Bắc Kinh: Phó tổng
thống Đài Loan là 'kẻ gây rối' với chuyến thăm Mỹ
Derek Cai và Rupert Wingfield-Hayes
BBC News
Singapore
và Taipei
15 tháng 8 2023, 11:43 +07
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c1wveln267xo
Trung Quốc đã gọi phó Tổng thống Đài Loan Lại Thanh
Đức (William Lai) là "kẻ gây rối" với chuyến thăm Mỹ đang diễn ra của
ông.
Ông Lại, ứng cử viên hàng đầu trong cuộc bầu cử
tổng thống sắp tới của Đài Loan, đã đến thăm Mỹ trên đường đến Paraguay.
Bắc Kinh, vốn coi Đài Loan là một tỉnh ly
khai, ngày càng lên tiếng phản đối các cuộc gặp giữa các nhà lập pháp Mỹ với
Đài Loan.
Trung Quốc hôm 13/8 cáo buộc Washington lôi
kéo Đài Loan vào các hoạt động chính trị dưới chiêu bài điểm dừng chân.
Ông Lại, ứng cử viên của đảng Dân chủ Tiến bộ
(DPP) cầm quyền, đã có mặt ở New York vào cuối tuần qua.
Ông đã có bài phát biểu tại một buổi họp mặt
không chính thức, cam kết bảo vệ chủ quyền của Đài Loan trước "chủ nghĩa độc
tài". Ông dự kiến cũng sẽ dừng chân ở San Francisco trên đường trở về Đài Loan vào cuối tuần
này.
Chuyến thăm của cựu bác sĩ 63 tuổi, người trước
đây tự gọi mình là "người lao động thực dụng cho nền độc lập của Đài
Loan", diễn ra vào thời điểm quan hệ Mỹ-Trung đang xuống dốc. Đài Loan đã
nổi lên như một điểm nóng lớn nhất giữa hai cường quốc.
Đài Bắc cho biết Bắc Kinh rất có thể sẽ tiến
hành các cuộc tập trận quân sự gần hòn đảo trong tuần này.
David Gitter từ National Bureau of Asian
Research, cho biết điều này "rất có khả năng" xảy ra trong vòng vài
ngày sau khi ông Lại về nước.
Phó tổng thống Đài Loan
thăm Mỹ: TQ đe dọa tập trận
Đài Loan tập trận với
phương án đẩy lùi 'Trung Quốc xâm lăng'
Bồ câu hay chó:
Trung Quốc giữ hòa bình nhưng vẫn nhe nanh
Ông nói rằng đó là "một ranh giới mà Bắc
Kinh từng hiếm khi vượt qua nhưng đã làm như vậy với tần suất ngày càng nhiều kể
từ chuyến đi của [Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ khi đó là Nancy] Pelosi vào năm
ngoái".
Chuyến thăm của bà Pelosi vào tháng 8/2022 đã
chứng kiến việc Trung Quốc tiến hành cuộc
tập trận quân sự lớn nhất từ trước đến nay ở vùng biển quanh Đài Loan.
Sau đó vào tháng 4 năm nay, Bắc Kinh một lần nữa
đáp trả bằng cuộc tập trận trước cuộc gặp giữa Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn
và Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Kevin McCarthy ở California.
Các chuyến thăm Mỹ trước đó của bà Thái Anh
Văn - vào năm 2015 và 2020, cả hai đều diễn ra vài tháng trước khi bà được bầu
làm tổng thống - cũng dẫn đến việc Bắc Kinh phô trương sức mạnh quân sự.
Lý do ngoài mặt cho chuyến thăm của ông Lại là
ông đại diện cho Tổng thống Thái Anh Văn tại lễ tuyên thệ nhậm chức của tổng thống
mới đắc cử của Paraguay, ông Santiago Peña. Paraguay là một trong 13 quốc gia
duy nhất tiếp tục duy trì quan hệ chính thức với Đài Loan.
Nhưng đó cũng là thời điểm ông Lại bước ra trường
quốc tế, trước một cuộc bầu cử quan trọng.
Trung Quốc, vốn coi ông Lại là người ủng hộ nền
độc lập của Đài Loan, có lẽ không muốn ông giành chiến thắng trong cuộc bầu cử
vào năm tới.
Tuy nhiên, nhiều người tin rằng các chiến thuật
cứng rắn của Bắc Kinh chống lại Tổng thống Thái Anh Văn trước cuộc bầu cử năm
2020 đã phản tác dụng, ngược lại giúp bà tái đắc cử.
Lần này Trung Quốc bước đi trên một con đường
khó khăn hơn. Mặc dù họ muốn thể hiện sự không ưng thuận của mình, nhưng họ muốn
thực hiện điều đó mà không đẩy mạnh hình ảnh và thông điệp của ông Lại.
Thay vào đó, các nhà phân tích nói, nó có thể
làm gia tăng tần suất xâm nhập quân sự xung quanh Đài Loan.
Nhưng số lần xâm nhập bình quân mỗi tuần đã
cao hơn so với năm ngoái. Và tần suất đó đang được duy trì bởi Bắc Kinh, với
cái gọi là "chiến tranh vùng xám" - việc sử dụng các chiến thuật
không tới mức là xung đột vũ trang - biến thành điều bình thường mới, làm suy yếu
hệ thống phòng thủ của Đài Loan, làm kiệt quệ nhân lực và hao mòn các tàu bay của
họ.
Một số nhà phân tích cảnh báo rằng phát biểu của
ông Lại có thể làm leo thang căng thẳng giữa Washington và Đài Bắc.
Cựu thủ tướng Anh Liz
Truss thăm Đài Loan, kêu gọi chống Trung Quốc
Bộ trưởng Quốc phòng Trung
Quốc thăm Nga và Belarus để tìm hiểu gì?
Đài Loan phải hủy một phần
cuộc tập trận Hán Quang vì siêu bão Doksuri
Ông Lai nói rằng chỉ người dân Đài Loan mới có
thể quyết định tương lai của họ và Đài Loan và Trung Quốc "không phụ thuộc
vào nhau".
Ông cũng nhấn mạnh rằng ông "rất sẵn
lòng" đối thoại với Trung Quốc để tìm kiếm hòa bình và ổn định - một diễn
ngôn thường thấy trong thời gian chuẩn bị cho cuộc bầu cử, khi các ứng cử viên
tìm cách thu hút sự ủng hộ mà không chọc giận Bắc Kinh.
Mặc dù Hoa Kỳ đã cắt đứt quan hệ ngoại giao
chính thức với Đài Loan vào năm 1979, nhưng họ vẫn là một đồng minh thân cận,
bán vũ khí trị giá hàng tỷ USD theo Đạo luật Quan hệ Đài Loan - vốn quy định rằng
Hoa Kỳ phải cung cấp cho hòn đảo này các phương tiện để tự vệ.
Đài Loan tự coi mình khác biệt với Trung Quốc
đại lục, có luật riêng và chính phủ được bầu cử dân chủ. Nhưng Bắc Kinh, đặc biệt
là dưới thời Tập Cận Bình, đã thề sẽ chiếm hòn đảo bằng vũ lực nếu cần thiết.
No comments:
Post a Comment