NỘI DUNG :
Vụ
án ‘giải cứu’: Vừa dễ hiểu, vừa khó hiểu
Trân Văn
.
Vụ
‘chuyến bay giải cứu’: Hàng chục quan chức nhận hối lộ hơn 180 tỷ đồng, bị đề
nghị truy tố
VOA Tiếng Việt
.
=================================================
.
.
Vụ án ‘giải
cứu’: Vừa dễ hiểu, vừa khó hiểu
05/04/2023
https://www.voatiengviet.com/a/vu-an-giai-cuu-vua-de-hieu-vua-kho-hieu/7037112.html
...Chẳng hạn tổng số chuyên bay giải cứu (bao gồm
“giải cứu” và “combo”) là gần 2.000 như giới hữu trách từng công bố hay chỉ có
772 như Kết luận điều tra ghi nhận?
https://gdb.voanews.com/999544D2-FA01-41FC-9BA1-9F8E812E5A50_w1023_r1_s.jpg
Người Việt đang chờ được lên máy bay giải cứu tại Toronto, Canada, 2020.
Công an Việt Nam đã công bố Kết luận điều tra
về việc tổ chức các chuyến bay... “giải cứu” suốt từ tháng 4/2020 đến
tháng 1/2022 và đề nghị truy tố 54 bị can, trong đó có 21 bị can bị đề nghị
truy tố tội “nhận hối lộ”, 23 người bị đề nghị truy tố tội “đưa hối lộ”,
bốn bị can bị đề nghị truy tố tội “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi
hành công vụ” và hai bị can bị đề nghị truy tố tội “lừa đảo chiếm đoạt
tài sản”.
Các cơ quan truyền thông chính thức đang thi
nhau chẻ Kết luận điều tra để khai thác. Ví dụ như trong số năm bộ (Ngoại giao,
Y tế, GTVT, Công an, Quốc phòng) tham gia xem xét – phê duyệt – tổ chức thực hiện
các chuyến bay “giài cứu” thì có bốn bộ đóng góp... bị can cho vụ án “giải
cứu”. Quốc phòng là bộ duy nhất không gửi... bị can nhưng không phải vì...
sạch mà vì Bộ Công an không thể điều tra Bộ Quốc phòng (1). Hay
chuyện ông Phạm Trung Kiên (Thư ký của Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên) là người
nhận số tiền hối lộ lớn nhất (42,6 tỉ đồng) [2]. Hoặc ông Vũ Anh Tuấn
(Phó Phòng Tham mưu của Cục Quản lý Xuất nhập cảnh của Bộ Công an là người thay
mặt ông Trần Văn Dự (Cục phó Cục Xuất nhập cảnh của Bộ Công an) để “đàm phán” với
các doanh nghiệp muốn tham gia chiến dịch “giải cứu” về giá... “duyệt”
kế hoạch “giải cứu” ở phía công an (3)
***
Đọc những bài lược thuật về Kết luận điều tra
vụ án “giải cứu” sẽ dễ dàng nhận ra, hệ thống chính trị, hệ thống công
quyền Việt Nam đã mục ruỗng từ gốc đến ngọn. Tham nhũng không chỉ là tình trạng
phổ biến từ trên xuống dưới, từ trái sang phải mà còn được xem như... đương
nhiên, thành ra cứ “thi hành công vụ” là viên chức thuộc đủ mọi cấp của
tất cả các ngành thản nhiên “chặt đầu, lột da” đối tượng được họ... “phục
vụ”.
Tuy cồng kềnh, nhiều tầng nấc nhưng hệ thống
chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam không có khả năng giám sát - kiềm chế lẫn
nhau, phát giác – ngăn chặn – xử lý sai sót, sai phạm, điều chỉnh sai lầm. Các
cơ quan công quyền phải có tổ chức đảng nhưng lãnh đạo tổ chức đảng trong các
cơ quan công quyền cũng thản nhiên tham gia chia chác “tài sản do phạm tội
mà có”.
