Bắc
Hàn lại thử hỏa tiễn; Mỹ-Nhật-Hàn phối hợp phản ứng
25 tháng
5, 2022
https://saigonnhonews.com/thoi-su/the-gioi/bac-han-lai-thu-hoa-tien-my-nhat-han-phoi-hop-phan-ung/
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/05/GettyImages-1396747810.jpg
Sau
khi Bắc Hàn thử hỏa tiễn lần thứ 16 trong năm nay hôm 12 tháng Năm, Đại sứ, Trưởng
phái bộ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc – và hiện là chủ tịch luân phiên của Hội đồng
Bảo an – bà Linda Thomas-Greenfield đã triệu tập phiên họp khẩn cấp bất thường
của Hội đồng để thảo luân vụ thử hỏa tiễn của Bắc Hàn và thúc đẩy siết chặt
thêm nữa các biện pháp cấm vận của Liên Hiệp Quốc đối với Pyongyang. Ảnh
Spencer Platt/Getty Images.
Quân đội
Hoa Kỳ và Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản hôm thứ Năm cho biết hai bên đã phối hợp cùng
cho các chiến đấu cơ xuất kích ra biển Nhật Bản để phô trương sức mạnh sau khi
Bắc Hàn bắn thử ba hỏa tiễn vào vùng biển ngăn cách Nhật Bản và bán đảo Triều
Tiên.
Truyền
thông quốc tế dẫn nguồn tin từ Nam Hàn cho biết hôm thứ Tư 25 tháng Năm, Bắc
Hàn đã bắn thử ba hỏa tiễn đạn đạo (ballistic missiles) ra biển Nhật Bản, chỉ
vài tiếng đồng hồ sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden rời thủ đô Tokyo và kết thúc
chuyến công du Đông Á đầu tiên của ông trong cương vị tổng tư lệnh quân đội Hoa
Kỳ. Tại Nhật Bản, ông Biden cũng đã có họp với các nhà lãnh đạo Úc, Nhật Bản và
Ấn Độ trong khuôn khổ Bộ Tứ (QUAD, ở đó ông cam kết tăng cường sự răn đe và
phòng ngừa chống lại mối đe dọa vũ khí hạt nhân ngày càng tăng của Bắc Hàn. Các
quan chức Nam Hàn và Hoa Kỳ trong vài tuần gần đây đã cảnh báo rằng Bắc Hàn đã
sẵn sàng thử nghiệm một vụ nổ hạt nhân hoặc phóng hỏa tiễn đạn đạo dù những
hành vi đó đã bị Liên Hiệp Quốc nghiêm cấm.
Hãng Reuters dẫn
nguồn tin từ quân đội Nam Hàn cho biết hỏa tiễn đầu tiên trong ba hỏa tiễn mà Bắc
Hàn bắn thử có thể là một hỏa tiễn đạn đạo liên lục địa (ICBM –
intercontinental ballistic missile) lớn nhất của Bình Nhưỡng, có tên là
Hwasong-17, tầm bắn tới 15,000 km, tức là có thể bắn tới lục địa Hoa Kỳ. Tuy
nhiên, trong vụ bắn thử, hỏa tiễn này chỉ bay được 224 dặm rồi rớt xuống biển.
Hỏa tiễn thứ hai phóng thử thất bại vì nó vỡ ra từng mảnh sau khi đạt độ cao 12
dặm; còn hỏa tiễn thứ ba là hỏa tiễn đạn đạo tầm ngắn.
Đây là lần
phóng thử hỏa tiễn thứ 17 của Bắc Hàn trong năm nay. Bộ Tư lệnh Ấn Độ Thái Bình
Dương của Hoa Kỳ nói vụ thử hỏa tiễn không đe dọa ngay lập tức nước Mỹ hoặc đồng
minh, nhưng chương trình vũ khí của Bắc Hàn đang gây bất ổn. Chính phủ Nam Hàn
gọi vụ thử là “mối đe dọa nghiêm trọng” đối với hòa bình, kêu gọi thế
giới thực hiện cấm vận Bình Nhưỡng quyết liệt hơn nữa và cảnh cáo việc thử hỏa
tiễn chỉ làm cho Bắc Hàn “lún sâu hơn vào sự cô lập”.
Không chỉ
tuyên bố mạnh mẽ, Nam Hàn đã có phản ứng quân sự ngay lập tức. Báo The New
York Times đưa tin ngay sau khi Bắc Hàn bắn thử hỏa tiễn, quân đội Nam
Hàn và lực lượng Mỹ đồn trú tại Nam Hàn đều đã cho bắn hỏa tiễn đất đối đất (land-to-land
missile) ra vùng biển phía đông để chứng tỏ điều mà Seoul gọi là “khả
năng phản công nhanh của đồng minh để ngăn chặn Bắc Hàn gây hấn thêm nữa”, cũng
như thể hiện khả năng vượt trội của quân đội Nam Hàn trong việc khởi động cuộc “tấn
công chính xác vào nguồn gốc sự gây hấn của Bắc Hàn”.
Một phi đội
30 chiến đấu cơ F-15K, mang đầy đủ vũ khí, đã được không quân Nam Hàn điều động
ra phi đạo, sẵn sàng cất cánh. Một số chiến đấu cơ này sau đó đã xuất kích, phối
hợp cùng bốn phi cơ F-16 của quân đội Hoa Kỳ và bốn phi cơ F-15 của lực lượng
phòng vệ trên không của Nhật Bản trong một cuộc tập trận không định trước nhằm “thể
hiện các khả năng tổng hợp để ngăn chặn và chống lại các mối đe dọa trong khu vực”,
theo thông cáo của quân đội Mỹ.
Nhật Bản
và Hoa Kỳ cũng muốn thể hiện quyết tâm và khả năng kết hợp nhuần nhuyễn của họ
sau vụ phóng tên lửa mới nhất của Triều Tiên, hai quan chức Hoa Kỳ nói với
Reuters, nói với điều kiện giấu tên.
-----------------
Đọc thêm:
Bắc
Hàn lại thử hỏa tiễn bất chấp dịch COVID-19 bùng phát
No comments:
Post a Comment