14
tháng 3 – Gạc Ma, tri ân vẫn như... động tác kỹ thuật!
14/03/2022
https://gdb.voanews.com/1A4C714E-C5B8-4DE2-A04A-B3E03BBE93AF_w650_r1_s.jpg
Các
nhà hoạt động tưởng niệm liệt sĩ Gạc Ma tại tượng đài vua Lý Thái Tổ, Hà Nội,
14/3/2021
Dã tâm
của Trung Quốc vẫn thế, chỉ khác ở chỗ hung hăng hơn và mức độ càn rỡ càng lúc
càng khiến người Việt thêm căm phẫn.
Hôm nay –
14/3/2022 – tròn 34 năm ngày Trung Quốc thảm sát 64 quân nhân của Quân đội nhân
dân Việt Nam tại bãi đá Gạc Ma, cưỡng chiếm bãi đá này, rồi bồi đắp Gạc Ma trở
thành một hòn đảo nhân tạo để khẳng định... “chủ quyền” tại biển Đông.
Năm nay, lần
đầu tiên sau 34 năm xảy ra vụ thảm sát Gạc Ma, một Ủy viên Bộ Chính trị đang đảm
nhận vai trò Thủ tướng, chính thức tham dự tưởng niệm 64 người lính vị quốc
vong thân ở biển Đông...
Đó là lý
do nhiều người xem việc ông Phạm Minh Chính đến dâng hương, hoa tại “Khu Tưởng
niệm Chiến sĩ Gạc Ma”, tọa lạc ở xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh
Hòa là một... “tín hiệu tích cực”.
“Tín hiệu
tích cực” vừa kể cùng với hai... “tín hiệu tích cực” khác: Ngày
26/1/2022, Ủy viên Bộ Chính trị kiêm Thủ tướng Việt Nam đến dâng hương tại “Khu
tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ Pò Hèn”, tọa lạc ở xã Hải Sơn, thành phố
Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. Và trước đó, ngày 8/12/2021, Ủy viên Bộ Chính trị
kiêm Chủ tịch Nhà nước đến dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại “Nghĩa
trang Liệt sĩ Quốc gia Vị Xuyên”, tọa lạc tại tỉnh Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang
– đã trở thành những... “sự kiện đáng chú ý”!
Sở dĩ chuyện
thăm viếng, tưởng niệm, dâng hương, hoa như vừa kể trở thành “sự kiện đáng
chú ý”, khiến rất nhiều người Việt hoan hỉ, thậm chí phấn chấn, vì hơn 30 năm
qua, kể từ lúc Việt Nam bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, giới
lãnh đạo hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam đã cố tình lờ đi
những anh hùng, liệt sĩ vị quốc vong thân khi đối đầu với Trung Quốc cả ở biên
giới Việt – Trung suốt từ cuối thập niên 1970 đến cuối thập niên 1980, lẫn biển
Đông.
Thậm chí,
có giai đoạn, hoạt động tưởng niệm do dân chúng tự tổ chức còn bị xem là “thủ
đoạn nham hiểm của các thế lực thù địch”, bị ngăn cản, bị đàn áp, bị... hài
hóa như tổ chức... khiêu vũ ở tượng đài Lý Thái Tổ - nơi được chọn để tổ chức
tưởng niệm!
Dẫu ba “sự
kiện đáng chú ý” như vừa kể rõ ràng khác hẳn cách hành xử rất nhất quán của giới
lãnh đạo hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam trong hơn 30 năm vừa
qua nhưng những “sự kiện đáng chú ý” đó có thật sự là... “tín hiệu
tích cực”?
***
Cho dù việc
các Ủy viên Bộ Chính trị đảm nhận vai trò lãnh đạo nhà nước, lãnh đạo chính phủ
liên tục đến thăm viếng, dâng hương, hoa, tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ vị
quốc vong thân trong những cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược ở biên giới Việt
– Trung, ở biển Đông là... “chưa từng có” (*) nhưng yếu tố “chưa từng
có” này hoàn toàn chưa đủ để kết luận đó là những “tín hiệu tích cực”.
