Trung Quốc sẽ phản ứng
ra sao nếu Việt - Mỹ nâng cấp đối tác chiến lược?
Bùi Thư
BBC News Tiếng Việt
Bangkok, Thái Lan
1 tháng 4 năm 2023
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cjry1jx2kqko
Trong bối cảnh quan hệ Việt-Mỹ có khả năng nâng cấp
quan hệ đối tác chiến lược trong năm 2023, một số chuyên gia nhận định, Trung
Quốc sẽ xem đây là thách thức đối với ảnh hưởng của họ trong khu vực.
"Trung Quốc đã mở rộng sự hiện diện kinh
tế, ngoại giao và quân sự ở Đông Nam Á, và mối quan hệ ngày càng tăng giữa Việt
Nam và Hoa Kỳ có thể được coi là một trở ngại cho tham vọng của Trung Quốc
trong khu vực," Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu chiến lược từ Hà Nội
nhận định.
Trước đó, trả lời BBC News Tiếng Việt, nhà
nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở Washington
DC, Bích Trần nhận định:
"Trong bối cảnh cạnh tranh Mỹ-Trung, việc
Việt Nam chính thức nâng cấp quan hệ với Mỹ có thể sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới
quan hệ Việt-Trung."
Việt-Mỹ: Hai nước cựu
thù có khả năng thành đối tác chiến lược trong năm nay?
35 năm trận Gạc Ma
và di sản nhức nhối của ‘cuộc thảm sát’
Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm:
'TQ lợi dụng dịch Covid-19 để đẩy mạnh độc chiếm Biển Đông'
.
Các kịch bản khả dĩ
Theo ông Hà Hoàng Hợp, Trung Quốc có thể đáp
trả quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam-Mỹ theo một số cách.
"Một khả năng là Trung Quốc có thể tìm
cách tăng cường can dự với Việt Nam để đối trọng với ảnh hưởng của Hoa Kỳ. Điều
này có thể liên quan đến việc cung cấp các ưu đãi kinh tế, tăng cường hợp tác
quân sự hoặc tăng cường quan hệ ngoại giao với Việt Nam," ông Hợp phân
tích.
Một khả năng khác, vẫn theo nhà nghiên cứu Hà
Hoàng Hợp, là Trung Quốc có thể coi quan hệ đối tác Việt-Mỹ là một mối đe dọa
và đáp trả bằng các hành động hung hăng hơn, chẳng hạn như tăng cường sự hiện
diện quân sự trong các vùng lãnh thổ tranh chấp ở Biển Đông hoặc áp đặt các biện
pháp trừng phạt kinh tế đối với Việt Nam.
"Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là
phản ứng của Trung Quốc đối với quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam-Mỹ sẽ phụ
thuộc vào một loạt các yếu tố, bao gồm tình trạng quan hệ của chính Trung Quốc
với Hoa Kỳ, cũng như nhận thức của họ về tầm quan trọng chiến lược của Việt Nam
trong khu vực," ông viết trên trang Facebook cá nhân.
Việt Nam và Trung Quốc bình thường hóa quan hệ
vào năm 1991. Đến năm 2000, hai nước đã giải quyết những tranh cấp về biên giới
trên đất liền và trên biển ở vùng Vịnh Bắc Bộ. Kể từ năm 2004, Trung Quốc trở
thành đối tác thương mại lớn nhất và là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt
Nam.
Trong khi Việt Nam tiếp tục là đối tác thương
mại lớn nhất của Trung Quốc trong Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và đối
tác lớn thứ sáu của Trung Quốc trên thế giới, theo Dân
Trí.
Dù đã gỡ bỏ phần nào những xung đột trong quá
khứ nhưng vẫn còn một mức độ ngờ vực giữa hai nước, nhất là về yêu sách của
Trung Quốc trên Biển Đông. Chuẩn Đô đốc
Lê Kế Lâm từng lưu ý với BBC News Tiếng Việt về sự nhạy
cảm trong mối quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc đòi hỏi phía Việt Nam phải cẩn
trọng:
"Ở gần một nước lớn mà nước đó luôn luôn
có tư tưởng làm bá chủ thiên hạ thì Việt Nam bao giờ cũng vất vả, phải giữ quan
hệ để không xảy ra mâu thuẫn," ông Lâm nhìn nhận.
Việt Nam có thể từ
chối nâng cấp ngoại giao với Washington giữa căng thẳng Mỹ-Trung
Chiến tranh Việt Nam sau
50 năm: 7 lý do vì sao Mỹ thua
Biển Đông trong mối
quan hệ giữa Việt Nam - Trung Quốc hiện nay ra sao?
Ông Lâm cũng nhấn mạnh rằng trong dịp kỷ niệm
35 năm cuộc thảm sát Gạc Ma ngày 14/3 vừa qua (1988-2023), bảo vệ chủ quyền biển
đảo sắp tới đây là một nhiệm vụ hết sức nặng nề đối với Hà Nội:
"Chủ trương của
Trung Quốc độc chiếm biển Đông là không bao giờ thay đổi. Họ không chịu yên vị
là cường quốc lục địa thôi mà họ muốn trở thành cường quốc trên đại
dương."
