NỘI
DUNG :
Ukraina
: Hội Đồng Bảo An họp khẩn, mạnh mẽ lên án Nga
Thụy My
- RFI
.
Ukraina
lên án Nga xâm phạm chủ quyền khi công nhận Donetsk và Lugansk độc lập
Trọng Thành
- RFI
.
Khủng
hoảng Ukraina, thách thức uy tín trong và ngoài nước cho Joe Biden
Anh Vũ
- RFI
===================================================
.
.
Ukraina : Hội Đồng Bảo An họp
khẩn, mạnh mẽ lên án Nga
Thụy
My -
RFI
Đăng ngày: 22/02/2022 - 11:52
Hội Đồng Bảo An
Liên Hiệp Quốc tối qua 21/02/2022 đã họp khẩn cấp về việc Matxcơva công nhận độc
lập của các vùng đất ly khai thân Nga tại Ukraina. Đại đa số thành viên lên án
quyết định này.
Hội Đồng Bảo An
Liên Hiệp Quốc họp sau Nga tuyên bố công nhận độc lập của Donetsk và Lougansk,
New York, Hoa Kỳ, ngày 21/02/2022. REUTERS - CARLO ALLEGRI
Dựa trên lá thư đề nghị của Ukraina, Hoa Kỳ,
Pháp, Anh, Ireland, Na Uy, Albani, Mêhicô đã yêu cầu họp khẩn công khai. Nga hiện
là chủ tịch luân phiên trong tháng Hai, muốn áp đặt việc họp kín nhưng Mỹ phản
đối. Khác với lệ thường, cuộc họp diễn ra vào lúc 21 giờ địa phương (2 giờ GMT
ngày 22/02/2022), chỉ vài tiếng đồng hồ sau tuyên bố của tổng thống Nga
Vladimir Putin.
Từ New York, thông
tín viên Carrie Nooten gởi về bài tường trình :
Người ta chờ đợi những chỉ trích của các nước phương
Tây, nhưng ngạc nhiên đến từ các đồng minh truyền thống của Nga trong Hội Đồng.
Ngoài Trung Quốc có vẻ như chưa có thời gian nhận chỉ thị từ Bắc Kinh, các đồng
minh này khá lạnh lùng với Matxcơva. Hoặc thậm chí còn tố cáo Vladimir Putin đã
vượt qua lằn ranh đỏ, phá hoại ý tưởng đa phương – khái niệm này là lý do tồn tại
Liên Hiệp Quốc.
Đại sứ Nga cáo buộc các đồng nghiệp châu Âu và Mỹ là
cảm tính, và nói rằng những người lính gởi sang vùng ly khai Ukraina chủ yếu là
lực lượng gìn giữ hòa bình – một từ ngữ vô nghĩa, theo đồng nhiệm Mỹ.
Về phía đại diện Kiev tại Liên Hiệp Quốc tái khẳng định
biên giới Ukraina không thay đổi, và bày tỏ sự ngạc nhiên thú vị về phản ứng của
các đồng nghiệp ở Hội Đồng Bảo An. Ông Sergiy Kyslytsya nói : « Tôi
nghĩ rằng tối nay đến dự tang lễ Liên Hiệp Quốc, nhưng rốt cuộc tôi lại thấy
Liên Hiệp Quốc trên giường bệnh, và có lẽ còn có nhiều cơ may hồi phục ».
Do bất ngờ, Hội Đồng Bảo An vẫn chưa ra được tuyên bố,
nhưng có lẽ sẽ tiến hành trong những ngày tới. Còn Đại Hội Đồng tập hợp 193
thành viên Liên Hiệp Quốc sẽ họp lại ngày mai về hồ sơ này.
AFP cho biết đại sứ Mỹ khẳng định loan báo của
Nga chỉ là cái cớ để xâm lược Ukraina, và Hội Đồng Bảo An cần đòi hỏi Nga « tôn
trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina, quốc gia thành viên Liên Hiệp
Quốc ». Ireland đả kích « hành động đơn phương chỉ
gây thêm căng thẳng », Pháp cho rằng Nga đã « chọn lựa đối
đầu », Albani thẳng thừng đặt câu hỏi « Sắp tới đến
lượt nước nào sẽ bị xâm lăng đây ? ». Ấn Độ, Kenya « vô
cùng quan ngại », Ghana, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất chỉ
trích Nga và đòi hỏi xuống thang.