Có những yếu tố khác cho thấy, trong chuyện này, hoạt động của Chủ tịch Nhà nước,
Thủ tướng giống... “động tác kỹ thuật” nhiều hơn.
Theo Thông
tấn xã Việt Nam (TTX VN) và báo điện tử Chính phủ, ba lần thăm viếng, dâng
hương, hoa tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ vị quốc vong thân trong những cuộc
chiến chống Trung Quốc xâm lược ở biên giới Việt – Trung, ở biển Đông, tuy
chính thức nhưng đều được mô tả như những hoạt động mang tính... “nhân dịp”.
Ông Nguyễn Xuân Phúc – Chủ tịch Nhà nước đến “Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Vị
Xuyên” nhân dịp... “dự Lễ kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh Hà Giang”
(1). Ông Phạm Minh Chính – Thủ tướng đến “Khu tưởng niệm các Anh hùng liệt
sĩ Pò Hèn” nhân dịp... “làm việc tại tỉnh Quảng Ninh” (2). Mới đây,
ông Phạm Minh Chính tiếp tục đến “Khu Tưởng niệm Chiến sĩ Gạc Ma” cũng
là nhân dịp... “công tác tại Khánh Hòa, thăm, kiểm tra công tác sẵn sàng chiến
đấu tại Lữ đoàn Tàu ngầm 189 Hải quân và Lữ đoàn 162, Vùng 4 Hải quân” (3).
Cả ba lần
thăm viếng đều diễn ra trước ba mốc thời gian mà người Việt vẫn thường bảo nhau
còn sống thì phải nhớ: 19 tháng 1 (ngày Trung Quốc cưỡng chiếm toàn bộ quần đảo
Hoàng Sa), 17 tháng 2 (ngày Trung Quốc xua quân xâm lược Việt Nam), 14 tháng 3
(ngày xảy ra vụ thảm sát ở Gạc Ma và mất Gạc Ma)! Ai cũng biết, tính chất giữa
chủ động thăm viếng, dâng hương, hoa, tri ân vào đúng dịp tưởng niệm khác hoàn
toàn với... nhân dịp gì đó. Vì sao ba lần liên tục như vừa chứng kiến đều
là... nhân dịp như thế?
Và không
chỉ có thế... Khi loan tin về ba lần thay nhau thăm viếng nghĩa trang, khu tưởng
niệm các anh hùng, liệt sĩ của hai Ủy viên Bộ Chính trị đang đảm nhiệm vai trò
Chủ tịch Nhà nước và Thủ tướng như đã kể, TTX VN rồi báo điện tử Chính phủ hoàn
toàn không đề cập gì đến Trung Quốc. Đó là... “ngẫu nhiên” hay có... chủ
trương? Rồi chuyện viên đại tá tên Phùng Kim Lân thuộc Tổng cục Chính trị Quân
đội nhân dân Việt Nam viết bài ca ngợi: “Gạc Ma – Biểu tượng sáng ngời lòng
yêu nước, ý chí quyết tâm bảo vệ biển, đảo của Tổ quốc” trên tờ Lao Động
hôm 12/3/2022, nhưng kể rằng... “nước ngoài đã bất ngờ
dùng lực lượng hải quân với nhiều tàu chiến và vũ khí trang bị hiện đại tấn
công cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân (HQND) Việt Nam...”, sau khi bị
công chúng chỉ trích kịch liệt mới thay hai từ... “nước ngoài” bằng
“Trung Quốc” cũng là... “ngẫu nhiên” (4)?