Nếu các hệ thống không tồi tệ, viên chức của hệ
thống chính trị, hệ thống công quyền có tự tin đến mức đồng tâm “vẽ vời”, nhất
trí “ăn chia” theo kiểu “tập thể” như vậy? Nội dung Kết luận điều tra về vụ án
“giải cứu” mà hệ thống truyền thông chính thức tại Việt Nam đang thi
nhau lược thuật còn chỉ ra một vấn đề khác, đó là hệ thống chính trị, hệ thống
công quyền Việt Nam kém cả trí lực lẫn năng lực phản ứng trước tình thế ngặt
nghèo, cấp thiết hay tàn bạo đến mức xem tình thế ngặt nghèo, cấp thiết là “cơ
hội kiếm chác”? Vì sao trong tình thế ngặt nghèo, cấp thiết như đã biết, vẫn
phải có tới năm bộ chia nhau xem xét - phê duyệt – kiểm soát việc thực hiện các
chuyến bay... “giải cứu”? Chính phủ không đủ năng lực trong quản trị -
điều hành nên phải chia việc cho các bộ hay chính phủ cũng thấy đó là “cơ hội”
nên cần “tạo điều kiện” cho các bộ... “cải thiện”?
Vì lẽ gì mà lãnh đạo hệ thống chính trị, hệ thống
công quyền “không nghe, không thấy. không nói” suốt 30 tháng, bất kể dân
tình ta thán về việc những nạn nhân của đại dịch COVID-19 đã cũng như đang bị “chặt
đầu, lột da”? Khi khả năng... nghe, thấy, nhận biết yếu kém đến mức như vậy,
chẳng lẽ việc tiếp tục lãnh đạo hệ thống chính trị, hệ thống công quyền vẫn được
xem là... ổn?
***
Ngoài những tình tiết dễ hiểu, có thể tự ngẫm
để tìm câu trả lời, nếu so sánh Kết luận điều tra về việc tổ chức các chuyến
bay... “giải cứu” với những thông tin, sự kiện đã xảy ra trước đó có
liên quan đến hoạt động này, tự nhiên sẽ thấy vẫn còn không ít điều khó hiểu...
Chẳng hạn tổng số chuyên bay giải cứu (bao gồm
“giải cứu” và “combo” là gần 2.000 như giới hữu trách từng công bố (4) hay
chỉ có 772 như Kết luận điều tra ghi nhận?
Tổng số nạn nhân của “tứ bộ” (đúng ra
phải là “ngũ bộ” nếu Bộ Quốc phòng không được xem là cấm địa như thời
chiến) đã được xác định là trên 200.000. Về lý, những nạn nhân này là “bị hại”,
các “bị hại” có được xem xét bồi thường thiệt hại cả về vật chất lẫn
tinh thần không? Khi đưa vụ án và các bị cáo ra xét xử, hệ thống tư pháp có triệu
tập các “bị hại” không, nếu không thì tại sao lại gạt họ qua một bên?
Đã có hai Ủy viên BCH TƯ đảng CSVN (trong đó
có một còn là Ủy viên Bộ Chính trị) cùng kiêm Phó Thủ tướng bị cả tổ chức đảng,
quốc hội, lẫn hệ thống công quyền “xử lý” vì bị xác định là phải chịu “trách
nhiệm liên đới” nhưng tại sao ông Đỗ Xuân Tuyên – cấp trên trực tiếp của
ông Phạm Trung Kiên – người nhận hối lộ khoảng... 180 lần với số tiền lên đến
42,6 tỉ - không bị gì cả? Tương tự, tại sao chỉ có Cục phó Cục Quản lý Xuất nhập
cảnh của Bộ Công an bị xử lý hình sự mà Cục trưởng và những cá nhân ở cấp cao
hơn trong Bộ Công an lại vô sự, cho dù về lý, rõ ràng là không thể né tránh “trách
nhiệm liên đới”?.. Nên hiểu thế nào khi các hệ thống xử lý cả Ủy viên BCH
TƯ đảng, không khoan nhượng với cả cá nhân được BCH TƯ đảng nhất trí đưa vào Bộ
Chính trị, đã vậy còn là các Phó Thủ tướng nhưng lại nhẹ tay với một số cá nhân
ở những vị trí thấp hơn?
