Chiến
sự Ukraine: Mariupol nói lời tạm biệt!
Bình Phương
5 tháng 5, 2022
https://saigonnhonews.com/thoi-su/the-gioi/chien-su-ukraine-mariupol-noi-loi-tam-biet/
Các chiến
binh Ukraine trong các đường hầm bên dưới nhà máy thép Azovstal ở Mariupol đang
có nỗ lực cuối cùng chống lại quân đội Nga một cách tuyệt vọng
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/05/GettyImages-1240421366-1024x683.jpg
Người
dân thủ đô Kyiv của Ukraine biểu tình hôm 3 tháng Năm ủng hộ các chiến binh bảo
vệ thành phố Mariupol trước sự tàn sát của người Nga. Ảnh Alexey Furman/Getty
Images.
Các chiến
binh Ukraine trong các đường hầm bên dưới nhà máy thép Azovstal ở Mariupol đang
có nỗ lực cuối cùng chống lại quân đội Nga một cách tuyệt vọng và có thể sẽ
không ngăn nổi Moscow đạt được mục tiêu lớn nhất của Nga của cuộc chiến: chiếm
được thành phố cảng chiến lược trên bờ biển Azov, lập được hành lang đường bộ nối
lãnh thổ Nga với bán đảo Crimea mà họ đã chiếm và sáp nhập năm 2014.
Đến hôm
nay thứ Năm ngày 5 tháng Năm 2022, nhiều thường dân Ukraine bao gồm cả phụ nữ
và trẻ em vẫn bị mắc kẹt trong các hầm ngầm trong nhà máy thép khổng lồ
Azovstal ở thành phố cảng Mariupol đổ nát, mặc dù Tổng thống Vladimir Putin cho
biết Nga sẵn sàng cho phép họ rời đi an toàn.
Mariupol,
trước chiến tranh có dân số hơn 400,000 người, đã trở thành biểu tượng cho sự
thống khổ do chiến tranh gây ra. Cuộc bao vây thành phố đã khiến 100.000 dân
thường bị mắc kẹt, không có thức ăn, nước uống và thuốc men hoặc hơi sưởi ấm
trong hơn hai tháng qua.
Đại úy
Sviatoslav Palamar, phó chỉ huy Trung đoàn Azov của Ukraine đã đăng một video
lên mạng mô tả nhà máy thép Azovstal của Mariupol vẫn bị tấn công dữ dội bằng
bom và hỏa tiễn và nói rằng “Giao tranh nặng nề, đẫm máu đang diễn ra.” Ông
Palamar đã cầu cứu sơ tán dân thường và các chiến binh bị thương khỏi các nhà
máy thép, nói rằng các binh sĩ “chết trong đau đớn do không được điều
trị thích hợp.”
Đài CNN dẫn
lời ông Petro Andriushchenko, cố vấn của thị trưởng thành phố Mariupol, cho biết
các cuộc tấn công dữ dội vẫn tiếp tục tại nhà thép Azovstal suốt đêm 4 rạng
sáng 5 tháng Năm. “11 km vuông tự do cuối cùng tại Mariupol đã trở
thành địa ngục”, ông Andriushchenko nói và cho biết thêm các khu dân cư ở gần
nhà máy đã tự sơ tán khẩn cấp mà không chờ được cảnh báo.
Kateryna
Prokopenko, vợ của Denys Prokopenko, người chỉ huy Trung đoàn Azov nổi tiếng,
nói rằng chồng của bà đã gọi điện từ bên trong nhà máy thép và nói “những
lời tạm biệt”.
Hãng
tin AP dẫn
lời Anton Gerashchenko, cố vấn của Bộ Nội vụ Ukraine, cho biết quân Nga đã vào
được bên trong nhà máy thép Azovstal nhờ sự giúp đỡ của một thợ điện biết cách
bố trí và sơ đồ hệ thống hầm ngầm. Trong một video được đăng vào cuối ngày thứ
Tư, ông Gerashchenko nói: “Hắn chỉ cho quân Nga các đường hầm dưới lòng
đất dẫn đến nhà máy. Hôm qua, người Nga bắt đầu xông vào những đường hầm này, sử
dụng thông tin họ nhận được từ tên phản bội.”
Điện
Kremlin bác bỏ cáo buộc của Ukraine rằng các lực lượng Nga đang xông vào nhà
máy và cho biết các hành lang nhân đạo hiện đang hoạt động ở đó. Ông Putin sau
đó nói rằng Kyiv nên ra lệnh cho các chiến binh của họ hạ vũ khí nhưng họ đã từ
chối. Nga cũng cáo buộc các chiến binh Ukraine ngăn cản dân thường rời đi.
