết kể rằng Tần Thủy Hoàng, người sáng lập ra triều đại nhà Tần và là vị
hoàng đế đầu tiên của nước Trung Hoa thống nhất, đã phái một số Phật tử đến một
hòn đảo phía đông – được cho là Nhật Bản – để tìm kiếm bào ngư và các loại
thuốc khác có thể giúp trường sinh bất tử.
Sau
đó, một phong tục có một không hai đã lan rộng khắp Trung Quốc: ăn bào ngư, một
loại thực phẩm cực kỳ xa xỉ, để cầu mong trẻ mãi không già và trường thọ.
Một
món ăn làm từ bào ngư phổ biến ở Trung Quốc. (Ảnh của Katsuji Nakazawa)
Bất
chấp lịch sử phong phú này, bào ngư đã trở thành một công cụ chính trị.
Yasutoshi
Nishimura, Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Thương mại, và Công nghiệp Nhật Bản, hôm thứ
Bảy (29/07/2023) đã đến thăm hiệp hội hợp tác nghề cá của tỉnh Miyagi tại thành
phố Ishinomaki. Ông đã gặp người đứng đầu hiệp hội, Haruhiko Terasawa, và một
số thành viên khác để tham khảo ý kiến của họ về xả nước thải từ nhà máy điện
hạt nhân.
Sau
cuộc họp, Terasawa nói với các phóng viên rằng không có tiến triển nào về vấn
đề này. Ông giải thích rằng chừng nào còn có những lo ngại về tác hại, hiệp hội
vẫn sẽ giữ lập trường phản đối việc xả nước thải.
Chính
phủ Nhật Bản và Công ty Điện lực Tokyo muốn bắt đầu xả nước ra Thái Bình Dương
vào cuối tháng 8.
Nishimura
đã giải thích cho Terasawa và các quan chức khác của hiệp hội về nội dung của
một báo cáo toàn diện về vấn đề này, do Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế
công bố, và các biện pháp mà chính phủ sẽ thực hiện để giải quyết thiệt hại do
những tin đồn nước xả có hại.
Nhưng
hiệp hội vẫn không nhân nhượng.
Tại
Iwate, hiệp hội hợp tác nghề cá của tỉnh cũng đã bày tỏ sự phản đối việc xả
nước.
So
sánh kích thước của một con bào ngư ezo con với đồng xu 10 yên Nhật Bản. Phải
mất từ bảy đến tám năm để những con bào ngư con này phát triển đủ lớn để chuyển
sang quy trình sấy khô.
Bào
ngư kippin siêu lớn phát triển rất chậm. Phải mất từ bảy đến tám năm để bào ngư
con phát triển đủ đến kích thước có thể thu hoạch. Sau đó lại cần thêm hai đến
ba năm để chúng được sấy khô và chế biến, chuyển đến các nhà hàng Trung Quốc ở
nước ngoài, và xuất hiện trên bàn ăn của thực khách.
Kippin
được sản xuất rất công phu, mất nhiều thời gian và tâm huyết. Nó có thể được
coi là một liên kết giữa Nhật Bản với Hong Kong và Trung Quốc đại lục. Nhưng
quê hương của nó đang bị buộc phải lụi tàn vì hành vi chính trị của Trung Quốc.
Và
vì ngành công nghiệp bào ngư của vùng đông bắc Nhật Bản có liên quan mật thiết
đến chính trị, nên hành vi của Trung Quốc cũng có thể gián tiếp tác động đến
chính trị địa phương của Nhật.
Zenko
Suzuki, Thủ tướng Nhật Bản từ năm 1980 đến năm 1982, sinh ra ở thị trấn Yamada
thuộc tỉnh Iwate, phía bắc Konpaku, vào năm 1911, 100 năm trước trận động đất
lớn năm 2011. Ông mất năm 2004.
Suzuki
sinh ra trong một gia đình amimoto, người đứng đầu một nhóm ngư dân
chuyên đánh bắt và chế biến bào ngư. Amimoto được coi là những người nổi tiếng
ở địa phương vì họ sở hữu lưới đánh cá và tàu thuyền.
Một
trận động đất và sóng thần vào năm 1933 đã tàn phá khu vực, bao gồm cả thị trấn
Yamada. Ngành công nghiệp đánh cá của thị trấn bị tàn phá và một số cư dân của
thị trấn đã thiệt mạng.
Vào
thời điểm đó, Suzuki đang là sinh viên của Viện Thủy sản Hoàng gia, trực thuộc
Bộ Nông nghiệp và Lâm nghiệp, tiền thân của Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp, và Thủy
sản Nhật Bản hiện tại.
Suzuki
đã trải nghiệm trận sóng thần năm 1933 khi đang dưỡng bệnh ở Yamada. Ông đi dạo
quanh thị trấn trong ba ngày và vô cùng sốc trước sự tàn phá. Sau đó, ông nói
rằng trải nghiệm này đã khiến ông trở thành một chính trị gia.
Suzuki
lần đầu tiên được bầu vào hạ viện sau Thế chiến II. Ông tranh cử vào năm 1947,
nhờ đề cử của Đảng Xã hội Chủ nghĩa Nhật Bản hiện đã không còn tồn tại, và
giành chiến thắng nhờ phiếu bầu của ngành thủy sản.
Sau
đó, ông rời Đảng Xã hội Chủ nghĩa Nhật Bản và gia nhập Đảng Dân chủ Tự do
(LDP), dần thăng tiến để trở thành chủ tịch LDP và thủ tướng Nhật Bản. Trong
thời gian làm chủ tịch hội đồng chung của LDP, ông đã đến thăm Trung Quốc và
gặp nhà lãnh đạo tối cao của Trung Quốc lúc bấy giờ là Đặng Tiểu Bình.
Vì
vậy, ông có mối liên hệ với điểm đến cuối cùng của kippin.
Giờ
đây, ngày càng có nhiều phản ứng chống lại Trung Quốc trong nhóm người Nhật làm
trong ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản, những người vẫn là khối cử tri cơ sở
của các chính trị gia địa phương.
Theo
đó, mọi người ngần ngại nói về bất kỳ quan hệ nào giữa Nhật Bản và Trung Quốc;
tình hình cũng có thể ảnh hưởng đến quan hệ Trung-Nhật trong tương lai.
Chính
quyền Tập hiểu được bao nhiêu về tình hình thực tế của cơ sở chính trị Nhật
Bản? Nếu Bắc Kinh biết được bất cứ điều gì trong số này, chính quyền Tập nên
đảo ngược các biện pháp địa chính trị mà họ đã thực hiện, vì chúng cuối cùng sẽ
phản tác dụng đối với Trung Quốc.
Tuy
nhiên, hiện tại, không có dấu hiệu nào cho thấy chính quyền Tập sẽ làm như vậy.
----------------
Katsuji
Nakazawa
là nhà báo và biên tập viên cấp cao của Nikkei, hiện sinh sống tại Tokyo. Ông
đã dành bảy năm làm phóng viên thường trú ở Trung Quốc và sau đó trở thành
trưởng văn phòng Trung Quốc. Ông đã nhận Giải Nhà báo Quốc tế Vaughn-Ueda năm
2014.
.
Nguồn: Katsuji
Nakazawa, “Japan’s prized abalone
now a target of Chinese politics”, Nikkei Asia, 03/08/2023
No comments:
Post a Comment