Ngoại trưởng Mỹ Blinken sẽ đến Việt Nam sau ngày 14/04
BBC News Tiếng Việt
9 tháng 4 2023
https://www.bbc.com/vietnamese/world-65224254
Ngoại trưởng Mỹ Antony J. Blinken sẽ đến Việt Nam
nhân kỷ nhiệm 10 năm hai quốc gia thiết lập quan hệ đối tác toàn diện (2013 -
2023), theo thông
cáo từ Bộ Ngoại giao Mỹ ngày
10/04.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/D17F/production/_129313635_gettyimages-1325042075.jpg
Chuyến đi của ông Blinken được xem nằm
trong nỗ lực của Washington nhằm nâng cấp mối quan hệ song phương với Việt Nam
lên tầm 'đối tác chiến lược' trong năm nay
Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết ông Blinken sẽ công
du Anh Quốc, Ireland, Việt Nam và Nhật Bản từ ngày 11-18/04/2023.
"Ngoại trưởng Blinken sẽ đến Hà Nội, Việt
Nam để thúc đẩy các cuộc thảo luận quan trọng với các đối tác Việt Nam trong bối
cảnh chúng tôi sẽ kỷ niệm 10 năm thiết lập Quan hệ Đối tác Toàn Diện. Ngoại trưởng
sẽ gặp các quan chức cấp cao của Việt Nam để cùng thảo luận về một tầm nhìn
chung của chúng tôi về khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương kết nối, thịnh vượng,
hòa bình và kiên cường", theo Bộ Ngoại giao Mỹ.
Ông Blinken sẽ tháp tùng
Tổng thống Mỹ Biden đến Anh Quốc và Ireland từ ngày 11-14/04 trước chuyến công
du châu Á.
Sau Việt Nam, ông Blinken
sẽ đến thị trấn Karuizawa của Nhật Bản để tham dự Hội nghị Ngoại trưởng G7 và thảo luận về các vấn đề toàn cầu, bao gồm cuộc xâm lược của Nga nhằm
vào Ukraine, vấn đề giải trừ và không phổ biến vũ khí hạt nhân, an ninh thực phẩm
và năng lượng, và thúc đẩy một tầm nhìn vững chắc về một khu vực Ấn Độ Dương -
Thái Bình Dương tự do và rộng mở.
Trước đó, thông tin Ngoại trưởng Mỹ Antony
Blinken sẽ đến Việt Nam được Thượng Nghị sĩ Mỹ Jeff Merkley công bố vào ngày
08/04 tại Hà Nội.
"Tuần tới, Ngoại trưởng Mỹ sẽ đến
đây," Thượng nghị sĩ tiểu bang Oregon Jeff Merkley tuyên bố trong khuôn khổ
chuyến đi của phái đoàn Quốc hội Mỹ do ông dẫn đầu tới Việt Nam và Indonesia,
nhằm thúc đẩy hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình
Dương.
Ông Blinken có thể đến việt
Nam vào ngày thứ Bảy 15/04, sau đó sẽ lên đường sang Nhật Bản dự Hội nghị Ngoại
trưởng G7 (từ 16 đến 18/04), theo Reuters.
Chuyến đi của ông Blinken được xem nằm trong nỗ
lực của Washington nhằm nâng cấp mối quan hệ song phương với Việt Nam lên tầm
'đối tác chiến lược' trong năm nay, lý tưởng là vào đúng tháng 07/2023, nhân kỷ
niệm 10 năm hai nước thiết lập 'quan hệ đối tác toàn diện'.
'Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện' được
xem là mức cao nhất, mức tiếp theo là 'đối tác chiến lược' và 'đối tác toàn diện'.
Việt Nam và Hoa Kỳ xác lập 'quan hệ đối tác toàn diện' vào tháng 07/2013.
Trước đó vào ngày 29/03, Tổng thống Mỹ Joe
Biden đã có cuộc điện đàm với Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, Nguyễn Phú Trọng.
Cả hai nhà lãnh đạo đã đồng thuận tăng cường mối quan hệ song phương, tuy nhiên
không đề cập về việc chính thức nâng cấp mối quan hệ.
Tuyên bố từ
Washington có nội
dung, "Tổng thống Mỹ Biden khẳng định các cam
kết của Mỹ về một Việt Nam độc lập, vững mạnh, thịnh vượng, tự cường, lưu ý năm
2023 là kỷ niệm 10 năm Việt Nam và Hoa kỳ thiết lập Quan hệ Đối tác Toàn diện.
Hai nhà lãnh đạo đã thảo luận về tầm quan trọng củng cố và mở rộng mối quan hệ
song phương [...]."
Về phía Việt
Nam, truyền thông dẫn
lời ông Nguyễn Phú Trọng sau cuộc điện đàm như sau, "Hai nhà lãnh đạo bày tỏ vui mừng có dịp trao đổi trong dịp kỷ niệm
10 năm thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam-Hoa Kỳ; đánh giá cao sự
phát triển tích cực, toàn diện của quan hệ hai nước thời gian qua và nhất trí
thúc đẩy, phát triển, làm sâu sắc hơn quan hệ song phương [...]".
Tranh luận về dàn lãnh đạo Việt Nam từ chức và quan hệ Việt - Mỹ -
Trung
Việt Nam - Hoa Kỳ có khả năng thành đối tác chiến lược trong năm nay?
.
Nhân tố 'Trung Quốc'
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/11F9F/production/_129313637_articlethumbnail.jpg
Trang Nikkei
Asia nhận định Việt Nam đã thực thi nền ngoại giao điện đàm [phone diplomacy]
nhằm cân bằng quan hệ song phương giữa Mỹ và Trung Quốc trong cuối tháng Ba và
đầu tháng Tư
Nhiều nhà phân tích nhận định Việt Nam đang thận
trọng trong việc nâng cấp mối quan hệ với Mỹ trong năm nay vì e ngại có thể tạo
sự căng thẳng với Trung Quốc.