Phó tổng thư ký Liên Hiệp Quốc phụ trách về
chính trị, Rosemary DiCarlo « rất lấy làm tiếc » về
hành động của Nga, cho rằng cần tránh xung đột bằng mọi giá. Tổng thư ký NATO,
Jens Stoltenberg lên án Matxcơva nuôi dưỡng xung đột ở miền đông Ukraina, đồng
thời tạo cớ cho một cuộc xâm lăng mới, vi phạm thỏa thuận Minsk.
------------------------------------------------
.
.
Ukraina
lên án Nga xâm phạm chủ quyền khi công nhận Donetsk và Lugansk độc lập
Trọng
Thành -
RFI
Đăng ngày: 22/02/2022 - 14:02
Ngay sau quyết định của tổng thống Nga công nhận
hai nước cộng hòa tự phong vùng Donbass, tối hôm qua, 21/02/2022, nguyên thủ
Ukraina Volodymyr Zelensky lên án « các hành động xâm phạm chủ quyền và
toàn vẹn lãnh thổ » của Ukraina, và triệu tập họp khẩn Hội đồng An ninh và
Quốc phòng.
Ukraina
: Putin công nhận độc lập hai vùng ly khai, "cái tát trời giáng" cho
phương Tây
Đăng
ngày: 22/02/2022 - 14:47
Trong bài phát biểu hôm nay, 22/02, bộ trưởng
Quốc Phòng Ukraina, Oleksiï Reznikov, nhấn mạnh quyết định của Matxcơva đưa
quân vào vùng Donbass đã phơi bày trước toàn thế giới « bộ mặt thật »
của chính quyền Putin, « bộ mặt của kẻ tội phạm đang hy vọng bắt cả thế giới
tự do làm con tin ». Lãnh đạo bộ Quốc Phòng Ukraina tố cáo điện Kremlin tiến
một bước mới đến mục tiêu « tái lập Liên Xô », nhưng quân đội và nhân
dân Ukraina đã sẵn sàng trước « các thử thách » và « mất
mát ».
Sau tuyên bố của điện Kremlin đưa quân đội Nga
vào vùng Donbass để « gìn giữ hòa bình », trên các mạng xã hội, người
dân đặc biệt bày tỏ thái độ giận giữ. Nhiều người sẵn sàng cầm vũ khí chống
lại quân Nga xâm lược.
Thông tín viên
Stéphane Siohane tường trình từ Kiev :
Khó mà nói là dân cư vùng Donbass phản ứng ra sao
trước quyết định của tổng thống Nga, được đưa ra vào tối hôm qua. Nhưng khi
quan sát trên các mạng xã hội đêm qua, tôi nhận thấy rõ tâm trạng sững sỡ của
người dân Ukraina trước bài diễn văn dài lê thê, phủ nhận chủ quyền lãnh thổ
Ukraina, của tổng thống Nga.
Phần lớn bài phát biểu của tổng thống Nga là
những lời lẽ lên án đầy thù hận chống lại đất nước Ukraina, phủ nhận tính hợp
pháp của một cộng đồng dân cư, một dân tộc, một Nhà nước độc lập. Tôi cũng nhận
thấy cả nỗi lo ngại, nhưng đặc biệt là tâm trạng giận dữ không nói nên lời. Đối
với nhiều người, đó là quyết tâm kiên định sẵn sàng chiến đấu.
Tổng thống Ukraina, Volodimir Zelensky,
đã có bài phát biểu trước toàn dân Ukraina vào hai giờ sáng nay. Nguyên thủ
Ukraina kêu gọi người dân giữ bình tĩnh, và khẳng định là người dân Ukraina
không nên sợ hãi, và trên thực tế, quân đội Ukraina đã sẵn sàng kháng cự trước
khả năng Nga tấn công.