Nên hiểu
như thế nào khi những yếu tố có vẻ... “ngẫu nhiên” đó lại giống hệt với
sự chủ động né tránh đề cập về dã tâm, sự hung hãn của Trung Quốc đã từng thể
hiện rõ nét đến mức: Khi công bố “Văn kiện Đảng toàn tập” năm 2009, lúc
giới thiệu lại những văn kiện của đảng CSVN trong các năm 1979 và 1980, Nhà Xuất
bản Chính trị Quốc gia tự tiện đục bỏ hai từ “Trung Quốc”, thành ra những
cụm từ nguyên thủy trong các văn kiện của giai đoạn đó đề cập đến “Trung Quốc
xâm lược ” đều trở thành “... xâm lược”, cho
nên “chống quân Trung Quốc xâm lược”, trở thành... “chống quân ... xâm
lược” (5)?!
***
Trong vài
ngày gần đây, nhiều người sử dụng mạng xã hội Việt ngữ giới thiệu lại một video
clip do báo điện tử VnExpress thực hiện hồi tháng 3/2016, dài 2 phút 40 giây,
có tên “Gạc Ma - Trận hải chiến bị lãng quên”. Những nhà báo thực hiện
video clip này đã hỏi nhiều người, từ già đến trẻ xem họ có biết gì về “Trận
chiến Gạc Ma” không (?) và đa số trả lời... KHÔNG, chỉ vài người trả lời đã
có nghe qua nhưng không biết cụ thể thế nào (6)! Từ đó đến nay đã sáu năm, liệu
có... “tín hiệu tích cực” nào không?
Đầu tháng
2 năm nay, The Diplomat giới thiệu “Why Won’t Vietnam Teach the History of the
Sino-Vietnamese War?” của Travis Vincent (7). Khảo sát rất công phu này của
Vincent đã được Nhóm thực hiện “Dự án Đại sự ký biển Đông” dịch sang tiếng
Việt với tên “Tại sao Việt Nam không dạy lịch sử chiến tranh Trung – Việt”
(8). Vincent đã tập hợp nhiều dữ kiện, ý kiến, phỏng vấn rất nhiều người, để
giúp độc giả của ông cả ở trong lẫn ngoài Việt Nam có thể tự lý giải. Trong phạm
vi bài viết này, chỉ giới thiệu một ghi nhận của Vincent: Sở dĩ nhiều thế hệ
người Việt, đặc biệt là thế hệ trẻ không có ký ức về những cuộc chiến chống
Trung Quốc xâm lược ở biên giới Việt – Trung, ở biển Đông vì sách giáo khoa môn
Sử chỉ lướt qua.
Bản in năm
2001 của sách giáo khoa môn Sử lớp 12 ở Việt Nam chỉ dành 24 dòng cuối sách kể
lại cuộc chiến tranh chống Trung Quốc xâm lược ở biên giới Việt – Trung. Sau
nhiều cảnh báo, kiến nghị và hứa hẹn, bản in năm 2018 còn... 11 dòng.
***
Hãy ngẫm
thật kỹ về những gì đã thấy, đã biết rồi so sánh những chi tiết mà TTX VN, báo
điện tử Chính phủ vừa mới tường thuật về chuyện thăm viếng, dâng hương, hoa cho
các anh hùng, liệt sĩ vị quốc vong thân trong những cuộc chiến chống Trung Quốc
xâm lược ở biên giới Việt – Trung, ở biển Đông, kiểu như... “Thủ tướng Phạm
Minh Chính và các thành viên trong đoàn công tác kính cẩn nghiêng mình trước
anh linh các anh hùng liệt sĩ, tỏ lòng thành kính, biết ơn vô hạn công lao to lớn
của các chiến sỹ đã chiến đấu, hy sinh vì sự toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững chủ
quyền vùng biển, vùng trời thiêng liêng của Tổ quốc”... có lẽ mới đoán định
chính xác về thật – hư, thiệt – giả!
