Đàm phán Đức-Việt Nam có
điều gì mới về kinh tế và tiếng nói của xã hội dân sự?
Thục Quyên
Gửi bài tới
Diễn đàn BBC từ Munich, Đức
22 tháng 8 năm 2023
https://www.bbc.com/vietnamese/forum-66567361
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/AE5E/production/_103783644_gettyimages-52995478.jpg
Hàng nhập vào EU, khối có Đức là thành viên đông dân nhất, chiếm 19-20%
tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam - ảnh chỉ có tính minh họa
Dù có hệ thống chính trị khác hẳn nhau nhưng quan hệ
giữa Việt Nam và Đức trong những thập niên trước được đánh giá là tốt đẹp.
Thậm chí nhiều người cho rằng đây là quan hệ
rất tốt, với một danh sách dài những dự án kinh tế, văn hóa và phát triển
chung.
Quan hệ đối tác chiến lược Đức-VN đã được ký kết
giữa hai nước vào năm 2011 và đã có các cuộc đàm phán cao cấp sau đó về hợp
tác và phát triển.
Đức nói Mỹ, Nga và TQ cạnh
tranh quân sự và khai thác không gian
Tòa Đức 'nêu tướng Hưng
và nhiều người VN'
Vì sao Đức ưu tiên Thái
Bình Dương và lên tiếng về Biển Đông?
Đức sốc về nạn buôn người
vào EU của 'mafia Việt Nam'
Những bất đồng, chẳng hạn như vấn đề không tôn
trọng nhân quyền, án tử hình…được hy vọng giải quyết bằng những chương trình
"đối thoại về pháp quyền" bắt đầu từ năm 2009.
Nhưng mối quan hệ tốt đẹp này đã rơi vào khủng
hoảng sau vụ mà phía Đức nói là an ninh Việt Nam bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh
tại Berlin-Tiergarten, nơi ông ta đang xin tị nạn (07/ 2017) và đến tháng 10
cùng năm thì quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước bị Đức đình chỉ. Toà án Đức
đã có các vụ xử vụ bắt cóc này nhưng đài báo VN không đưa tin (xem thêm).
Các dự án hợp tác kinh tế đã có, được phép tiếp
tục, nhưng không có dự án mới nào được bắt đầu.
Tuy thế, đến cuối năm 2018, hầu hết các biện
pháp trừng phạt ngoại giao đã từ từ được dỡ bỏ.
Một mặt do áp lực đến từ nền kinh tế Đức muốn
kinh doanh trở lại tại thị trường Việt Nam năng động, nhưng mặt khác, cũng là
do lợi ích từ chính sách an ninh. Là một quốc gia láng giềng với Trung Quốc, Việt
Nam đóng một vai trò quan trọng trong khu vực.
Để thực hiện các dự án Hợp tác phát triển song
phương với Việt Nam, năm 2019 Đức đã cam kết nguồn kinh phí lên tới 213,4 triệu
euro. Trong đó 33,4 triệu euro cho các dự án hợp tác kỹ thuật (phát triển năng
lực), phần còn lại là cam kết kinh phí cho các dự án hợp tác tài chính (thúc đẩy
lãnh vực đầu tư của các nước đang phát triển- xem
thêm).
Phần lớn nguồn kinh phí còn lại là nguồn cho
vay ưu đãi của Chính phủ Đức cho Việt Nam. Ngoài ra, 30 triệu euro đã được cam
kết cho giai đoạn hỗ trợ tiếp tục Quĩ khí hậu toàn cầu, cũng như cam kết kinh
phí 11 triệu Euro cho dự án giảm thiểu rác thải nhựa.
Năm 2020 , với chương trình „BMZ 2030"
(BMZ: Bundesministerium für wirtschaftliche Zusammenarbeit und
Entwicklung/Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển Liên bang) để thích ứng với những
vấn đề của tương lai, Đức đưa ra một khái niệm cải cách toàn diện cho chính
sách Kinh tế và phát triển của Đức, nhằm sử dụng các biện pháp và phương tiện một
cách hiệu quả hơn (nguồn
tin).
Cùng với Brazil, Trung Quốc,
Ấn Độ, Indonesia, Mexico, Peru và Nam Phi, Việt Nam được nâng cấp thành "đối
tác toàn cầu"với Đức. Trọng tâm của sự hợp tác
là giải pháp chung cho các vấn đề toàn cầu trong tương lai, thí dụ như trong
lĩnh vực bảo vệ khí hậu và môi trường, sự ổn định của nền kinh tế toàn cầu và hợp
tác đa phương.
Trong các cuộc đàm phán cấp cao vào tháng 7
năm 2021, Bộ Hợp tác và Phát triển Kinh tế Liên bang Đức (BMZ) đã hứa giúp Việt
Nam 113,5 triệu euro, gồm 29,4 triệu euro cho lãnh vực phát triển năng lực và
84,1 triệu euro cho hợp tác tài chính. 60 triệu euro được cung cấp dưới dạng các khoản vay lãi suất thấp và
chủ yếu nhằm khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng Covid (xem nguồn)
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/131AF/production/_130855287_scholzdadc68f0cfc.jpg
Cuối năm 2022, trên đường tham gia Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại
Indonesia, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã ghé thăm Hà Nội hôm chủ nhật 13 tháng
11
Hiện nay, trong tình hình thế giới mới, ảnh hưởng
bởi cuộc chiến tại Ukraine, Đức cũng như các quốc gia thuộc Liên minh Âu châu
khác, muốn giảm lệ thuộc vào Trung Quốc nên ráo riết gia tăng ngoại giao và
giao thương với Việt Nam.