Các trận pháo kích diễn ra thường xuyên hơn tại
khu vực giới tuyến. Hôm qua, hai binh sĩ Ukraina bị giết, và đã có thường dân đầu
tiên thiệt mạng. Kịch bản mà nhiều người lo ngại là các đơn vị Nga bắt đầu có mặt
tại hai nước cộng hòa tự phong Donetsk và Lougansk, mở các đợt tấn công dữ dội
nhằm mở rộng vùng kiểm soát sang các khu vực thuộc Donbass, hiện vẫn nằm dưới sự
kiểm soát của chính quyền Ukraina.
Trong bối cảnh này, không khí tại Donbass như đông cứng
lại, nhưng tại những nơi khác, ở Kiev và trên khắp cả nước, những người dân
bình thường như các vị và tôi, đều sẵn sàng cho một cuộc sống hoàn toàn khác. Một
số người tìm nơi trú ẩn, một số người khác thì tìm cách bỏ trốn, nhưng rất nhiều
người đã sẵn sàng cho một cuộc kháng chiến, kể cả cầm súng.
Giới quan sát lo ngại chiến tranh bùng phát tại
khu vực giới tuyến giữa hai nước cộng hòa tự phong thân Nga với các khu vực còn
lại của Donbass. Các quan sát viên của OSCE, giám sát lệnh ngừng bắn theo thỏa
thuận Minsk có mặt tại chỗ, ghi nhận trong vòng 48 giờ qua, đã có hơn 3.000 vụ
vi phạm.
.
.
---------------------------------------------------------------------------
.
.
Khủng hoảng Ukraina, thách
thức uy tín trong và ngoài nước cho Joe Biden
Anh
Vũ -
RFI
Đăng ngày: 21/02/2022 - 15:13
Khủng hoảng Ukraina kịch phát vào thời điểm chính
quyền Joe Biden đang gặp chồng chất khó khăn ở trong nước và quốc tế. Nhà Trắng
theo đuổi lập trường cứng rắn với Nga nhằm lấy lại lòng tin trong nước và uy
tín với các đồng minh.
Tổng thống Mỹ Joe
Biden phát biểu từ Nhà Trắng về căng thẳng Nga-Ukraina, Washington, Hoa Kỳ,
ngày 18/02/2022. REUTERS - KEVIN LAMARQUE
Trước khi căng thẳng xung quanh hồ sơ
Ukraina lên đến cao độ như hiện nay, tổng thống Biden đã gặp nhiều chỉ trích do
cuộc rút quân đầy hỗn loạn tại Afghanistan, tiếp sau đó là thỏa thuận Aukus, Mỹ-Anh-Úc,
đã gây chia rẽ giữa các đồng minh, làm dấy lên những nghi ngờ về sự lãnh đạo
của Hoa Kỳ.
Cuộc khủng hoảng Nga-Ukraina là một thách thức
nhưng cũng là cơ hội để tổng thống Biden thể hiện vai trò và khả năng lãnh đạo
của Mỹ trong các hồ sơ lớn của thế giới, cụ thể là trong quan hệ với Nga. Có thể
nhận thấy, từ đầu cuộc khủng hoảng Ukraina, chính quyền Biden liên tiếp đưa ra
những động thái báo động cao nhất cùng với những phát ngôn đe dọa đáp trả Nga mạnh
mẽ. Cho đến giờ cách xử lý khủng hoảng của chính quyền Mỹ có vẻ như không làm
suy chuyển những tính toán của tổng thống Nga Vladimir Putin mà đôi khi lại khiến
cho Kiev và các đồng minh châu Âu nghi ngại về khả năng của Mỹ chỉ mạnh về lời
nói nhưng hành động thì hạn chế.
Một năm liên tục
thất bại của Biden
Giới phân tích chính trị Mỹ nhận thấy trong
cách xử lý khủng hoảng Ukraina, chính quyền Joe Biden phải cân nhắc giữa vấn đề
đối nội và đối ngoại. Một năm lên lãnh đạo nước Mỹ, ông Joe Biden
liên tiếp gặp các thất bại ở trong nước. Một loạt các cải cách quan trọng bị Quốc
Hội chặn lại, lạm phát gia tăng kỷ lục từ 40 năm qua, dịch Covid kéo dài, tinh
thần dân chúng thêm suy sụp.
