Trung
Quốc không còn đi lên nữa, Bắc Kinh đang hết thời gian để tái tạo thế giới
Michael
Beckley & Hal Brands - FOREIGN
AFFAIRS
Chấn Minh (Danlambao) chuyển ngữ
https://danlambaovn.blogspot.com/2022/02/trung-quoc-khong-con-i-len-nua-bac-kinh.html
Một ý kiến đang thịnh hành và đang được sự đồng
thuận của nhiều người tại Washington và các nước ngoài là Trung Quốc đang tăng
vọt và đang vượt qua Hoa Kỳ. “Nếu chúng ta không ra sức làm việc nhiều hơn”, tổng
thống Biden nói, “chúng nó sẽ ăn cơm trưa của chúng ta”. Theo một nhà ngoại
giao Á Châu, các quốc gia ở khắp mọi nơi trên thế giới đang chuẩn bị cho việc
Trung Quốc sẽ là nước “số một”.
Có khá nhiều bằng chứng hỗ trợ quan điểm trên.
GDP (Gross Domestic Product, Tổng Sản Phẩm Quốc Nội, TSN) của Trung Quốc đã
tăng lên 40 lần kể từ năm 1978. Trung Quốc khoe khoan rằng họ có một dự trữ tài
chính, một thặng dư thương mại, một nền kinh tế (tính theo sức mua ngang giá),
và một hải quân (tính theo số tàu) lớn nhất thế giới. Trong khi Hoa Kỳ đang chới
với sau một cuộc triệt thoái khỏi Afghanistan tồi tệ và thất bại, Trung Quốc
đang mạnh dạn tích cực tiến lên xây dựng một Á Châu xoay quanh trục Trung Quốc
và đồng thời thay thế Washington như là nước đứng đầu hệ thống phân cấp toàn cầu.
Nhưng nếu Trung Quốc có vẽ như vội vã, thì lý
do là sự đi lên của Trung Quốc hầu như đang chấm dứt. Những ngọn gió xuôi thổi
từ phía sau lưng và đã đưa Trung Quốc đi lên trong nhiều thập niên qua nay đang
trở thành những ngọn gió ngược thổi lại từ phía trước. Nhà nước Trung Quốc đang
che giấu việc nền kinh tế đang trì trệ một cách nghiêm trọng và Trung Quốc đang
xuống dốc để trở về lại một chế độ toàn trị dễ vỡ. Trung Quốc đang gặp khó khăn
vì thiếu tài nguyên trầm trọng và đang phải đối đầu với một sự sụp đổ dân số
trong thời bình tồi tệ nhất trong lịch sử. Không kém phần quan trọng, Trung Quốc
đang mất dần quyền tiếp cận với một thế giới đã từng chào đón và hỗ trợ cho sự
đi lên của Trung Quốc.
Và như thế, xin chào mừng các bạn đã đến thời
kỳ “Đỉnh Điểm Trung Quốc.” Bắc Kinh là một nước mạnh theo chủ nghĩa xét lại và
cũng là một nước muốn làm lại cả thế giới, nhưng mà thời gian Trung Quốc có được
để làm như thế thì đã hết rồi. Nhận thức này không nên gợi ý cho Hoa Thịnh Đốn
trở nên tự mãn - trái lại. Một nước đã từng lên đến đỉnh cao thường sẽ biến
thành một nước hung hăng hiếu chiến khi vận may phai nhạt và khi số kẻ thù ngày
càng tăng thêm. Trung Quốc đang vận hành theo một đường cung thường hay kết
thúc trong thảm kịch: lên nhanh đến chóng mặt tiếp nối bằng bóng ma của một sự
sụp đổ khó khăn.
Làm một phép lạ
Trung Quốc đã đi lên trong một thời gian quá
dài và điều này đã khiến cho nhiều nhà quan sát nghĩ rằng sự đi lên của Trung
Quốc là một điều không thể nào tránh được. Thật ra, nền hòa bình và thịnh vượng
đã hiện diện trong vài thập kỷ qua là một điều bất bình thường trong lịch sử,
và do nhiều xu hướng thoáng qua gây nên.
Tiên khởi, Trung Quốc đã thụ hưởng một môi trường
địa chính trị chủ yếu là an toàn và những quan hệ thân thiện với Hoa Kỳ. Trong
suốt lịch sử cận đại, vị trí dễ bị tổn thương của Trung Quốc ở bản lề giữa lục
địa Úc Châu-Á Châu và Thái Bình Dương đã khiến cho Trung Quốc phải gặp khó khăn
và xung đột. Từ Chiến Tranh Nha Phiến vào năm 1839 cho đến Nội Chiến Trung Quốc
chỉ chấm dứt vào năm 1949, các đế quốc quyền lực đã xé nát đất nước Trung Quốc.
Sau khi thống nhất dưới một chế độ cộng sản vào năm 1949, Trung Quốc đã phải đối
đầu với sự thù nghịch cực độ của Hoa Kỳ; sau năm 1960, khi mà liên minh Trung
Quốc - Nga Xô sụp đổ, Trung Quốc đã trở thành kẻ thù của cả hai siêu cường. Bị
cô lập vào bao vây, Trung Quốc đã là một nước bị tàn phá bởi nghèo đói và xung
đột .
