Bang
giao của Việt Nam với Mỹ và Phương Tây sẽ ra sao nếu VN “xích gần hơn” với Nga?
Quốc Phương, cộng tác viên RFA Tiếng
Việt từ London
2023.08.17
Bộ trưởng
Quốc phòng Việt Nam, Đại tướng Phan Văn Giang dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao của
Bộ Quốc phòng Việt Nam tham dự Hội nghị An ninh quốc tế Moscow lần thứ 11
(MCIS-11) và Diễn đàn Kỹ thuật-Quân sự quốc tế 2023 (Army 2023) từ ngày 13 đến
17-8 tại Moscow, thủ đô nước Nga.
Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phan Văn Giang dự
lễ khai mạc MCIS-11 tại Nga (Nhân Dân)
Bình luận về tác động, hệ quả có thể có trong
quan hệ giữa Nga-Việt Nam sau chuyến thăm Nga của Đại tướng Phan Văn Giang cũng
như bang giao giữa Việt Nam với phương Tây, từ Singapore, nhà nghiên cứu chính
trị và an ninh quốc tế, Tiến sĩ Bích Trần chia sẻ quan sát trên quan điểm riêng
của mình với Đài Á Châu Tự Do trong ngày 17/8:
“Trong khi Mỹ và các nước đồng minh đang tìm kiếm mối
quan hệ sâu sắc hơn với Việt Nam, quan hệ của Việt Nam đối với Nga và thái độ của
chính phủ Việt Nam đối với cuộc xâm lược Ukraine của Nga, tôi nghĩ rằng sẽ đặt
ra những trở ngại cho quan hệ giữa Việt Nam với phương Tây. Có một ví dụ là
tháng trước, có tin đưa nói rằng Tổng thống Biden nói Việt Nam muốn nâng cấp
quan hệ với Mỹ ngang tầm với Trung Quốc và Nga, ám chỉ mức ‘đối tác chiến lược
toàn diện’. Nhưng với chuyến thăm của Bộ trưởng Phan Văn Giang tới Moscow, tôi
thấy khả năng đó là không cao.”
Trong chuyến thăm Nga của Bộ trưởng Quốc phòng
Việt Nam (được truyền thông Nhà nước loan), ông Giang đã tham dự các sự kiện
song phương, đa phương tại Moscow. Nhìn nhận các sự kiện trên, TS. Bích Trần,
thành viên nghiên cứu không thường trú của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược
& Quốc tế (CSIS), từng làm nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế
(IISS) và hiện đang làm nghiên cứu sau Tiến sĩ tại Trường Chính sách Công Lý
Quang Diệu, Đại học Quốc gia Singapore, nói tiếp với RFA Tiếng Việt:
“Phần lớn vũ khí và trang thiết bị quân sự của Việt
Nam đến từ Liên Xô và sau này là Nga, bởi vậy theo tôi, Việt Nam cần phải duy
trì quan hệ quốc phòng tốt đẹp đối với Nga để có thể đảm bảo cho nguồn cung phụ
tùng và sửa chữa sau này. Trong bối cảnh mà phương Tây hiện đang lên án cuộc
xâm lược Ukraine của Nga, tôi nghĩ rằng Hà Nội muốn khẳng định chính sách đối
ngoại độc lập của mình bằng cách duy trì mối quan hệ truyền thống với Moscow mà
không đi theo phương Tây…”
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và Thủ tướng VN Phạm Minh Chính tại Hà Nội
hôm 6/7/2022. AFP
‘Chiếc kiềng nhiều chân, nhưng tốt đẹp’
Với chuỗi sự kiện diễn ra vào trung tuần tháng
Tám/2023, có khả năng sẽ ảnh hưởng tới an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái
Bình Dương, trong đó đặc biệt là Biển Đông và khu vực Đông Nam Á hay không? Nhà
nghiên cứu từ Singapore nói:
“Về phía Nga tôi cho rằng Moscow muốn thể hiện rằng
mình không hề yếu đi qua việc tổ chức hai sự kiện là MCIS-11 và Army 2023, thế
thì việc nhiều nước, trong đó có Việt Nam tham dự cho thấy rằng Nga vẫn có quan
hệ tốt đẹp với những nước đó và không bị cô lập như phương Tây mong muốn. Còn về
phía Việt Nam, tôi cho rằng chuyến thăm của Bộ trưởng Phan Văn Giang đến Nga
cho thấy đường lối, quan tâm của Việt Nam trong lĩnh vực quan hệ quốc tế không
chỉ có Trung Quốc và Mỹ, mà còn có Nga và các nước khác, mà giống như Giáo sư
Alexander Vuving đã từng nói rằng cấu trúc đối ngoại của Việt Nam giống như chiếc
kiềng nhiều chân.”
