Một công ty khổng lồ của Trung
Hoa đang bán hệ thống dùng máy thu hình theo dõi và giám sát cho Iran
Tate Ryan Mosley
DCVOnline dịch thuật
POSTED ON APRIL 10, 2023
Một phúc
trình mới làm sáng tỏ một ngành kỹ nghệ mờ ám mà những quốc gia độc tài hân
hoan xuất cảng kỹ thuật giám sát cho những chế độ đàn áp trên khắp thế giới.
https://wp.technologyreview.com/wp-content/uploads/2021/12/Toolbox-2f.jpg?fit=1616,908
Hộp công cụ của chế độ độc tài. Nguồn: MS-TECH |
ENVATO
Theo một phúc trình mới
của IPVM, một nhóm nghiên cứu kỹ
thuật theo dõi/giám sát, một công ty Trung Hoa đang bán kỹ thuật giám sát của họ
cho Vệ binh Cách mạng, cảnh sát và quân đội Iran. Công ty tên Tiandy, là một
trong những công ty kỹ thuật theo dõi và giám sát bằng máy thâu hình lớn nhất
thế giới, phúc trình doanh thu gần 700 triệu đô la vào năm 2020. Công ty đó bán
máy ảnh và phần mềm hỗ trợ Thông minh Nhân tạo (AI) đi kèm, kể cả kỹ thuật nhận
dạng khuôn mặt, phần mềm mà công ty tuyên bố có thể xác định chủng tộc của ai
đó, và các bàn thẩm vấn “thông minh” để dùng chung với “ghế cọp”, được thế giới
coi như một dụng cụ tra tấn.
Bản phúc trình là một cái nhìn hiếm hoi về một
số chi tiết cụ thể về mối quan hệ chiến lược của Trung Hoa với Iran và cách thức
mà nước này phân phối kỹ thuật giám sát cho các chế độ chuyên chế khác ở nước
ngoài.
Công cụ “theo dõi sắc tộc” của Tiandy, đã bị
giới chuyên gia nói chung coi là không chính xác và vô đạo đức, được cho
là một
trong một số hệ thống dựa trên AI mà chính phủ Trung Hoa sử dụng để
đàn áp nhóm thiểu số Uyghur ở tỉnh Tân Cương, cùng với phần mềm nhận
dạng khuôn mặt của Huawei, kỹ thuật AI nhận diện cảm
xúc và nhiều kỹ thuật khác. (Huawei đã phủ nhận có liên quan trong khu
vực.)
Bản phúc trình, dựa trên những phân tích những
bài đã đăng công khai trên mạng xã hội và tài liệu tiếp thị trên web của
Tiandy, cho thấy công ty đã ký hợp đồng 5 năm với Iran, ở đó Tiandy dự tính có
tám nhân viên địa phương. Bản phúc trình cũng nêu chi tiết cho thấy trong khi
Tiandy là tài sản tư nhân, Giám đốc điều hành của nó, Dai Lin, là người công
khai ủng hộ Đảng Cộng sản, đang cầm quyền ở Trung Hoa và Dai Lin cũng là công
ty cung cấp chính cho chính phủ Trung Hoa. Mặc dù hệ thống theo dõi giám
sát chính xác mà Tiandy sẽ bán cho Iran vẫn chưa rõ ràng, nhưng IPVM đã tìm thấy
camera Tiandy được một công ty Iran Sairan sử dụng—một “công ty cấp thiết bị điện
tử quân sự thuộc nhà nước”—và tại một căn cứ quân sự không được tiết lộ. Tiandy
cũng giới thiệu một số dự án ở Iran trên trang
web của họ, kể cả công việc với một nhánh của Vệ binh Cách mạng Hồi giáo và
với cảnh sát ở thành phố Khomam ở phía bắc.
Quan trọng hơn, bản phúc trình tiết lộ rằng
các máy quay video nối mạng (NVR) của Tiandy đang được quân đội Iran sử dụng
và do chip Intel của Mỹ sản xuất điều hành, đặt ra câu hỏi liệu Intel có vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ đối với
Iran hay không. Penny Bruce, phát ngôn viên của Intel, nói với MIT Technology
Review, “Chúng tôi không biết gì về những cáo buộc đã nêu ra và chúng tôi đang
điều tra tình hình.”