Một số doanh nhân tham gia thực hiện các chuyến
bay... “giải cứu”, một số lãnh đạo địa phương liên quan đến việc sắp đặt
“nơi ăn, chốn ở” cho những người Việt bị các hệ thống “chặt đầu, lột
da” chỉ vì có nguyện vọng được “giải cứu” đã bị truy cứu trách nhiệm
hình sự nhưng nếu chỉ chừng đó thì dường như... “sót người, lọt tội”. Với
kiểu hoạt động như đã biết của các hệ thống đã được mô tả khá cặn kẽ trong Kết
luận điều tra, ai tin một số tập đoàn, một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh
vực lưu trú tại Việt Nam, bỗng nhiên được chính quyền một số địa phương lựa chọn
để cung cấp dịch vụ “cưỡng bức cách ly” , khiến chi phí hồi hương vọt
lên như pháo thăng thiên và đó mới là lý do khiến dân tình ta thán, công chúng
bất bình, góp phần dẫn tới quyết định phải khởi tố để điều tra – là... hoàn
toàn... vô tư?
------------
Chú thích
(3) https://vnexpress.net/nhung-cuoc-nga-gia-hang-nghin-usd-khi-duyet-chuyen-bay-giai-cuu-4589276.html
(4) https://plo.vn/toan-canh-vu-an-chuyen-bay-giai-cuu-den-ngay-31-12-2022-post714327.html
.
===============================================
.
.
Vụ
‘chuyến bay giải cứu’: Hàng chục quan chức nhận hối lộ hơn 180 tỷ đồng, bị đề
nghị truy tố
05/04/2023
Bộ Công an Việt Nam hôm 4/4 đề nghị truy tố 54
bị can trong vụ án đưa, nhận hối lộ khi tổ chức các chuyến bay hồi hương người
Việt Nam giữa đại dịch COVID-19. Bộ cho biết rằng hàng chục quan chức chính phủ
đã nhận hối lộ tổng số tiền lên đến hơn 180 tỷ đồng.
https://gdb.voanews.com/095c0000-0a00-0242-614c-08da9b238d4d_w1023_r1_s.jpg
Nhân viên y tế phun khử khuẩn khi những hành khách là công dân Việt Nam
xuống sân bay sau chuyến bay hồi hương từ Singapore giữa đại dịch COVID, tại
Sân bay Cần Thơ ngày 7/8/2020. Bộ Công an vừa đề nghị truy tố hàng chục quan chức
nhận hối lộ trong vụ chuyến bay "giải cứu".
Vụ án, còn được gọi là vụ “chuyến bay giải cứu”,
được Cơ quan An ninh Điều tra (ANĐT) của Bộ Công an bắt đầu điều tra từ tháng 1
năm ngoái khiến hàng chục quan chức trong các bộ, ngành của chính phủ Việt Nam
bị bắt giam, trong đó có Thứ trưởng Ngoại giao Tô Anh Dũng, người bị cáo buộc
nhận hối lộ hơn 21 tỷ đồng.
Vụ tham nhũng này được cho là nguyên nhân khiến
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh phải thôi chức. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc
cũng phải từ chức vì “chịu trách nhiệm” cho những sai phạm của cấp dưới, mà ông
Minh nằm dưới quyền khi ông là thủ tướng chính phủ.
Báo Điện
tử Chính phủ hôm 4/4 cho biết cơ quan ANĐT của Bộ đã kết thúc điều tra
vụ án và chuyển hồ sơ đến Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, trong đó đề nghị truy
tố 21 bị can tội “Nhận hối lộ”, 23 bị can về tội “Đưa hối lộ”, 4 bị can về tội
“Môi giới hối lộ” và 2 bị can khác về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo Bộ
luật Hình sự của Việt Nam.
Bộ Ngoại giao Việt Nam, cùng với các bộ ngành
khác như Y tế, Giao thông Vận tải, Công an, và Quốc phòng, đã tổ chức khoảng
1.000 chuyến bay giải cứu đưa hơn 200.000 người Việt hồi hương từ 60 quốc gia
và vùng lãnh thổ trong thời gian đại dịch theo “chủ trương nhân đạo của chính
phủ”, theo cách gọi của chính quyền Việt Nam.
Theo kết luận điều tra của Bộ Công an được
báo Người
Lao động trích dẫn, Văn phòng Chính phủ cùng các bộ có nhiệm vụ tổ chức
các “chuyến bay giải cứu” trong khi các tỉnh, thành phố tổ chức cách ly công
dân khi về nước. Theo đó, các doanh nghiệp muốn được cấp phép chuyến bay phải
xin chủ trương cách ly từ các tỉnh, thành rồi nộp hồ sơ cho Bộ Ngoại giao. Sau
đó, hồ sơ sẽ được trình Văn phòng Chính phủ sau khi được tổ công tác của các bộ
thẩm định.
