17/04/2023
Truyền
thông do nhà nước Việt Nam quản lý hôm 16/4 đồng loạt đưa tin rằng các nhà chức
trách đã bắt giữ một “đối tượng” có tên Đường Văn Thái mà họ cho là “xâm nhập
trái phép” vào Việt Nam giữa lúc có các thông tin rằng nhà hoạt động đang xin tị
nạn này bị mất tích ở Thái Lan.
https://gdb.voanews.com/01000000-0aff-0242-f9ad-08db3f558a4f_w1023_r1_s.jpg
Cựu nhà báo bất đồng chính kiến Đường Văn Thái bị cho là mất tích ở Thái
Lan cùng thời điểm chính quyền Việt Nam thông báo bắt giữ ông khi "xâm nhập
trái phép" qua cửa khẩu ở Hà Tĩnh.
Báo Điện tử Chính phủ và nhiều tờ báo chính thống
trong nước cùng đăng một bản tin có nội dung tương tự, trong đó nói rằng công
an Hà Tĩnh đang xác minh, làm rõ “người đàn ông xâm nhập trái phép vào địa
phương này qua đường mòn, lối mở.”
Người đàn ông mà tờ báo chính thống của Chính
phủ Việt Nam và nhiều báo do nhà nước kiểm duyệt gọi là “đối tượng” bị công an
Hà Tĩnh phát hiện vào Việt Nam trái phép qua lối mở ở khu vực biên giới thuộc
xã Kim Sơn 1.
Theo báo
Chính phủ, người đàn ông này không có giấy tờ tùy thân nhưng khai nhận tên
Đường Văn Thái, sinh năm 1982, quê quán thôn Hà Lâm 3, xã Thụy Lâm, huyện Đông
Anh, thuộc Hà Nội.
Trước đó, nhiều nhà hoạt động xã hội trong và
ngoài nước lên tiếng về sự mất tích của YouTuber bất đồng chính kiến Đường Văn
Thái, hiện đang xin tị nạn chính trị và sống ở Thái Lan.
Bà Grace Bui, một nhà hoạt động nhân quyền và
thiện nguyện trợ giúp người tị nạn ở Thái Lan, cho VOA biết bà được tin ông
Thái bị bắt ngày 14/4 và gọi ngay cho ông nhưng điện thoại “chuông reo nhưng
không bắt máy.” Trước đó hôm 12/4, theo bà Grace Bui, ông Thái “có phỏng vấn
tái định cư với UNHCR (Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn).”
Một bài
báo bằng tiếng Thái Lan được chia sẻ trên mạng xã hội cho thấy nhắc đến
Thai Van Duong (tên trên mạng xã hội của ông Đường Văn Thái) và hình ảnh những
đăng tải cuối cùng của ông trên Facebook về chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ
Antony Blinken tới Hà Nội và Lễ té nước Songkran ở Thái Lan. Theo anh Chinh
Nhân, người chia sẻ thông tin và bản thân cũng đang xin tị nạn ở Thái Lan, cho
VOA biết bài viết của báo Thái Lan nói "họ nghi ngờ hai bài viết cuối cùng
của Thái là do những người an ninh CSVN viết đăng lên nhằm mục đích đánh lạc hướng
dư luận là thời điểm đó TVĐ (Thái Văn Đường) vẫn còn bình an vô sự, thực chất
thì TVĐ đã bị (an ninh) CSVN bắt trước đó rồi.”
VOA không thể độc lập kiểm chứng các thông tin
trên.
Trước đây vào năm 2019, nhà báo bất đồng chính
kiến Trương Duy Nhất cũng được cho là đã “đột ngột mất tích ở Thái Lan” khiến
ba dân biểu Quốc hội Mỹ phải
yêu cầu Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ mở một cuộc điều tra vụ việc bị nghi là
do các đặc vụ Việt Nam thực hiện. Chính quyền Việt Nam sau đó kết án ông Nhất
10 năm tù với cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ”.
Trước đó hai năm, chính phủ Đức cáo buộc Việt
Nam đưa các đặc vụ đến bắt cóc cựu lãnh đạo ngành dầu khí Trịnh Xuân Thanh tại
Berlin, nơi mà ông này khi đó đang xin bảo hộ tị nạn. Việt Nam sau đó nói ông
Thanh “tự về nước đầu thú” và kết án ông tù chung thân với cáo buộc tham nhũng.
Ông Thái, một cựu nhà báo ở Việt Nam, từng
tham gia nhóm “Lều của đầy tớ,” một trang Facebook chia sẻ thông tin về nhà cửa
dinh thự của quan chức chính quyền. Ông cũng đưa nhiều tin tức khó kiểm chứng về
tham ô hay sự cấu kết giữa các quan chức hay của quan chức và doanh nghiệp sân
sau.
Bà Grace Bui cho biết bà đã báo với UHNCR ở
Thái Lan về việc ông Thái, người đến tị nạn ở Thái Lan từ tháng 2/2019, bị mất
tích. VOA đã gửi yêu cầu bình luận đến văn phòng UNHRC ở Bangkok.
Ông Thái từng nói
với VOA hồi đầu năm ngoái rằng ông và những người Việt Nam đang tị nạn
ở Thái Lan lo ngại việc văn phòng của UNHRC tại Bangok chậm mở cửa lại sau đại
dịch sẽ dẫn đến việc thẻ tị nạn của họ bị hết hạn và có nguy cơ bị an ninh nước
sở tại bắt giữ.
Người Việt tị nạn ở Thái Lan hiện không có trại
tị nạn, sống bấp bênh và phải tự bươn chải trong khi chính phủ Thái Lan xem mọi
người đào tị là di dân bất hợp pháp, và những người tị nạn này có thể bị chính
quyền nước sở tại bắt bất cứ lúc nào. Theo tổ chức BPSOS, hiện nay có khoảng
800 người Việt Nam đã được xét có quy chế tị nạn tại Thái Lan, và nhiều người
trong số họ phải chờ nhiều năm để có cơ hội đi định cư ở các nước thứ 3.
Truyền thông trong nước cho biết công an Hà
Tĩnh đang “kiểm tra, xác minh, làm rõ, xử lý theo quy định của pháp luật” đối với
việc “xâm nhập trái phép” vào Việt Nam của ông Đường Văn Thái.
VIDEO :
VN
bắt Đường Văn Thái giữa lúc có tin nhà hoạt động đang xin tị nạn ở Thái Lan bị
mất tích | VOA
https://www.youtube.com/watch?v=0kIIqnpf79I
No comments:
Post a Comment