Nhân
sự kiện Gạc Ma, các tổ chức xã hội dân sự kêu gọi lãnh đạo Đảng tuân thủ Hiến
pháp
Bài bình luận của Lập
Quyền Dân
2022.03.14
Biểu tình phản đối Trung Quốc chiếm đá Gạc Ma nhân kỷ
niệm 28 năm cuộc chiến tại Hà Nội hôm 14/3/2016. Reuters
Tất
cả mọi công dân, đảng viên và lãnh đạo chỉ cần tuân thủ các quyền và nghĩa vụ
đã được hiến định, ngoài ra không phải tuân theo bất cứ các ràng buộc nào khác.
Nhân ngày
14/3 – ngày Trung Quốc cưỡng chiếm đảo Gạc Ma, ngày giỗ chung của 64 chiến sĩ Hải
quân Nhân dân Việt Nam anh hùng – tám Tổ chức Xã hội Dân sự (XHCD) vừa ra lời
kêu gọi toàn Đảng, toàn quân, toàn dân học tập và thực hiện nghiêm quyền và
nghĩa vụ theo Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nội dung lời
kêu gọi được công bố chi tiết tại “Tuyên bố từ sự kiện đảo Gạc Ma ngày
14/3”. Trước mắt, “Tuyên bố 14/3” kêu gọi, toàn Đảng từ trung ương đến
cơ sở phải học tập và tuân thủ sống và làm việc theo Hiến pháp. Xác định rõ, Hiến
pháp là văn bản để thực thi, không phải là văn bản để tuyên truyền và đối phó với
nhân dân. Tất cả mọi quyền của công dân được Hiến pháp qui định thì công dân có
quyền tuân thủ và thực thi, không cần chờ luật hay thông tư. Trên tinh thần ấy,
Nhà nước không được phép tùy tiện sách nhiễu và trấn áp các Tổ chức và những cá
nhân thực thi các quyền mà Hiến pháp đã long trọng tuyên bố khi chưa có luật điều
chỉnh. (1)
*
Cụ thể,
đối với mọi công dân tự do, cần
được tạo mọi điều kiện để thực hiện ngay các điều:
1) Điều 25
của Hiến pháp 2013, công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận
thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật
qui định.
2) Điều
27, Công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng
cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định.
3) Điểm 2
điều 28, Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước, xã hội;
công khai minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công
dân.
4) Nhà nước
phải thực hiện các cam kết quốc tế về việc công nhân được thành lập ngay các công
đoàn độc lập, hoạt động vì lợi ích của họ.
Đối với
Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam, Hiến
pháp năm 2013 quy định, Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước
Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại. Nhiệm vụ, quyền hạn
của Chủ tịch nước được quy định tại Điều 84, Điều 88, Điều 90, Điều 91. Theo
tiêu chí về nội dung nhiệm vụ, quyền hạn, có thể phân chia các nhiệm vụ, quyền
hạn của Chủ tịch nước thành hai nhóm lĩnh vực sau: 1) Nhóm các nhiệm vụ, quyền
hạn liên quan đến chức năng đại diện, thay mặt nước về đối nội và đối ngoại của
Chủ tịch nước. 2) Nhóm các nhiệm vụ, quyền hạn liên quan đến việc phối hợp với
các thiết chế quyền lực nhà nước trong các lĩnh vực lập pháp, hành pháp, tư
pháp của Chủ tịch nước (2).
Thủ tướng
Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam có
sáu nhiệm vụ và quyền hạn, trong đó đã được chi tiết hoá: 1) Lãnh đạo công tác
của Chính phủ; lãnh đạo việc xây dựng chính sách và tổ chức thi hành pháp luật.