Kết luận cho rằng, trong quá trình triển khai
các chuyến bay hồi hương này, “một số cá nhân có thẩm quyền ở các bộ, ngành đã
gây khó khăn, nhũng nhiễu, làm khó doanh nghiệp tổ chức chuyến bay. Cơ quan điều
tra của công an cho rằng việc “nhũng nhiễu” này đã “tạo cơ chế xin-cho, buộc
doanh nghiệp phải nâng giá vé máy bay và các chi phí phát sinh khác để phục vụ
việc ‘bôi trơn’, đưa hối lộ”.
Các bị can trong vụ án, gồm các cựu lãnh đạo
các bộ, ngành, địa phương, đã nhận hối lộ từ hàng chục đến hàng trăm lần, với tổng
số tiền hơn 180 tỷ đồng, theo kết luận của Bộ Công an.
Ông Dũng, với cương vị thứ trưởng ngoại giao
phụ trách Cục Lãnh sự, được cho là đã được đại diện của 13 doanh nghiệp tìm
cách tiếp cận, đặt vấn đề để được giải quyết thủ tục trong thời gian từ tháng
5/2020 đến tháng 1/2022. Điều tra của Bộ Công an kết luận rằng ông Dũng đồng ý
với các đại diện doanh nghiệp về việc hỗ trợ, chỉ đạo cấp dưới làm thủ tục cấp
phép, tổ chức chuyến bay khi hai bên đều hiểu rằng sẽ có “phần tiền cảm ơn”.
Vị cựu thứ trưởng ngoại giao, bị khởi tố hồi
tháng 4 năm ngoái, bị cáo buộc 8 lần nhận tiền của bà Hoàng Diệu Mơ, tổng giám
đốc Công ty TNHH Thương mại Du lịch và Dịch vụ Hàng không An Bình, với số tiền
8,5 tỷ đồng. Ngoài ra ông Dũng còn được cho là đã 29 lần nhận tiền của các
doanh nghiệp khác tại phòng làm việc, nhà riêng, quán cà phê. Ông bị cáo buộc
nhận tổng cộng 21,5 tỷ đồng.
Cũng theo kết luận của Bộ Công an, ông Phạm
Trung Kiên, cựu thư ký của Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, nhận hối lộ từ các
doanh nghiệp 180 lần trong 4 tháng, với tổng số tiền hơn 42,6 tỷ đồng. Đây là bị
can bị cáo buộc nhận số tiền lớn nhất trong vụ án này, theo Người Lao Động.
Kết luận, được báo Thanh
Niên trích dẫn, còn cho biết các doanh nghiệp cũng lợi dụng vụ việc thực
hiện các chuyến bay “giải cứu” để truc lợi. Hơn 100 doanh nghiệp được cấp phép
thực hiện các chuyến bay này nhưng chỉ có khoảng 20 nhóm đơn vị triển khai
trong khi số còn lại “cho mượn pháp nhân hoặc đứng ra xin cấp phép rồi nhương
quyền tổ chức”. Kết luận còn cho biết, để có tiền “bôi trơn” các doanh nghiệp
nâng giá vé máy bay và chi phí phát sinh. Vẫn theo Bộ Công an, một số cá nhân
liên quan khi bị điều tra còn tìm cách “chạy án” bằng tiền hối lộ.
Bộ Công an kết luận rằng đây là “vụ án đặc biệt
nghiêm trọng, phức tạp, xảy ra trong bối cảnh tình hình dịch bệnh COVID-19 bùng
phát” và “hành vi phạm tội của các bị can trong vụ án là đặc biệt nghiêm trọng”.
Bộ Công an nói rằng vụ việc này “ảnh hưởng nghiêm trọng” đến uy tín của Việt
Nam trên trường quốc tế, “làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với đảng, nhà
nước, tạo sơ hở để các thế lực thù địch xuyên tạc, kích động gây hoang mang trong
quần chúng nhân dân”.
VIDEO :
Vụ ‘chuyến
bay giải cứu’: Hàng chục quan chức nhận hối lộ hơn 180 tỷ đồng, bị đề nghị truy
tố | VOA
https://www.voatiengviet.com/a/7037864.html
https://www.youtube.com/watch?v=z2eDMKBXe5k&t=4s
No comments:
Post a Comment