Về việc nâng cấp quan hệ với Hoa Kỳ lên thành
đối tác chiến lược, Trung Quốc có thể xem đây là động thái của Việt Nam để
phòng ngừa ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc và củng cố vị thế của mình
trong khu vực, theo Tiến sỹ
Hà Hoàng Hợp.
"Trung Quốc cũng có thể xem quan hệ đối
tác Việt-Mỹ là một phần của mô hình nỗ lực rộng lớn hơn của Mỹ nhằm kiềm chế sự
trỗi dậy của Trung Quốc như một cường quốc toàn cầu. Trung Quốc thường xuyên
cáo buộc Mỹ can thiệp vào công việc nội bộ và cố gắng làm suy yếu sự phát triển
của nước này. Mối quan hệ ngày càng phát triển giữa Việt Nam và Hoa Kỳ
có thể được coi là một phần của chiến lược lớn
hơn này của Hoa Kỳ," ông Hợp phân tích.
Nhà nghiên
cứu Bích Trần nhận định với BBC hôm
30/3, việc Mỹ lo ngại sự bành trướng của Trung Quốc là một yếu tố quan trọng
trong việc Washington muốn nâng cấp quan hệ với Hà Nội:
"Về phía Việt Nam, yếu tố Trung Quốc vừa
thúc đẩy vừa kìm hãm việc thắt chặt quan hệ với Mỹ. Một mặt, những hành vi đáng
lo ngại của Trung Quốc ở Biển Đông khiến cho việc Việt Nam tăng cường hợp tác
an ninh với Mỹ ngày càng trở nên thiết thực hơn. Mặc khác, Trung Quốc là đối
tác thương mại lớn nhất của Việt Nam và một trong số ít các nước xã hội chủ
nghĩa còn sót lại trên thế giới."
.
Trung Quốc quan tâm Biển Đông trong quan hệ Việt-Mỹ
Trong cuộc điện đàm tối 29/3, Tổng bí thư Nguyễn
Phú Trọng và Tổng thống Joe Biden đã nhất trí về việc thực hiện Tuyên bố về ứng
xử của các bên ở Biển Đông (DOC), sớm ký kết Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(COC) hiệu lực, hiệu quả phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của
Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.
Theo thông cáo của Nhà Trắng, ông Biden đã củng
cố "cam kết của Mỹ đối với một Việt Nam mạnh mẽ, thịnh vượng, kiên cường
và độc lập". Đồng thời cho biết thêm đôi bên sẽ hợp tác để giải quyết các
thách thức khu vực và đảm bảo một Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở.
Nhà nghiên
cứu Hà Hoàng Hợp nêu quan sát, một lĩnh vực
tiềm năng mà Trung Quốc quan tâm trong quan hệ đối tác Việt-Mỹ là Biển Đông.
"Trung Quốc tuyên bố hầu hết Biển Đông là
lãnh thổ của mình, bao gồm các khu vực cũng được Việt Nam và các nước Đông Nam
Á khác tuyên bố chủ quyền. Hoa Kỳ đã có lập trường mạnh mẽ chống lại các yêu
sách lãnh thổ của Trung Quốc ở Biển Đông và đã tiến hành các hoạt động tự do
hàng hải trong khu vực để thách thức các yêu sách của Trung Quốc," ông Hợp
viết.
Về mặt lợi ích, bà
Bích Trần phân tích cho BBC rằng, mếu Việt Nam và Mỹ
nâng cấp quan hệ lên mức đối tác chiến lược thì Quốc hội Mỹ có thể ủng hộ nhiều
sáng kiến trợ giúp Việt Nam về an ninh hơn.
"Một tuyên bố chung về quan hệ đối tác
chiến lược sẽ giúp cho giới quan chức Việt Nam cảm thấy tự tin hơn trong việc hợp
tác với Mỹ," bà Bích nhận định.
Xét trên mối quan hệ có khả năng "xích lại
gần nhau hơn" giữa Mỹ và Việt Nam, ông
Hà Hoàng Hợp cho rằng, điều này có thể khuyến
khích Việt Nam có lập trường quyết đoán hơn trong các tranh chấp Biển Đông và
làm gia tăng căng thẳng với Trung Quốc.
"Tuy nhiên, cũng có thể quan hệ đối tác
Việt-Mỹ có thể giúp tạo điều kiện thuận lợi cho các nỗ lực ngoại giao để giải
quyết tranh chấp Biển Đông. Hoa Kỳ đã khuyến khích tất cả các bên theo đuổi giải
pháp hòa bình cho các tranh chấp lãnh thổ trong khu vực, và mối quan hệ ngày
càng tăng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ có thể cung cấp một nền tảng cho đối thoại và
hợp tác mang tính xây dựng,"
"Quỹ đạo tương lai của mối quan hệ Việt
Nam-Mỹ-Trung sẽ phụ thuộc vào một loạt các yếu tố chính trị, kinh tế và an ninh
phức tạp, và sẽ đòi hỏi đối thoại và hợp tác liên tục giữa tất cả các bên liên
quan," ông Hợp đúc kết.
No comments:
Post a Comment