2) Lãnh đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước từ
trung ương đến địa phương. 3) Trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn
nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của
Chính phủ; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thứ trưởng, chức vụ tương đương thuộc
bộ, cơ quan ngang bộ; phê chuẩn việc bầu, miễn nhiệm và quyết định điều động,
cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương. 4) Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ văn bản của Bộ trưởng, Thủ
trưởng cơ quan ngang bộ, Ủy ban Nhân dân, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp. 5) Quyết định và chỉ đạo việc đàm
phán, ký kết, gia nhập điều ước quốc tế thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ;
tổ chức thực hiện điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. 6) Thực hiện chế
độ báo cáo trước Nhân dân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng về những
vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền giải quyết của Chính phủ và Thủ tướng Chính
phủ (3)
Nhiệm vụ,
quyền hạn của Chủ tịch Quốc hội được
quy định tại Điều 64 Luật Tổ chức Quốc hội 2014, theo đó: 1) Chủ tọa các phiên
họp của Quốc hội, bảo đảm thi hành các quy định về hoạt động của đại biểu Quốc
hội, các quy định về kỳ họp Quốc hội; ký chứng thực Hiến pháp, luật, nghị quyết
của Quốc hội. 2) Lãnh đạo công tác của Ủy ban thường vụ Quốc hội; chỉ đạo việc
chuẩn bị dự kiến chương trình, triệu tập và chủ tọa các phiên họp của Ủy ban
thường vụ Quốc hội; ký pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội. 3)
Chủ tọa hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách và các hội nghị khác
do Ủy ban thường vụ Quốc hội tổ chức. 4) Triệu tập và chủ tọa hội nghị Chủ tịch
Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội và một số Uỷ ban khác theo luật
định 5) Giữ quan hệ với các đại biểu Quốc hội. 6) Chỉ đạo việc thực hiện kinh
phí hoạt động của Quốc hội. 7) Chỉ đạo và tổ chức việc thực hiện công tác đối
ngoại của Quốc hội; thay mặt Quốc hội trong quan hệ đối ngoại của Quốc hội;
lãnh đạo hoạt động của đoàn Quốc hội Việt Nam trong các tổ chức liên nghị viện
thế giới và khu vực (4).
Để Việt
Nam xây dựng thành công đất nước theo các tiêu chí dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh, để Đảng thực sự ở trong lòng dân, để Việt Nam thực
sự là hùng cường, bảo vệ được độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ trên đất
liền cũng như ngoài hải đảo, các tổ chức XHDS trên toàn cõi Việt Nam kêu gọi tất
cả mọi công dân, tất cả các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội và Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam cùng toàn thể mọi tổ chức xã hội khác hãy gương mẫu thực hiện các
quyền hiện định một cách đầy đủ và nghiêm túc nhất!
*
VIDEO :
Gạc Ma 1988:
Ai đã ra lệnh không nổ súng?
https://www.youtube.com/watch?v=gjQ22CbxtHI
Theo giới
quan sát trong nước, “Tuyên bố 14/3”
không chỉ sẽ được sự chấp thuận của đại bộ phận nhân dân, mà có thể còn được sự
hưởng ứng tích cực của một bộ phận lớn từ lãnh đạo các cấp. Chủ yếu nhờ ba lý
do: Thứ nhất, thời điểm đưa ra Tuyên bố có ý nghĩa quốc
tế. Việt Nam chưa bao giờ bị động và khó khăn như lúc này,
khi mà cả thế giới tiến bộ đang lên án cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine của Tổng
thống Nga - Vladimir Putin, trong khi đó, sau những ngày đầu chơi vơi, nay bước
sang ngày thứ 16 và 17 của cuộc chiến, Việt Nam vẫn trong tình trạng lưỡng nan.
Nếu kéo dài lập trường “đi hàng hai”, sẽ rất mất uy tín trước quốc tế và quốc nội. Thứ hai, nếu bỏ phiếu trắng tại LHQ mà không dám lên án
Putin, nay mai nếu Tập Cận Bình làm theo đúng kế
sách của Putin, mở các “chiến dịch quân sự đặc biệt” trên Biển Đông, ai sẽ là
người đứng ra “sát cánh” cùng nhân dân Việt Nam? Thứ ba, xã hội
Việt Nam đang trưởng thành, phân biệt được đúng sai, phi nghĩa và chính nghĩa trong
cuộc chiến tranh hiện nay ở Ukraine. Bộ máy an ninh không được đàn áp các tổ chức
XHDS và nhân dân nói chung khi họ “sát cánh cùng Ukraine” (Lời kêu gọi của EU gửi
đến chính phủ Việt Nam).