Các diễn biến đáng chú ý khác:
* Tổng thư
ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres cho biết một nỗ lực khác để sơ tán dân thường
khỏi Mariupol và nhà máy đang được tiến hành. “Chúng ta phải tiếp tục
làm tất cả những gì có thể để đưa mọi người thoát khỏi địa ngục này”, ông
Guterres nói.
Hơn 100
thường dân đã được di tản khỏi nhà máy thép trong cuối tuần qua. Nhưng nhiều nỗ
lực mở các hành lang an toàn từ Mariupol đã thất bại, Ukraine đổ lỗi cho các cuộc
pháo kích và bắn của người Nga. Đến nay mới chỉ có hơn 300 thường dân đã được
di tản khỏi Mariupol và các khu vực khác ở miền nam Ukraine trong khuôn khổ hoạt
động chung của Liên Hiệp Quốc – Chữ Thập Đỏ quốc tế.
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/05/GettyImages-1240432651.jpg
Dòng
người tiếp tục di tản khỏi tử địa Mariupol để đến Zaporizhzhia – ZAPORIZHZHIA,
UKRAINE, ngày 3 Tháng Năm 2022 (ảnh: Diego Herrera Carcedo/Anadolu Agency via
Getty Images)
* Nga cho
biết pháo binh của họ đã tấn công nhiều vị trí và thành trì của Ukraine trong
đêm, khiến 600 binh lính Ukraine thiệt mạng. Lời khẳng định này hiện không kiểm
chứng được.
* Một cố vấn
của Tổng thống Ukraine cho biết ông không nghĩ cuộc tấn công của Nga sẽ tạo ra
một “kết quả đáng kể” trước khi nước này tổ chức Ngày Chiến thắng
9 tháng Năm hàng năm ở Moscow để kỷ niệm ngày Liên Xô chiến thắng phát xít Đức.
* Điện
Kremlin cho biết Mỹ và các nước NATO khác đã liên tục cung
cấp thông tin tình báo cho Ukraine nhưng sẽ không ngăn được Nga đạt được
các mục tiêu quân sự ở đó.
* Các nước
Liên minh châu Âu (EU) gần như đã đồng ý với gói trừng phạt mới chống lại Nga,
bao gồm lệnh cấm vận dầu mỏ, người đứng đầu chính sách đối ngoại của khối Josep
Borrell cho biết.
Giá dầu
tăng sau đề xuất cấm vận dầu mỏ Nga của EU. Điện Kremlin cho biết họ đang xem
xét các lựa chọn khác nhau để đáp lại.
* Tổng thống
Hoa Kỳ Biden cho biết ông sẽ nói chuyện với các nhà lãnh đạo G7, gồm các nền kinh
tế phát triển nhất thế giới, trong tuần này về các biện pháp trừng phạt khác đối
với Nga.
* Thụy Điển
đã nhận được sự bảo đảm của Hoa Kỳ rằng quốc gia Bắc Âu này sẽ được hỗ trợ về
an ninh trong thời gian Liên minh NATO xử lý đơn xin gia nhập NATO của họ, Bộ
trưởng Ngoại giao Ann Linde cho biết tại Washington.
* Trong một
diễn biến khác, tổng thống độc tài của Belarus, ông Alexander Lukashenko, đã bảo
vệ cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine nhưng nói rằng ông không nghị cuộc xung đột
sẽ “kéo dài như thế này”. Trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin AP, ông
Lukashenko, lãnh đạo một đất nước bị Nga sử dụng làm bàn đạp cho cuộc xâm lược,
nói rằng Moscow phải hành động vì Kyiv “khiêu khích” Nga.
Tuy nhiên,
ông ta cũng cố giữ khoảng cách với Moscow, ông liên tục kêu gọi chấm dứt xung đột
và gọi đây là cuộc “chiến tranh”, trái với cách gọi đây là một “hoạt động quân
sự đặc biệt” mà Moscow yêu cầu.
* Trong cuộc
điện đàm với Tổng thống Nga Putin sáng nay thứ Năm, Thủ tướng Do Thái Naftali
Bennett nói ông chấp nhận lời xin lỗi của ông Putin sau chuyện Ngoại trưởng Nga
Sergei Lavrov nói “Hitler có nguồn gốc Do Thái” trong một cuộc
phỏng vấn với đài truyền hình Ý đầu tuần này, gây phẫn nộ cho Do Thái và nhiều
chính phủ châu Âu. Ông Putin xin lỗi và nói đó không phải là quan điểm của
Kremlin.
Ông Putin
cũng cam kết với ông Bennett Nga vẫn sẵn sàng cung cấp hành lang an toàn cho
thường dân di tản khỏi nhà máy thép Azovstal. Lời xin lỗi của ông Putin không
có trong bản ghi cuộc điện đàm mà Kremlin phổ biến cho báo chí, theo CNN.
--------------------
Đọc
thêm:
No comments:
Post a Comment