Quan
hệ giữa Việt - Trung - Mỹ có thay đổi gì không sau chuyến đi của TT Phạm Minh
Chính?
RFA
2022.05.16
Lãnh đạo các nước ASEAN cùng với Tổng thống Joe Biden trong Hội nghị
ASEAN-Hoa Kỳ 2022. AFP
Hội nghị cấp cao ASEAN -
Hoa Kỳ mà Thủ tướng Phạm Minh Chính đại diện cho Việt nam tham gia vào ngày 12
và 13/5, sau hai làm việc, lãnh đạo các nước đã đi đến một Tuyên bố chung Mỹ - ASEAN gồm 28 điểm, bao gồm phục
hồi sau COVID, phát triển kinh tế và an ninh, an toàn trong khu vực.
Các chuyên gia đánh giá
thế nào về kết quả Hội nghị, cũng như mối quan hệ giữa Việt Nam với hai cường
quốc là Mỹ và Trung Quốc có thay đổi gì không sau chuyến đi này?
Kết quả Hội nghị khả quan
Về kết quả của Hội nghị cấp
cao Hoa Kỳ-ASEAN, Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp, từ Hà Nội cho biết mối quan hệ giữa Hoa
Kỳ với Việt Nam với nói riêng, cũng như cả khối ASEAN nói chung, đều đang rất
khả quan, thể hiện qua sự hiện diện của Mỹ ở khu vực này là rất mạnh mẽ.
Tuy nhiên, theo ông, các
nước ASEAN hiện nay không đoàn kết và đang bị tác động rất mạnh bởi Trung Quốc.
Cho nên, trên thực tế, nếu muốn đạt được những vấn đề mang tính chất quyết định
để có được sự đảm bảo an ninh, hợp tác tốt trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình
Dương, thì Hoa Kỳ phải ký bổ sung thoả thuận riêng với từng nước trong khối
ASEAN. Ông Hà Hoàng Hợp chỉ ra hai điểm mà ông cho là thành công nhất trong hai
ngày diễn ra Hội nghị vừa qua:
“Cuộc họp đó đưa ra một tuyên bố chung rất quan trọng. Trong
đó có những cái điểm quan trọng là người Mỹ và ASEAN sẽ cùng với nhau tiếp tục đi theo hướng tiếp cận thượng
tôn luật pháp quốc
tế.
Thứ hai là nước Mỹ ủng hộ ASEAN
trong việc phát triển kinh tế. Nhưng mà quan trọng nhất là đảm bảo an ninh của khu vực Đông Nam Á và nhấn mạnh
an ninh, an toàn ở Biển Đông, dựa trên cơ sở tự do hàng hải. Đó là cái lớn nhất mà hai bên Hoa Kỳ và
ASEAN thống nhất được.”
Theo tiến sỹ Hà Hoàng Hợp,
ASEAN cũng khích lệ Hoa Kỳ tham gia sâu rộng hơn vào vấn đề phát triển hợp tác kinh tế với
ASEAN, mà quan trọng là tham gia các cơ chế hợp tác thương mại Mỹ-ASEAN.
Trên cơ sở đó sẽ tiến tới quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Mỹ-ASEAN, vào tháng 11
năm nay. Từ đó, tiến sỹ Hợp nhận định:
“Người ta tái khẳng định tất cả
những điều đó thì cũng là tái khẳng định một điều là mọi người vẫn tiếp tục chống lại các nỗ lực phi pháp, những đòi hỏi đơn phương không
đúng luật pháp quốc tế của Trung Quốc.”
VIDEO :
Tổng
thống Mỹ hứa tài trợ 150 triệu USD cho ASEAN #shorts
https://www.youtube.com/watch?v=MS5EFFe9Frw
Quan hệ với Trung Quốc và Mỹ sau chuyến đi
Trả lời câu hỏi rằng mối
quan hệ Việt Nam và Trung Quốc có thể sẽ thay đổi như thế nào sau chuyến thăm
và làm việc của ông Phạm Minh Chính, Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp cho rằng Chính
quyền Hà Nội sẽ không có nhiều điều chỉnh trong mối quan hệ với hai cường quốc
này. Tuy nhiên, nếu Trung Quốc ngày càng “gây sự” với thì Việt Nam sẽ dần hướng
gần về Mỹ và phương Tây hơn. Ông nói:
“Trung Quốc hiện nay là quốc gia mang lại rủi ro về an ninh lớn nhất, không những cho ASEAN, mà còn đối
với cả Việt Nam.
Trung Quốc càng ngày càng gây sự với Việt Nam thì Việt Nam ngày càng gần phương
Tây hơn, đặc biệt là với Mỹ.
Nhưng bảo là sẽ trở thành đồng minh với Mỹ thì vẫn còn khó. Bởi vì Mỹ ở xa quá và giữa Việt Nam với Mỹ vẫn còn nhiều vấn đề chưa tin nhau được.”
Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về vấn chính trị và Biển Đông thuộc trường Đại học New
South Wales (Australia), nhận định sau chuyến đi của Thủ tướng Phạm Minh Chính
đến Hoa Kỳ lần này, Việt Nam sẽ có được lợi thế hơn để đối phó với Trung Quốc,
vì quan hệ song phương của Việt Nam với Hoa Kỳ nằm trong bối cảnh sự gắn
kết toàn diện Hoa Kỳ-ASEAN ngày càng tăng.
Tuy nhiên, theo giáo sư
này, Việt Nam sẽ phải thận trọng trong việc nâng cao quan hệ với Hoa Kỳ vì ba lý do:
“Đầu tiên, có một số vấn đề, chẳng hạn như việc Hoa Kỳ phân loại Việt Nam là nền kinh tế phi thị trường (non-market economy), và các vấn
đề liên quan đến thuế quan thương mại, phải được giải quyết trước.
Thứ hai, chính trị nội địa của nước Mỹ tạo nên sự không chắc chắn đối với bất kỳ
cam kết về kinh tế hoặc các cam kết khác mà Tổng thống Biden đặt ra cho Việt
Nam. Việt Nam sẽ dễ bị tổn thương vì phụ thuộc Nga về quốc phòng và những kỷ lục tệ hại về nhân quyền, chính
trị và dân sự.
Thứ ba, Việt Nam sẽ hết sức thận
trọng để khi hợp tác với Hoa Kỳ, Bắc Kinh sẽ không nghĩ rằng việc đó là nhắm
vào Trung Quốc.”
Theo chuyên gia người Úc
này dự đoán, với kinh nghiệm đã thấy trong quá khứ, Trung Quốc và Việt Nam sẽ
có những chuyến thăm cấp cao để thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện trong năm nay.
Chiến sự Nga-Ukraine càng kéo dài, Việt Nam càng rủi ro
Giáo sư Carl Thayer cảnh báo, giữa bối cảnh thời sự Thế giới như hiện nay, với chính sách
mà Chính quyền Hà Nội nói là trung lập, Việt Nam sẽ chịu nhiều rủi ro nếu cuộc chiến Nga và Ukraine kéo dài thêm.
Giáo sư này phân tích, Việt
Nam theo đuổi chính sách “đa dạng hóa, đa phương hóa” trong quan hệ đối ngoại, có thể thấy qua 17 mối quan hệ đối tác chiến lược và một số quan hệ đối
tác toàn diện, trong đó có Hoa Kỳ.
Việt Nam thích sự cân bằng đa cực, mà trong đó, các cường quốc sẽ có sự bình đẳng về chính trị - ngoại
giao - kinh tế và an ninh với Việt Nam. Về phần mình, Việt Nam đảm bảo rằng
mình sẽ không liên kết với một hoặc nhiều cường quốc nào để chống lại một cường quốc
khác. Việt Nam đã nỗ lực rất nhiều trong việc nâng cao uy tín của mình, bằng
cách theo đuổi chính sách đối ngoại độc lập và mang tính xây dựng để tự đối phó các áp lực từ bên ngoài.
Hiện nay, cuộc chiến Nga
xâm lược Ukraine và sự cô lập ngày càng tăng của quốc tế đối với quốc gia này
là một thách thức lớn đối với chính sách đối ngoại của Việt Nam. Việt Nam phụ thuộc vào Nga về vũ khí, trang thiết bị quân sự và công nghệ cũng như sự hỗ trợ về ngoại giao, chính trị của Nga
với tư cách là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Do đó, cuộc
chiến kéo dài sẽ đẩy Việt nam vào tình thế khó khăn hơn:
“Cuộc chiến ở Ukraine càng kéo dài thì Việt
Nam càng phải chịu (tác động) các lệnh trừng phạt của phương
Tây (đối với Nga), hoặc là Nga sẽ không có khả năng cung cấp các thiết bị vũ khí
cần thiết nữa. Việt Nam sẽ
bị đặt vào tình thế khó khăn hơn nếu Nga ngày càng suy yếu hoặc ngày càng phụ thuộc vào Trung Quốc.”
Ngày 11/5, trong bài phát
biểu ở trụ sở Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế (CSIS), người đứng đầu Chính phủ
Việt Nam nêu lập trường trong cuộc chiến Nga - Ukraine rằng Việt Nam duy trì lập trường trung lập,
không chọn bên mà chọn công lý, lẽ phải. Trong thực tế Việt Nam đã hai lần bỏ
phiếu trắng cho các nghị quyết lân án Nga xâm lược Ukraine và một lần bỏ phiếu chống nghị quyết loại trừ Nga ra khỏi Hội đồng Nhân quyền
LHQ.
---------------------
Tin, bài liên quan
Biểu
tình yêu cầu Việt Nam thay đổi chính trị, cải thiện nhân quyền
Thủ
tướng VN nêu lập trường về quan hệ Việt-Mỹ, Biển Đông và Ukraine
Câu
chúc của Thủ tướng Phạm Minh Chính với đội tuyển bóng đá Việt Nam gặp nhiều chỉ
trích
Phạm
Minh Chính và Đặc khu Vân Đồn (Phần 1)
No comments:
Post a Comment