Trong bối
cảnh nói trên, “Tuyên bố 14/3” là lời kêu gọi chí lý chí tình, yêu cầu toàn Đảng,
toàn quân và toàn dân thấm nhuần và thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ được
ghi Trong Hiến pháp CHXHCN Việt Nam, chắc chắn sẽ tháo gỡ được một phần khó
khăn về đối nội và đối ngoại hiện nay. “Diễn biến tình hình thế giới rất khó lường,
an nguy, đất nước đang bị thách thức, nếu nội lực Việt Nam không đủ mạnh, dân tộc
Việt Nam không đoàn kết thì chắc chắn, Trung Quốc sẽ xâm lược Việt Nam”, Tuyên
bố 14/4 khẳng định và kêu gọi tiếp: “Các tổ chức xã hội dân sự chúng tôi chưa
yêu cầu điều gì mới, chỉ yêu cầu Nhà nước thành tâm thực thi những điều qui định
của Hiến pháp do chính đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng”. Cũng như Tuyên bố
trước đây đòi huỷ bỏ ba điều của Bộ Luật Hình sự (5), Tuyên bố về vụ đại án Việt Á (6), Bức thư chung gửi Đại sứ quán Ukraine ở Việt Nam (7), “Tuyên bố 14/3” này sẽ có tiếng nói quan trọng đối với
cả dân trí lẫn quan trí, góp phần phát triển, củng cố nội lực đất nước “để phát
huy sức mạnh của sự nghiệp quần chúng, đưa Việt Nam thành một xã hội dân sự,
dân chủ, tự do là con đường tất yếu cho sự phát triển và bảo vệ đất nước”.
___________
Tham
khảo:
6.
https://www.voatiengviet.com/a/tuyen-bo-dai-an-viet-a-xa-hoi-dan-su/6418225.html
------------------------
*
Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do
*
Tin, bài liên quan
·
Tướng
Vịnh đánh bóng cá nhân để chạy tội
·
Hùm
chết để da, Lê Đức Anh để lại cái gì?
·
Ngậm
ngùi thân phận bị bỏ rơi
·
Khen
ai khéo vẽ cho vui thế!
================================================
.
.
RFA
2022.03.14
Hình : Đá Gạc Ma vào năm 2012 và 2017.
Hình: AMTI
Hình ảnh từ
Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) có trụ sở tại Mỹ cho thấy Đá
Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa nơi xảy ra thảm sát 64 binh sĩ Việt Nam năm
1988 đã trở thành căn cứ quân sự vững chắc của Trung Quốc sau nhiều năm cải tạo.
Hình ảnh sớm
nhất của trung tâm này thu thập là từ 2012, người ta vẫn còn thấy nơi đây là một
rặng san hô, nhưng đến 2016, 2017 thì đá này đã hoàn thiện thành một đảo nhân tạo.
Theo CSIS,
Trung Quốc đã thay đổi thiết kế của căn cứ phòng thủ tại Đá Gác Ma.
Căn cứ
trung tâm chỉ có hai nhánh, trong đó nhánh phía Nam chứa súng phòng không (được
che đậy trong ảnh vệ tinh gần đây, nhưng có thể nhìn thấy trong các hình ảnh
trước đây) và nhánh phía Bắc rõ ràng có hệ thống vũ khí đánh gần (CIWS).
Ngoài ra,
một bệ súng và nhiều khả năng là CIWS, cùng với ra đa, đã được xây dựng trên một
cấu trúc riêng biệt khác, bao gồm ba tòa tháp hình lục giác ở phía Đông của hòn
đảo nhân tạo.
Cấu trúc
này có vẻ đỡ phức tạp hơn các cấu trúc tiền thân được xây dựng gần đầy tại khu
vực Đá Chữ Thập, Vành Khăn và Su Bi, theo Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc
tế.
--------------------
Tin, bài liên quan
·
Cuộc
thảm sát Gạc Ma 34 năm trước trên truyền thông Nhà nước
·
Ngăn
chặn không cho giới hoạt động độc lập tưởng niệm Gạc Ma
·
Người
dân kỷ niệm trận hải chiến Hoàng Sa bất chấp sự ngăn cản của chính quyền
·
Việt
Nam thu hồi sách Gạc Ma- Vòng tròn bất tử
"Gạc Ma - Vòng tròn bất tử" bị tạm dừng phát hành để chỉnh sửa
No comments:
Post a Comment