ĐBSCL
có thể bị “nhấn chìm” 90% diện tích vào năm 2100
20:35 - 09/05/2022
https://thanhnien.vn/dbscl-co-the-bi-nhan-chim-90-dien-tich-vao-nam-2100-post1456753.html
Đây là thông điệp được nhóm 19 chuyên gia, nhà
nghiên cứu đưa ra trong một bài báo khoa học đăng trên tạp chí Science hôm 6.5
với tiêu đề “Cứu ĐBSCL khỏi nguy cơ bị nhấn chìm”.
Hiểm họa mất phù
sa
Tác giả chính của bài viết là Giáo sư Matt
Kondolf từ Đại học California, Berkeley (Mỹ) cùng với nhiều tác giả khác. Trong
đó, có ông Marc Goichot, Quản lý chương trình Nước ngọt, Tổ
chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) Khu vực Châu
Á-Thái Bình Dương và ông Jeff Opperman, Trưởng nhóm Nghiên cứu khoa học
Chương trình Nước ngọt Toàn cầu, WWF. Tại ĐBSCL có sự tham gia của chuyên gia
sinh thái độc lập Nguyễn Hữu Thiện.
Các tác giả đã chỉ ra rằng nếu tiếp tục phát
triển với cách thức như hiện tại, ĐBSCL sẽ bị nhấn
chìm đến 90% diện tích vào năm 2100.
https://image.thanhnien.vn/w2048/Uploaded/2022/abflusk/2022_05_09/dbscl-4-8086.jpg
Tuyến đường Lý Tự
Trọng ở trung tâm TP.Cần Thơ thường xuyên ngập mỗi khi triều cường dâng
cao. ĐÌNH TUYỂN
Theo các nhà nghiên cứu, phần lớn diện tích của
ĐBSCL vào khoảng hơn 40.000 km2, chỉ cao hơn mực nước biển chưa đầy
2 m, do đó rất dễ bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, tác động của nước biển
dâng. Thêm vào đó, các hoạt động như khai thác nước ngầm quá mức, khai thác cát
không bền vững cùng với sự phát triển chóng mặt của các nhà máy thủy điện trên
thượng nguồn đang đe dọa tương lai của ĐBSCL.
https://image.thanhnien.vn/w2048/Uploaded/2022/abflusk/2022_05_09/dbscl-3-2777.jpg
Các đô thị ở ĐBSCL
thường xuyên bị ngập vào các đợt triều cường.
ĐÌNH TUYỂN
Đến nay, riêng khu vực thượng lưu sông Mê Kông
(tức sông Lan Thương ở Trung Quốc), 8 đập thủy điện lớn đã được
hoàn thành và hơn 20 công trình khác đang được xây dựng hoặc lên kế hoạch xây dựng.
Cùng với đó là 133 con đập thuỷ điện lớn, nhỏ khác đã được xây dựng hoặc lên kế
hoạch xây dựng dưới hạ lưu.
Trong số này có 11 đập nằm trên các nhánh
chính của hạ lưu sông Mê Kông. “Khi những công trình đập thủy điện này được xây
dựng hoàn tất, dự tính, 96% lượng trầm tích cần thiết cho đồng bằng sẽ bị giữ lại.
Chưa kể, lượng phù sa, cát ít ỏi về được hạ nguồn lại không thể đáp ứng đủ nhu
cầu cát để xây dựng, đang phát triển bùng nổ”, bài báo nêu.
https://image.thanhnien.vn/w2048/Uploaded/2022/abflusk/2022_05_09/dbscl-5-479.jpg
Phù sa, cát bị thủy
điện thượng nguồn sông Mê Kông chặn lại trong khi hoạt động khai thác cát diễn
ra thiếu bền vững là một thách thức lớn cho ĐBSCL . ĐÌNH TUYỂN
Trong bối cảnh này, theo Giáo sư Matt Kondolf
từ Đại học California: “Cũng như các đồng bằng sông khác, ĐBSCL chỉ có thể tồn
tại nếu nhận được đủ lượng trầm tích từ thượng nguồn và có dòng chảy đủ để đưa
lượng phù sa đó tỏa đi khắp bề mặt đồng bằng. Từ đó giúp lớp đất bề mặt được bồi
đắp với tốc độ bằng hoặc nhanh hơn mức nước biển dâng trên toàn cầu”.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng nhìn nhận,
không thể đổ lỗi hoàn toàn cho các hoạt động ở thượng nguồn cũng như nước biển
dâng do biến đổi khí hậu toàn cầu. Ngay tại vùng ĐBSCL, việc xây dựng đê cao để
kiểm soát lũ, sản xuất lúa thâm canh đã ngăn không cho phù sa màu mỡ về bồi tụ
trên các cánh đồng. Đặc biệt là hoạt động khai thác cát không bền vững đang diễn
ra khắp khu vực.
6 giải pháp cứu
nguy cho ĐBSCL
Nhóm nghiên cứu đã đưa ra 6 biện pháp khả thi,
đã từng được triển khai trên thế giới và có thể gia tăng đáng kể
tuổi thọ của vùng đồng bằng. Theo đó, giải pháp thứ nhất là hạn chế việc
xây dựng các đập thủy điện có tác động lớn, có thể thay thế các dự án thuỷ điện
đã được quy hoạch bằng các trang trại điện gió và mặt trời khi có thể, nếu
không, khi xây dựng các đập mới phải có các giải pháp chiến lược giảm tác động
đến các vùng hạ lưu.
https://image.thanhnien.vn/w2048/Uploaded/2022/abflusk/2022_05_09/dbscl-2-434.jpg
Cuộc sống của người
dân vùng ĐBSCL sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi tình trạng sụt lún, ngập lụt
ngày càng gia tăng. ĐÌNH TUYỂN
Thứ hai, thiết kế và hoặc cải tạo
lại các đập thủy điện để hỗ trợ cho trầm tích chảy qua. Thứ ba, giảm dần
và tiến đến dừng khai thác cát lòng sông; đồng thời giảm nhu cầu sử dụng cát
sông khai thác từ sông Mê Kông bằng các vật liệu thay thế. Thứ tư, đánh
giá lại tính bền vững của nền nông nghiệp thâm canh ở ĐBSCL. Thứ năm,
duy trì tính kết nối của các vùng ngập lũ ở đồng bằng thông qua điều chỉnh các
công trình hạ tầng nước và thuỷ lợi. Thứ sáu, đầu tư vào các giải pháp
“thuận thiên” để bảo vệ bờ biển trên quy mô lớn dọc theo vùng duyên hải của đồng
bằng.
Các tác giả cũng nhìn nhận dù rất khó nhưng
các quốc gia có sông Mê Kông chảy qua cần có các hành động, có sự phối hợp chặt
chẽ trong quản lý nguồn nước, trầm tích tốt hơn, tránh những tác động nặng nề
cho ĐBSCL.
-----------------
TIN LIÊN QUAN
Cát
nạo lên, tiền đổ xuống: Ban hành lộ trình sử dụng vật liệu thay thế cát
Cát nạo lên,
tiền đổ xuống: Sông sạt lở, bờ biển thụt lùi
Chênh lệch hàng trăm triệu
đô la xuất khẩu cát
No comments:
Post a Comment