“Vô tri
bất khả mộ” – không biết, không thể yêu. Đã che đậy cả trong giáo dục về lịch
sử, về truyền thống, thậm chí dùng cả bạo lực để ngăn cản những hoạt động tưởng
nhớ, tri ân có thể gây ra nghi ngại về... “16 chữ vàng”, về... “tinh
thần bốn tốt” thì làm sao dám tin việc ông Chính – mới thay mặt hệ thống
chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam bảo rằng... “những tấm gương chói
sáng ấy luôn là minh chứng của chủ nghĩa anh hùng, tô thắm thêm truyền thống
hào hùng của dân tộc Việt Nam” là... thật tâm?
Thế thì tại
sao gần đây, các Ủy viên Bộ Chính trị đảm nhận vai trò lãnh đạo nhà nước, lãnh
đạo chính phủ như ông Nguyễn Xuân Phúc, ông Phạm Minh Chính liên tục đến thăm
viếng, dâng hương, hoa, tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ vị quốc vong thân
trong những cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược ở biên giới Việt – Trung, ở biển
Đông? Câu trả lời dường như nằm ở thái độ và cách hành hành xử càng lúc càng
khó lường của Trung Quốc...
Hồi 2015,
khi nhiều đồng chí, đồng bào nêu thắc mắc, rằng hệ thống chính trị, hệ thống
công quyền Việt Nam sẽ làm gì khi Trung Quốc bất chấp luật pháp quốc tế, bất kể
“di sản quý báu hàng đầu mà Việt Nam và Trung Quốc cùng có là sự tương
đồng ý thức hệ”, khăng khăng thực hiện đủ loại hành vi ngang ngược để
độc chiếm biển Đông, ông Nguyễn Phú Trọng – Tổng Bí thư đảng CSVN, thản nhiên vặn
lại: Nếu để xảy ra đụng độ gì thì tình hình bây giờ bất ổn thế nào,
chúng ta có ngồi đây mà bàn việc tổ chức đại hội đảng được không (9)?
Dã tâm của
Trung Quốc vẫn thế, chỉ khác ở chỗ hung hăng hơn và mức độ càn rỡ càng lúc càng
khiến người Việt thêm căm phẫn. Thực tế cho thấy, bất kể nhún nhường thế nào
cũng không khiến Trung Quốc... thông cảm. Nếu Trung Quốc tiếp tục lấn tới và dường
như chắc chắn là thế, chắc chắn điều đó sẽ khiến trong nước... bất ổn vì những ẩn
ức do bất bình về cách hành xử nhún nhường tới mức xóa bỏ ký ức lịch sử của nhiều
thế hệ, thản nhiên gạt bỏ sự hy sinh của các anh hùng, liệt sĩ vị quốc vong
thân trong những cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược, tới lúc đó, hệ thống
chính trị, hệ thống công quyền khó mà... ngồi để... bàn việc tổ chức thêm
các... đại hội đảng!
-----------
Chú thích
(*) Từ
đầu thập niên 1990 đến cuối năm vừa qua (2021), chỉ có một Ủy viên Bộ Chính trị
đang tại chức đến thăm viếng, dâng hương hoa cho các anh hùng, liệt sĩ vị quốc
vong thân khi chống trả quân xâm lược Trung Quốc ở biên giới Việt - Trung là
ông Trương Tấn Sang trong tư cách Chủ tịch Nhà nước. Đó là lần duy nhất trong
ba thập niên (tháng 2/2016). Hai tháng sau (tháng 4/2016), ông Sang nghỉ hưu.
(4) https://www.facebook.com/DoanBaoChau21165/posts/10159630093898965
(6) https://www.youtube.com/watch?v=EfuVA8oyLKk&ab_channel=BáoHànộimới
(7) https://thediplomat.com/2022/02/why-wont-vietnam-teach-about-the-sino-vietnamese-war/
(8) https://dskbd.org/2022/02/16/tai-sao-viet-nam-khong-day-lich-su-chien-tranh-trung-viet/
No comments:
Post a Comment