Đặc biệt, thất bại trong vụ rút quân khỏi
Afghanistan đã làm mất uy tín của chủ nhân Nhà Trắng trong chính sách đối ngoại
của Mỹ. Một cuộc thăm dò dư luận hồi tháng Giêng cho thấy 54% người được hỏi
không đồng tình với cách hành động của tổng thống trong chính sách đối ngoại,
chỉ có 37% là ủng hộ .
Năm nay, nước Mỹ có kỳ bầu cử Quốc Hội giữa kỳ
cực kỳ quan trọng với phần còn lại nhiệm kỳ của ông Joe Biden. Mọi diễn biến và
cách xử lý khủng hoảng Ukraina của Nhà Trắng đều có thể sẽ bị đảng Cộng Hòa đưa
ra mổ xẻ công kích, rằng ông Biden yếu kém, bất lực, khiến nước Mỹ không còn được
thế giới tôn trọng.
Nếu để xảy ra chiến tranh ở Ukraina, chính quyền
Mỹ sẽ đáp trả bằng các biện pháp trừng phạt kinh tế. Nhưng, trừng phạt
không chỉ gây thiệt hại cho Nga mà Châu Âu và Hoa Kỳ cũng phải hứng chịu tổn thất
kinh tế không nhỏ. Giới quan sát nhiều lần lưu ý, Nga là nước sản xuất
dầu khí lớn của thế giới. Do đó một lượng lớn dầu mỏ có thể sẽ bị gián đoạn
trong trường hợp xung đột quân sự hoặc Nga bị Mỹ và các đồng minh trừng phạt.
Chưa kể thị trường tài chính sẽ bị đảo lộn gây bất lợi cho kinh tế Mỹ. Điều này
đã thấy trong những ngày qua, thị trường chứng khoán Mỹ lên xuống theo dấu
hiệu căng thẳng ở biên giới Nga - Ukraina.
Cái khó cho tổng thống Mỹ là phải xem xét
chính sách đối ngoại qua lăng kính chính trị trong nước.
Cơ hội cho Biden
thể hiện khả năng lãnh đạo
Mối lo ngại chính của Nhà Trắng là bị đồng
minh đánh giá là yếu kém. Chuyên gia Marie-Cécile Naves, thuộc Viện Quan hệ Quốc
tế và Chiến lược Pháp nhận định trên nhật báo La Croix rằng với ông Biden,
đó là vấn đề sự tin cậy. Ngay từ đầu cuộc khủng hoảng, ông luôn có động thái
báo động và tỏ kiên quyết… Đến giờ giọng điệu của ông vẫn như vậy. Chắc chắn nếu
Washington chứng tỏ được vai trò tránh được một cuộc chiến tranh, Joe Biden sẽ
ra khỏi cuộc khủng hoảng này với vị thế khác bây giờ.
Các nhà quan sát chính trị cho rằng tình hình
đang diễn ra là cơ hội để tổng thống Biden thể hiện khả năng lãnh đạo của Mỹ và
tạo ra sự tương phản với cựu Tổng thống Trump trong cách xử lý các vấn đề có
liên quan tới các đồng minh. Nhất là ngay sau khi bước vào Nhà Trắng, ông Joe
Biden đã hùng hồn tuyên bố nước Mỹ đã trở lại trong vai trò lãnh đạo thế giới. Khủng
hoảng Ukraina cũng là dịp để tổng thống Biden phục hồi uy tín của nước Mỹ, đã bị
rạn nứt trong đồng minh NATO, sau vụ lùm xùm liên minh Aukus và hợp đồng tàu ngầm
với Úc cách đây gần nửa năm.
--------------------
Đức
đình chỉ đường ống khí đốt Nord Stream 2 để trừng phạt Nga
RFI | 22/02/2022 - 14:52
Chính quyền Berlin hôm nay, 22/02/2021, thông báo
đình chỉ việc cấp phép cho đường ống khí đốt Nord Stream 2, nối liền Nga và Đức,
để trừng phạt Matxcơva. Thông báo được đưa ra sau khi điện Kremlin công nhận
hai nước cộng hòa tự phong tại vùng Donbass, miền đông Ukraina.
. . . .
Đức
phong tỏa Nord Stream 2, đáp trả hành động của Nga tại Ukraine
Reuters | 22/02/2022
No comments:
Post a Comment