Việc mở cửa cho Hoa Kỳ vào năm 1971 đã phá vỡ
khuôn mẫu kể trên. Bắc Kinh đột nhiên có một siêu cường đồng minh. Washington cảnh
báo Mạc Tư Khoa đừng có tấn công Trung Quốc và dành ưu tiên cho việc thúc đẩy Bắc
Kinh hội nhập với thế giới rộng lớn bên ngoài. Vào giữa thập niên 1970, Trung
quốc có một đất nước an toàn và có cơ hội tiếp cận tư bản và các thị trường nước
ngoài - đây chính là một thời điểm quá toàn hảo. Nền ngoại thương tăng lên gấp
sáu lần giữa các năm 1970 và 2007. Trung Quốc đã lấy đà cưỡi ngọn sóng toàn cầu
hóa và trở thành công xưởng của cả thế giới.
Nếu bây giờ Bắc Kinh có vẻ như hấp tấp, thì lý
do là sự đi lên của Trung Quốc hầu như đang chấm dứt.
Bắc Kinh đã có thể làm như thế vì chính phủ
Trung Quốc đã quyết tâm cải cách. Sau khi Trạch Đông qua đời vào năm 1976, Đảng
Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) quy định nhiều giới hạn về nhiệm kỳ và nhiều biện
pháp khác nhằm kiềm chế các nhà lãnh đạo cao cấp nhất của đảng. Đảng bắt đầu tưởng
thưởng năng lực kỹ trị và hiệu quả kinh tế tốt. Các cộng đồng nông thôn được
phép thành lập và giám sát một cách lỏng lẻo các doanh nghiệp. Các đặc khu kinh
tế lan tràn khắp nước và trong đó các doanh nghiệp nước ngoài được phép hoạt động
một cách tự do. Để chuẩn bị cho việc gia nhập Tổ Chức Mậu Dịch Quốc Tế (WTO)
vào năm 2001, Bắc Kinh đã ban hành và áp dụng những hệ thống luật pháp và thu
thuế hiện đại. Trung Quốc đã có một gói chính sách đúng để phát triển trong một
thế giới mở.
Trung Quốc còn có thêm một dân số đúng. Trung
Quốc đã trải nghiệm được một cỗ tức về dân số lớn nhất trong lịch sử cận đại.
Trong thập niên đầu của thế kỷ này, Trung Quốc có mười người vào tuổi lao động
cho mỗi người già. Tại các nền kinh tế lớn khác, con số này có bình quân gần mức
năm người.
Lợi thế về dân số này là hậu quả tình cờ của
các thay đổi chính sách vô trật tự. Trong các thập niên 1950 và 1960, ĐCSTQ
khuyến khích phụ nữ có nhiều con để gia tăng dân số đã giảm sút rất nhiều vì
chiến tranh và nạn đói. Trong vòng 30 năm, dân số đã tăng lên 80%. Vào cuối thập
niên 1970, Bắc Kinh đạp thắng và giới hạn sinh sản, chỉ cho phép mỗi gia đình
chỉ có một con mà thôi. Vì thế, và thập niên 1990 và đầu thế kỷ này. Trung Quốc
có một lực lượng lao động khổng lồ với rất ít người cao tuổi hay trẻ em để phải
lo lắng cho họ. Chưa hề có một dân số nào có thể sẵn sàng hơn để nâng cao năng
suất.
Trung Quốc không cần nhiều hỗ trợ từ phía
ngoài để cung cấp cho người dân thực phẩm và nước uống, và đa số các nguyên liệu
cho các công nghiệp. Vì các tài nguyên này có thể thủ đắc một cách dễ dàng, vì
giá phí nhân công rẻ, vì các chính sách bảo vệ môi sinh trường yếu ớt, Trung Quốc
đã trở thành một cường quốc công nghiệp.
Đảo ngược các số
phần
Nhưng mà các vận may chỉ xảy ra một lần trong
một thời đại không kéo dài mãi mãi. Trong thập niên qua, các lợi thế đã cho
phép Trung Quốc vươn lên đã trở thành những món nợ phải trả đang kéo Trung Quốc
xuống.
Trước hết, Trung Quốc đang cạn kiệt tài
nguyên. Một nửa các dòng sông tại Trung Quốc đã biến mất, và ô nhiễm đã làm cho
60 phần trăm các nguồn nước ngầm - theo sự thú nhận của chính nhà nước Trung Quốc
- “không thích hợp cho con người tiếp cận”. Phát triển quá nhanh đã biến Trung
Quốc thành một nước nhập khẩu năng lượng ròng. Tình trạng an toàn lương thực
đang xấu đi: Trung Quốc đã tiêu hủy 40% diện tích đất đai canh tác vì lạm dụng
và đã trở thành một nước nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp nhiều nhất thế giới.