Tiến sĩ Bích Trần cho rằng chuyến thăm của Bộ
trưởng Việt Nam tới Nga và tham dự các sự kiện tại Moscow chỉ có tính ‘biểu tượng’
là chính, trong khi bài phát biểu của ông tại Hội nghị An ninh Quốc tế Moscow
(MCIS-11) không hẳn ‘có gì mới’ về mặt thông điệp đưa ra. Tuy nhiên cũng có một
số dấu hiệu và câu hỏi còn cần chờ thời gian để biết thêm chẳng hạn trong việc
Việt Nam có mua thêm vũ khí mới từ Nga hay không. Tiến sĩ Bích Trần nói tiếp:
“Tôi nghĩ khả năng Việt Nam mua thêm những vũ khí mới
từ Nga là rất thấp, nhưng những phụ tùng thì rất cần thiết”.
Tiến sĩ Bích Trần cũng cho rằng Việt Nam có thể duy trì mối quan hệ tốt đẹp
với tất cả các nước và hưởng lợi từ những mối quan hệ đó. Thế nhưng các cường
quốc mà đấu tranh và căng thẳng, thì Việt Nam sẽ rất khó trong việc duy trì
quan hệ tốt đẹp với tất cả các bên. Tốt đẹp với nước này, thì sẽ mất lòng với
nước kia, bởi vậy, tiến sĩ Trần nhận định:
“Khi Bộ trưởng Giang kêu gọi hợp tác giữa tất cả các
nước để giải quyết những vấn đề chung, thì tôi thấy đó là một điểm cần lưu ý.”
‘Sang Moscow, nhưng muốn nói chuyện với Bắc Kinh’
Cũng theo truyền thông quốc tế và Việt Nam, Bộ
trưởng Quốc phòng Việt Nam trong dịp này cũng đã có tiếp xúc bên lề các sự kiện
ở Moscow, và đã ngỏ lời mời Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, ông Lý Thượng
Phúc, đến thăm chính thức Việt Nam, bình luận với RFA về ý nghĩa và mục đích
chính hai bên Việt Nam và Trung Quốc nhắm tới có thể là gì, nếu sẽ có một chuyến
thăm như vậy, TS. Bích Trần nói:
“Việt Nam có mối quan hệ hợp tác đối tác chiến lược
toàn diện với Trung Quốc, tức là mức độ cao nhất, trong đó hợp tác quốc phòng
là một trong những trụ cột chính, và hai bên đã thống nhất từ trước là họ sẽ
thường xuyên thăm trao đổi, cho nên tôi nghĩ rằng chuyến thăm sắp tới đó nếu xảy
ra thì nó không phải là một điều gì đặc biệt. Hai bên có thể ký kết một số thỏa
thuận mới, nhằm tăng cường hợp tác quốc phòng, nhưng tôi thấy khó có điều gì đó
mà đột phá. Bởi vì vấn đề tranh chấp ở Biển Đông vẫn là điểm mấu chốt khiến cho
hai bên không tin tưởng nhau."
"Tôi chỉ có một quan sát nhỏ là tháng sáu 2023
vừa rồi, Bộ trưởng Phan Văn Giang không tham dự Đối Thoại Shangri-La ở
Singapore, vậy nên tôi nghĩ việc tham dự Hội nghị An ninh quốc tế Moscow
(MCIS-11) còn tạo ra cơ hội cho ông gặp riêng Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc."
- TS. Bích Trần bình luận thêm với Đài Á Châu Tự
Do từ Singapore trên quan điểm riêng.
------------------------------
Tin, bài liên quan
THỜI SỰ
·
Chuyên
gia: “Đường băng mới của Trung Quốc trên đảo Tri Tôn sẽ có sức tác động
đáng kể với Việt Nam”
·
Trung
Quốc gây hấn Philippines, Việt Nam có nên im lặng?
·
‘Khai
thác chung’ với Trung Quốc trên Biển Đông, Việt Nam cần cảnh giác!
·
Ai
sẽ giúp Việt Nam nếu bị Trung Quốc uy hiếp trực tiếp trên Biển Đông?
·
Tại
sao ASEAN khó đoàn kết trước sự hung hăng của Trung Quốc?
No comments:
Post a Comment