CHÓ
ĐẺ CÁI HỘI ĐỒNG CHUỘT ẤP RA TIẾN SĨ GIẤY!
Cụ Tam nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến từng viết
hai bài thất ngôn bát cú Vịnh Tiến Sĩ Giấy! Nếu cụ sống đến bây giờ chắc sẽ làm
một ngàn bài Vịnh Hội Đồng Chuột Hàn Lâm Khoa Học Xã Xệ Nhăn Răng đã nghiệm thu
18 đề tài tiến sĩ trong vòng một ngày.
Trong khi đó, ngày xưa có vài ngàn người thi Hội
nhưng chỉ có vài chục thí sinh đổ tiến sĩ, được vào Hoàng Thành Thăng Long thi
Đình nhằm xếp hạng Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa, tiến sĩ… Thi Đình trong một
ngày nhưng vua không chấm xong trong ngày thi, vì vua chấm rất kỹ nên nhiều
ngày sau mới có kết quả. Sau đó, chính vua ngự tọa lễ xướng danh các tân khoa,
rồi lễ yết bảng vàng và lễ lạy vua vinh quy!
Ngày 15/9/1919, vua Khải Định tổ chức kỳ thi
Đình cuối cùng, đề của vua rất hàn lâm khoa học: “Các nước trên khắp hoàn cầu
sôi động nói đến văn minh. Vậy hai chữ văn minh có xuất xứ từ sách vở nào?…
Quan hệ của văn minh đến chuyện hòa bình hay chiến tranh, hưng thịnh hay suy
thoái, phân chia hay hội họp? Vấn đề khai thác và tận dụng lợi thế về tài
nguyên… Lối khoa trường cựu học đã bỏ, chuyển sang tân học thì phép tuyển dụng
người đã tốt hay chưa? Quốc sự, quốc chính phải thay đổi do đó có nên lập ra Hiến
pháp và Hiến pháp khi lập ra có thực hiện được không? Chính sách lập hiến và
quyền pháp phải như thế nào? Làm gì để đền đáp sức dân, giúp dân an cư lạc nghiệp,
giữ gìn văn minh tiến bộ?
Trẫm vốn tài mỏng đức sơ, suy nghĩ khó được
chu toàn.
Các ngươi với tài kinh luân vốn có, hãy thử
trình bày rõ ràng kiến giải của mình, không bè phái, thiên lệch, không a dua,
quanh co, xuyên tạc khiến sai sót khi đem thực hành, cũng đừng quá khéo dùng lời
lẽ bay bướm mà trống rỗng, chẳng có được phương sách gì hay, để trẫm thu lượm rồi
thử áp dụng”.
Đề hay như vậy mà cụ Tú Xương còn chửi khoa
thi cuối này:
“Nghe nói khoa này sắp đổi thi
Các thầy đồ cổ đỗ mau đi!
Dẫu không bia đá còn bia miệng
Vứt bút lông đi, giắt bút chì!”
Nếu còn sống đến giờ, cụ Tú sẽ chửi đề tài thiến
sĩ vô dụng như thế nào? (“Nghiên cứu giải pháp phát triển môn cầu lông cho công
chức viên chức thanh phố Sơn La” của ngâm cứu sinh Đặng Hoàng Anh do hai tiên
sư giáo sĩ Lưu Quang Hiệp và Đặng Văn Dũng hướng dẫn khoa hộc…máo). Thưa cụ Tú
Xương, con bât tài chỉ xin có thơ rằng:
"Sáng nay mấy chị đánh cầu…
Lông bay vùn vụt trên đầu tiên sư!"
Đề tài này vô dụng giống như truyện Hội đồng
chuột:
Ngày xửa ngày xưa, tất cả loài chuột họp thành
một hội đồng và bàn bạc tìm ra cách tốt nhất để chống lại sự tấn công của bọn
mèo. Một con chuột có uy tín nói:
– Tôi vừa nảy ra một kế hoạch có thể giúp đảm
bảo an toàn cho chúng ta là thắt một cái chuông quanh cổ bọn mèo và tiếng kêu
leng keng của nó sẽ giúp chúng ta nhận biết được sự tiếp cận của kẻ thù. Đề xuất
này được hoan nghênh nhiệt liệt và được hội đồng chuột thông qua. Tuy nhiên, một
con chuột già nói:
– Tôi hoàn toàn đồng ý đây là một kế hoạch tuyệt
vời nhưng tôi muốn biết là ai sẽ đi buộc chuông vào cổ mèo đây?
Đề nghị Thanh tra Chính phủ chuyển hồ sơ sang
Bộ Công an để điều tra khởi tố tội “Buôn bán hàng giả”. Đề nghị bộ trưởng Nguyễn
Kim Sơn so sánh đề bài của vua Khải Định với các đề tài của Viện Hầm Lam!
P/S: Xin mượn biếm họa của họa
sĩ DAD.
https://www.facebook.com/photo/?fbid=1910785635779964&set=pcb.1910787185779809
https://www.facebook.com/photo/?fbid=1910785589113302&set=pcb.1910787185779809
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1678171302517566&set=p.1678171302517566&type=3
.
.
Mấy
hôm nay, mình thấy Facebook tràn ngập các bài viết về luận án Tiến Sĩ (TS) với
nhiều cung bậc cảm xúc, nỗi niềm và suy tư khác nhau của người Việt Nam chúng
ta.
Đã
có ai trong chúng ta từng thắc mắc về câu hỏi "Bằng TS là gì và luận án
nghiên cứu TS có vai trò như thế nào?". Câu trả lời có thể hiểu một cách
đơn giản như sau:
Tiến
Sĩ (trong tiếng Anh là Doctor of Philosophy, hay viết tắt là PhD) được xem là bằng
cấp cao nhất trong lĩnh vực học thuật. Việc đào tạo TS có thể có chút khác biệt
ở từng nơi với những yêu cầu, đòi hỏi khác nhau, tuy nhiên bản chất chung của
việc này là chứng nhận người đó:
(Để
dễ hình dung "con đường làm Tiến Sĩ" các bạn có thể xem tranh minh họa
của Giáo Sư Matthew Might, được lược dịch bởi mình với chữ màu xanh dương)
Nói
chung, hiền tài là nguyên khí quốc gia. Chất lượng đào tạo TS, và chất lượng
công trình nghiên cứu TS nên luôn được coi trọng thì xã hội mới phát triển bền
vững được.
Nếu
quên mất ý nghĩa của tấm bằng TS ở đâu và giá trị của nghiên cứu TS như thế
nào, chỉ lo chạy theo "chỉ tiêu" mà "sản xuất" đại trà theo
kiểu "ra ngõ gặp Tiến Sĩ" thì thật đáng lo...
TS.
Nguyễn Hồng Vũ,
Thông tin tham khảo:
https://matt.might.net/articles/phd-school-in-pictures/
https://en.wikipedia.org/wiki/Doctor_of_Philosophy
MATT.MIGHT.NET
The illustrated guide to a Ph.D.
The illustrated guide to a Ph.D.
Lý
do rất dể hiểu. Gần như tất cả cái gọi là danh xưng Gs-Ts trong xã hội vn hiện
nay đều xuất xứ như nhau,cùng một duột,cùng xuất thân từ những luận án trời ơi
đất hởi,nên họ xem thường,họ không lo ngại gì sự phản ứng của gọi là giới Trí
thức,họ mặc nhiên tổ chức làm tiền và ban phát những văn bằng vô tội vạ. Chuyện
này đã xẩy ra từ xưa đến giờ chứ đâu phải là hiện tượng mới đâu mà xôn xao đến
như vậy
No comments:
Post a Comment