Hợp tác đương thì nẩy nở
Bản phúc trình mới là một trong số ít bằng chứng
vững chắc chứng minh cho điều mà giới chuyên gia đã nghi ngờ từ lâu: rằng Iran
đang cố gắng xây dựng một hệ thống kiểm soát công dân bằng kỹ thuật số, theo mô
hình của Trung Hoa và dùng những dụng cụ của Trung Hoa. Saeid Golkar, một
chuyên gia về an ninh Iran và là giáo sư tại Đại học Tennessee, Chattanooga,
cho biết kiểm duyệt và giám sát là nguyên lý cốt lõi của mô hình đó. Ông nói:
“Cộng hòa Hồi giáo đang cố gắng tạo ra một mạng internet giống như Trung Hoa, tạo
ra kết nối lớn và sau đó kiểm soát nó.
Iran đã theo đuôi Trung Hoa trong lĩnh vực
theo dõi và giám sát một thời gian. Iran là quốc gia sớm
áp dụng hệ thống “tín chỉ xã hội” của Trung Hoa, hệ thống chấm điểm toàn diện
các hoạt động tài chính, dân sự và xã hội của công dân. Năm 2010, công ty ZTE
có trụ sở tại Thâm Quyến đã ký một thỏa
thuận trị giá 130 triệu đô la với Công ty Viễn thông Iran (TCI) do nhà
nước điều hành để đặt một hệ thống giám sát ZTE trên cơ sở hạ tầng điện thoại
và internet do chính phủ quản lý.
Vào tháng 3, Trung Hoa và Iran đã đồng ý thiết
lập quan
hệ đối tác chiến lược 25 năm, và mặc dù nhiều chi tiết của nó không được tiết
lộ, nhưng thỏa thuận quy định tăng cường hợp tác quân sự và thương mại giữa hai
nước. phúc trình của IPVM xác nhận một số chi tiết đó, phác thảo cách Iran hiện
đại hóa khả năng theo dõi công dân của họ.
Golkar nói rằng cho đến gần đây, phần lớn bộ
máy an ninh của Iran được những người điều hành và những người cung cấp thông
tin giám sát các trang truyền thông xã hội điều hành, nhưng điều đó đang thay đổi
nhanh chóng. Golkar nói: “Khi Iran trở nên số hóa nhiều hơn, tôi chắc chắn rằng
chúng ta sẽ thấy nhiều hình thức áp bức và giám sát kỹ thuật số hơn. Iran có một hồ sơ
theo dõi về việc bỏ tù và tra tấn những người bất đồng chính kiến, và sản
phẩm của Tiandy có vẻ rất phù hợp để đẩy mạnh các chiến thuật như vậy.
Điều cần thiết là phải
xem những gì Trung Hoa đang cố gắng bán cho những quốc gia khác, và đặc biệt là
những chế độ chuyên chế, Golkar nói: “Những chế độ độc đoán đang theo chân
Trung Hoa, bởi vì Trung Hoa đang điều hành trò chơi này. Mọi thứ mà Trung Hoa
làm, họ sẽ mua nó hoặc họ sẽ cố gắng sao chép nó.”
Xuất cảng chủ nghĩa độc tài dùng kỹ thuật
Quan hệ đối tác Tiandy-Iran đánh dấu sự leo
thang của một khuynh hướng đáng lo ngại, trong đó những
quốc gia độc tài đang ngày càng dùng nhiều kỹ thuật số để kiểm soát dân của họ. Ở mức độ cao, quan hệ đối
tác phù hợp với chiến lược ngoại giao của Trung Hoa. Hoa lục đã tích cực nuôi
dưỡng quan hệ chặt chẽ hơn với những nước ở Trung Á, Trung Đông và Châu Phi. Với
ý định củng cố ảnh hưởng toàn cầu qua sáng kiến Một Vành đai Một Con đường của
họ, giới chức chính phủ và công ty Trung Hoa đã đạt được những thỏa thuận
xây dựng những dự án phát triển đầy tham vọng, từ hải cảng và xa lộ đến cơ sở hạ
tầng kỹ thuật số. Ví dụ, Huawei chịu trách nhiệm xây dựng khoảng 70% mạng 4G trên lục địa Châu Phi.
