TRI
CHỨ KHÔNG PHẢI TRÍ, CÁC BỐ Ợ
Nguyễn
Thông (Nguyễn
Thông Cào)
Tri chứ
không phải trí, các bố ợ
Hình như
hôm nay là ngày hạn của tiếng Việt hay sao í. Một tờ báo to, dẫn lời một ông
to, mà dám nói dám viết là “ánh sáng trí thức“, thì nói thật, nhà cháu lạy các bố
cả nón.
Người ta
có thể nói ánh sáng tri thức, ánh sáng lý luận, ánh sáng chủ nghĩa Mác, ánh
sáng gì gì đó, chứ đếch ai nói ánh sáng trí thức.
Hình như
các bố không phân biệt được tri thức và trí thức.
Tri nghĩa
là biết, tri kỷ là người biết mình, hiểu mình, tri túc là tự biết thế nào là đủ
(túc), bất khả tri là không thể nào biết được, tiên tri là biết trước, lương
tri là sự hiểu biết từ tấm lòng. Cổ nhân có câu “tri chi vi tri chi, bất tri vi
bất tri, thị tri dã” (biết thì bảo là biết, không biết thì nói là không biết, ấy
là người biết vậy).
Thức là sự
nhận biết, suy luận, thức giả là người giàu hiểu biết, suy nghĩ sâu sắc.
Tri thức
có nghĩa là sự hiểu biết, kiến thức, học vấn, trình độ mà con người bằng sự học
tập, rèn luyện, tìm hiểu, khám phá mà đạt được. Từ điển tiếng Việt đã giải
nghĩa rất rõ tri thức là “những hiểu biết có hệ thống về sự vật, hiện tượng
tự nhiên hoặc xã hội“. Có thể coi nó như thứ vật chất vô hình, không phải
là người.
Trí thức để
chỉ người. Người có hiểu biết, kiến thức cao rộng sâu thì được gọi là trí thức.
Cũng từ điển tiếng Việt giải nghĩa “người chuyên làm việc lao động trí óc,
có kiến thức chuyên môn cần thiết cho công việc, hoạt động nghề nghiệp của mình“.
Có một thời
gian rất dài, chính thể này chỉ coi trọng 3 loại người được họ gọi là quần
chúng công nông binh (công nhân, nông dân, binh sĩ), họ bắt chước các lão tổ cộng
sản, xem trí thức là cục phân, không đáng quan tâm. Họ nghĩ đơn giản, chỉ cần
có đứa dệt vải cho mặc, cấy lúa cho có gạo có cơm ăn, vác súng bảo vệ họ, thế
là đủ rồi.
Thậm chí họ
còn coi người có học, lao động trí óc là kẻ thù, phải tiêu diệt, “trí, phú,
địa, hào – đào tận gốc, trốc tận rễ” (phú là nhà giàu, địa là địa chủ, hào
là cường hào chánh tổng lý trưởng), trong các đương sự ấy, trí bị diệt đầu
tiên.
Về sau nữa,
đám cai trị tỉnh hồn hơn, vội vàng bổ sung thành bộ tứ “công nông binh trí”. Dù
nhà cai trị có sửa chữa, nhưng đám trí (thức) vẫn thừa biết nó chả coi mình ra
cái thá gì.
Vòng vo
chút như vậy để chốt lại rằng, muốn có ánh sáng thì phải từ tri thức, chứ không
phải từ trí thức (người). Nếu như ông ấy bảo “ánh sáng trí thức”, vậy thì có
ánh sáng công nhân, ánh sáng nông dân, ánh sáng osin, ánh sáng tài xế xe ôm…
không?
Ánh sáng
chỉ có thể sinh ra từ tri thức, tức là từ kiến thức, sự hiểu biết thôi, ông ạ,
không thể sinh ra từ đám người này nọ đâu. Trí thức nào cũng đòi làm ánh sáng
thì có mà loạn sáng, lại chả mù chui vào hang đá mấy hồi.
Trong thâm
tâm, tôi chỉ mong ông ấy nói nguyên văn “ánh sáng tri thức”, còn đăng lên báo
thế vậy là do bọn nhà báo bố láo bố toét, nghe tai nọ xọ tai kia, về đăng tùm
tum tà la, làm xấu cả chủ tịch.
Thông cào
.
Tuổi Trẻ
No comments:
Post a Comment