Trang Nikkei Asia nhận
định Việt Nam đã thực thi 'nền ngoại giao điện đàm' [phone diplomacy]
nhằm cân bằng quan hệ song phương giữa Mỹ và Trung Quốc khi ngày 04/04, sau cuộc
điện đàm giữa ông Trọng và ông Biden, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã điện đàm với
người đồng cấp Trung Quốc Lý Cường.
Cuộc điện đàm có nội dung, theo truyền
thông Việt Nam, "hai Thủ tướng nhất trí sẽ tăng cường trao đổi, phối hợp,
nỗ lực thúc đẩy quan hệ song phương bước vào giai đoạn phát triển mới
[...]".
Vào tháng 01/2023, Tiến sỹ Huỳnh Tâm Sáng, nhà
nghiên cứu quan hệ quốc tế từ Taiwan NextGen Foundation và Pacific Forum bình
luận với BBC News Tiếng Việt về nhân tố Trung Quốc trong khả năng nâng cấp quan
hệ song phương giữa Mỹ và Việt Nam, "Vị trí địa lý sát sườn Trung Quốc,
tính gắn kết về lịch sử và ý thức hệ, bản chất của quan hệ song phương với tính
chất bất đối xứng, cùng quan hệ kinh tế 'môi hở răng lạnh' khiến các tổn thương
mà Việt Nam phải chịu sẽ lớn hơn và có nguy cơ kéo dài khi bị Trung Quốc 'phản ứng'
hay 'trừng phạt' khi nâng cấp quan hệ với Mỹ."
Cũng từ đầu năm nay khi Hoa Kỳ thể hiện ý muốn
rõ ràng muốn nâng cấp mối quan hệ song phương với Việt Nam, ông Vũ Xuân Khang,
Nghiên cứu sinh Tiến sĩ ngành An ninh quốc tế tại Đại học Boston (Boston
College) nói về sức ép từ Trung Quốc, "Bắc Kinh hiểu rõ rằng những chuyển
biến tích cực trong quan hệ Việt-Mỹ trong 10 năm trở lại đây đều bắt nguồn từ
việc cả Hà Nội lẫn Washington đều có chung nỗi lo về Trung Quốc bành trướng
trên Biển Đông."
"Chính sách nhất quán của Trung Quốc đối
với Việt Nam luôn là không cho Việt Nam ngã về một cường quốc nào khác ngoài
Trung Quốc do lo ngại các cường quốc khác có thể sử dụng Việt Nam làm bàn đạp để
kiềm tỏa Trung Quốc. Điều này có thể thấy rõ vào năm 1979 khi Trung Quốc đã 'dạy
cho Việt Nam một bài học' sau khi Hà Nội ngã về phe Liên Xô và giúp Moscow bao
vây Trung Quốc từ phía Nam", ông Khang bình luận với BBC.
Cho đến nay Việt Nam chỉ mới thiết lập 'quan hệ
đối tác chiến lược toàn diện' với Trung Quốc (năm 2008), Nga (năm 2012), Ấn Độ
(năm 2016), và Hàn Quốc (năm 2022).
Năm 2013, cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố về
mong muốn Việt Nam sẽ thiết lập các mối quan hệ đối tác chiến lược với năm
thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (UNSC).
Cho đến nay, chỉ có hai thành viên thường trực
UNSC có 'quan hệ đối tác chiến lược toàn diện' với Việt Nam là Trung Quốc, Nga.
Hai thành viên thường trực khác có 'quan hệ đối tác chiến lược' với Việt Nam là
Anh (năm 2010) và Pháp (năm 2013).
Mỹ là thành viên duy nhất trong UNSC chỉ có
quan hệ 'đối tác toàn diện' với Việt Nam từ năm 2013 đến nay.
Trung Quốc gây sức ép với Nga, có thể tạo xung đột cao 'chưa từng có'
trên Biển Đông
Tranh luận về dàn lãnh đạo Việt Nam từ chức và quan hệ Việt - Mỹ -
Trung
---------------------------------------------
Quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam
Ngày 29
tháng 3 năm 2022
Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú
Trọng và Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden điện đàm "nhất trí thúc đẩy, phát triển
và làm sâu sắc hơn quan hệ song phương"
Ngày 19
tháng 6 năm 2022
Tàu bệnh viện USNS Mercy thuộc Bộ Tư lệnh Hải
vận Quân sự Hoa Kỳ đã cập Cảng Vũng Rô, Phú Yên, Việt Nam, đánh dấu điểm dừng
chân đầu tiên trong khuôn khổ chương trình Đối tác Thái Bình Dương 2022.
XEM TIẾP : https://www.bbc.com/vietnamese/world-65224254
---------------------------------
TIN LIÊN
QUAN
Việt-Mỹ:
Hai nước cựu thù có khả năng thành đối tác chiến lược trong năm nay?
31 tháng 3 năm 2023
.
Ngoại trưởng
Blinken tới TQ để tăng giao lưu Mỹ-Trung còn VN đang chọn vị thế gì?
29 tháng 1 năm 2023
.
Tranh luận
về dàn lãnh đạo Việt Nam từ chức và quan hệ Việt - Mỹ - Trung
7 tháng 4 năm 2023
.
Trung Quốc
gây sức ép với Nga, có thể tạo xung đột cao 'chưa từng có' trên Biển Đông
8 tháng 4 năm 2023
No comments:
Post a Comment