Một phần của những dự án này là tầm nhìn của
Trung Hoa về việc sử dụng kỹ thuật để theo dõi và giám sát chặt chẽ người
dân. Huawei, Alibaba, ZTE và những
công ty Trung Hoa khác điều hành những chương trình được gọi là “thành
phố an toàn” và “thành phố thông minh”, tuyên bố rằng việc sử dụng IoT và kỹ
thuật hình ảnh của họ yểm trợ những cơ quan cảnh sát. Huawei cho biết dụng cụ của
họ đã được sử dụng tại hơn
700 thành phố tính đến năm 2019, tập trung ở Châu Á và Châu Phi. Nói một
cách đơn giản, xuất cảng hệ thống theo dõi, giám sát là một phần cốt lõi trong
chiến lược địa chính trị của Trung Hoa.
Nga cũng tự hào về một chương trình giám sát nội
địa tinh vi và đã tăng cường xuất cảng sang những nước khác. Moscow đã khai triển
một trong những hệ thống video mở rộng nhất trên thế giới cho phương tiện giao
thông công cộng, trường học và đường xá vào năm ngoái, hoàn chỉnh với khả năng
nhận dạng khuôn mặt.
Chương trình do NTechLab — nhà sản xuất
ban đầu của ứng dụng FindFace — tiền thân của hệ thống nhận diện hiện đại cho
phép người dùng chụp ảnh khuôn mặt và so sánh chúng với hình ảnh trên internet,
điều hành. Hệ thần kinh của nó hiện có thể xét đoán cả dáng đi, bóng và xe
hơi. Năm
ngoái, Artem
Kuharenko, người sáng lập NTechLab nói
với MIT Technology Review :
“Chúng tôi muốn làm việc trên khắp thế giới. Chúng
tôi có rất nhiều dự án ở Châu Mỹ Latinh và Trung Đông.”
Vào thời điểm đó, ông cho biết hai lĩnh vực trọng
tâm trong công việc quốc tế của NTechLab là bán lẻ và “những thành phố an toàn
và thông minh”.
Việc giám sát hoàn toàn không chỉ giới hạn ở
những quốc gia độc tài, và những dự án “thành phố an toàn và thông minh” đã tìm
được chỗ đứng ở nhiều quốc gia dân chủ. Tuy nhiên, chủ nghĩa chuyên chế dùng kỹ
thuật có thể sẽ khó kiểm soát. Như bản phúc trình về Tiandy-Iran đã nhấn mạnh,
thậm chí các biện pháp trừng phạt rộng rãi đối với Iran cũng không ngăn được
chip của Intel được dùng để điều hành máy ảnh của Tiandy. Charles Rollet,
tác giả của bản phúc trình cho biết: “Điều này cho thấy việc kiểm soát dòng chảy
kỹ thuật khó khăn như thế nào, đặc biệt là đối với chip. Chuỗi cung ứng trong
lĩnh vực này rất phức tạp và giới sản xuất chip gặp khó khăn trong việc kiểm
soát chính xác tất cả chip của họ kết thúc ở chỗ nào.”
Cho dù Nga và Trung Hoa đang cạnh
tranh hay hợp tác trong việc phát tán những hệ thống theo dõi, giám
sát đến những quốc gia trên khắp thế giới, hiện tại vẫn là một bí ẩn. Nhưng có
một điều rõ ràng: những kỹ thuật giám sát bằng hình ảnh là ưu tiên hàng đầu
trong bộ công cụ của kẻ độc tài, và Nga với Trung Hoa đang đưa những quốc gia
khác đi cùng với họ.
© 2023 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại
bài từ DCVOnline.net”
Nguồn:
This huge
Chinese company is selling video surveillance systems to Iran | MIT Technology Review | December 15, 2021.
No comments:
Post a Comment