Đức
muốn nghe khối xã hội dân sự có kinh nghiệm hoạt động với VN hoặc tại VN
Để chuẩn bị cuộc đàm phán 2023 cấp cao (chính
phủ) về việc tiếp tục hợp tác phát triển song phương với Việt Nam (dự tính vào
ngày 07-09 tháng 11/2023), Bộ Hợp tác và Phát triển Kinh tế Liên bang Đức (BMZ)
mời những tổ chức quan tâm đến Việt Nam tham dự một buổi họp tại Trung tâm BMZ
Bonn vào ngày 7/08/2023 nhằm trao đổi thông tin về các điều kiện khung cho hợp
tác phát triển giữa CHLB Đức và Việt Nam, và chuẩn bị cho cuộc đối thoại chính
trị giữa đôi bên.
Trọng tâm thảo luận là những thách thức và cơ
hội hiện nay trong chính sách phát triển, và kinh tế, đặc biệt là quản lý chuỗi
cung ứng.
Có khoảng 60 người đại diện các cơ quan chính
phủ, các tổ chức và các nhóm Xã hội dân sự tham dự tại địa điểm họp hoặc trực
tuyến, thí dụ đại diện Bộ Ngoại giao Đức, đại diện Đại sứ Đức tại Hà Nội, đại
diện Bộ tư pháp, đại diện Bộ Kinh tế và khí hậu, đại diện Ngân hàng Tái thiết Đức
( Kreditanstalt für Wiederaufbau, KfW).....
Đình công gần đây tại Đức gây ngưng trệ giao thông, kinh tế
Về phía các tổ chức tham dự có Cơ quan Trao đổi
Hàn lâm Đức - DAAD (Deutscher Akademischer Austauschdienst), Hiệp Hội Kolping
giáo phận Freiburg (thuộc giáo hội Thiên Chúa giáo), tổ chức Brot für die Welt
(Bánh mì cho thế giới)....
Đặc biệt những nhóm Xã hội dân sự có những
thành viên là công dân Đức gốc Việt Nam như nhóm The Vietnamese Perspective,
Forum Vietnam21, Vietnam Zentrum Hannover, MRVN Tổ chức bảo vệ nhân quyền Việt
Nam...
Cuộc họp kéo dài khoảng hai tiếng đồng hồ và
chỉ có một số rất giới hạn các tổ chức tham dự có cơ hội ngắn gọn đóng góp ý kiến
của mình. Đại diện Bộ ngoại giao và đại diện Ngân hàng Tái thiết Đức trình bày
một viễn cảnh tương đối thuận lợi cho sự phát triển vì tình hình ổn định, nhưng
cũng nhắc đến những giới hạn mang tới bởi chính sách „ngoại giao cây tre"
của Việt Nam, cũng như khuynh hướng bảo thủ của lãnh đạo VN tăng lên, làm giảm
cơ hội hợp tác.
Một đại diện Đại sứ Đức
cho rằng bộ máy hành chánh VN không rõ ràng, cấu trúc quyết định chồng chéo giữa
đảng và cơ quan hành chánh, mang tới những mâu thuẫn trong đường lối cai trị, cộng
thêm chiến dịch bài trừ tham nhũng qúa chậm trễ, làm tê liệt khả năng lấy quyết
định.
Còn người đại diện Bộ Tư pháp cho biết con số
các đối tác VN giảm khi tổ chức các buổi „Đối thoại Pháp quyền"
(Rechtsstaatsdialog).
Một tình trạng tiêu cực là Việt Nam đã thương
lượng trên bình diện liên bang, nhưng rồi lại tiếp cận với các tiểu bang riêng
rẽ để đạt tới các dự án có lợi hơn do đó các cơ quan/tổ chức Ðức nên hợp lại và
phối kiểm đế có tiếng nói chung.
Những nhóm xã hội dân sự có thành viên gốc Việt
hiện diện trong buổi họp đã nêu ra nhu cầu kiểm soát tham nhũng và vi phạm nhân
quyền tại Việt Nam. Họ cũng đưa ra những đề nghị cụ thể là Đức nên tác động thực
thi các điều khỏan quy định trong Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU
(EVFTA), đặc biệt phải có những luật lệ rõ ràng để bảo vệ và bênh vực người lao
động.
Ngoài ra, các tổ chức trên cũng cho rằng Đức
nên lưu tâm mở rộng tiếp xúc thành phần trung lưu tích cực trong xã hội VN,
tăng gia giao lưu văn hóa và giám sát việc thực hiện nghiêm túc những ký kết
giữa Đức và Việt Nam.
Ngoài ra, các tổ chức trên cũng cho rằng Đức
nên lưu tâm mở rộng tiếp xúc thành phần trung lưu tích cực trong xã hội VN,
tăng gia giao lưu văn hóa và giám sát việc thực hiện nghiêm túc những ký kết
giữa Đức và Việt Nam.
Kinh nghiệm hoạt động trong nhiều năm qua cho
thấy, để mảng theo dõi và giám sát những ký kết giữa Đức và Việt Nam được thực
hiện nghiêm túc, cần sự dấn thân thường trực của những nhóm xã hội dân sự có
thành viên gốc Việt.
Đây là cách đóng góp hữu hiệu vào chương trình
bài trừ tham nhũng nêu cao bởi cả hai quốc gia và là cách đẩy mạnh tiến trình
dân chủ hóa tại Việt Nam từ bên ngoài.
---------------------------------------------
Bài
thể hiện quan điểm riêng của bà Thục Quyên, một nhà hoạt động hiện sống tại
Munich, CHLB Đức.
No comments:
Post a Comment