Một phần vì khan hiếm tài nguyên, tăng trưởng đã trở nên rất tốn kém: để tăng
trưởng với mức tương đương vào các năm đầu của thế kỷ này, Trung Quốc nay phải
đầu tư vốn gắp ba lần; đây là một mức tăng qua lớn so với các dự phóng cho một
nền kinh tế đã trưởng thành.
Trung Quốc cũng đã hết người, một hệ lụy của
chính sách một con. Giữa các năm 2020 và 2035, Trung Quốc sẽ mất 70 triệu người
trong tuổi lao động và có thêm 130 triệu người cao tuổi. Con số 70 triệu người
này - người tiêu thụ, người đóng thế, người lao động - đương với dân số nước
Pháp, trong khi con số 130 triệu người ăn tiền hưu bổng tương đương với dân số
nước Nhật. Từ năm 2035 đến năm 2049, Trung Quốc sẽ mất thêm 105 triệu người lao
động và có thêm 64 triệu người cao tuổi. Các hậu quả kinh tế sẽ rất tai hại.
Các dự phóng vào lúc này là vào năm 2050, số kinh phí liên hệ đến tuổi già sẽ
phải tăng gấp ba lần, từ 10% đến 30% của TSLQG. Để so sánh, toàn bộ kinh phí của
nhà nước Trung Quốc vào lúc này là 30% của TSLQG.
Việc xử lý các vấn đề trên sẽ đặc biệt rất khó
vì người đang cai trị Trung Quốc vào lúc này là một nhà độc tài đã luôn luôn hy
sinh hiệu quả kinh tế để giữ lấy quyền lực chính trị. Các doanh nghiệp tư nhân
tạo nên phần lớn sự giàu có của đất nước, thế nhưng dưới Tổng Thống Tập Cận
Bình, các doanh nghiệp tư nhân đang chết đói vì thiếu vốn. Ngược lại, các doanh
nghiệp nhà nước kém hiệu năng nhận 80% các tiền vay và trợ cấp của nhà nước.
Doanh nhân là những những mũi nhọn đã tạo dựng nên lên sự bùng nổ kinh tế của
Trung Quốc, thế nhưng chiến dịch chống tham nhũng của họ Tập đã khiến các nhà
lãnh đạo địa phương không còn dám thí nghiệm kinh tế nửa. Nhà nước của ông ta
chủ yếu là đã đặt các thông tin xấu về nền kinh tế ra ngoài vòng pháp luật khiến
cho các cải tổ kinh tế thông minh hầu như không thể nào làm được, trong khi một
làn sóng luật lệ và quy định có mục tiêu chính trị đã bóp chết các sáng kiến.
Trong khi Trung Quốc ngày càng quả quyết và độc
tài, thế giới càng trở nên bất lợi hơn cho sự tăng trưởng của Trung Quốc. Kể từ
cuộc khủng hoảng kinh tế vào năm 2008, Bắc Kinh đã phải đối đầu với hàng ngàn
rào cản mậu dịch. Phần lớn các nền kinh tế lớn nhất trên thế giới đã không cho
phép các mạng viễn thông của họ bị ảnh hưởng của Trung Quốc. Úc, Ấn Độ, Nhật bản
và nhiều nước khác đang tìm cách loại bỏ Trung Quốc khỏi chuỗi cung ứng của họ.
Sa lầy kinh tế
Với sự chấm dứt của bốn thập kỷ đứng ngoài
vòng lịch sử, Trung Quốc nay đối đầu với hai xu hướng biểu hiệu cho việc Trung
Quốc sẽ không còn đi lên nửa: tăng trưởng chậm và bao vây chiến lược.
Vì có nhiều vấn đề tích lũy, nền kinh tế Trung
Quốc đã bước vào một thời kỳ trì trệ kéo dài nhất trong thời kỳ sau ông Mao.
Tăng suất của GDP chính thức của Trung Quốc giảm từ 15% vào năm 2007 xuống còn
6% vào năm 2019, trước khi COVID-19 kéo xuống đến mức 2% vào năm 2020. Ngay cả
các con số này cũng quá cao: nhiều nghiên cứu nghiêm chỉnh đã cho thấy rằng mức
tăng trưởng thực sự của Trung Quốc có thể chỉ thấp bằng nửa các con số do nhà
nước đưa ra.
Tệ hơn, sự tăng trưởng của GDP của Trung Quốc
từ năm 2008 phần lớn đã xuất phát từ việc nhà nước ép vốn vào nền kinh tế; sau
khi trừ đi các kinh phí nhằm kích hoạt nền kinh tế, ta sẽ thấy kinh tế Trung Quốc
hầu như không tăng trưởng chút nào cả. Năng suất, thành tố then cho sự cấu tạo
của giàu có, đã giảm xuống mười phần trăm, một mức giảm tệ hại nhất trong các
cường quốc lớn kể từ Liên Xô vào thập niên 1980.
Trong thập niên qua, các lợi thế đã giúp Trung
Quốc tăng trưởng và vươn lên đã trở thành những của nợ đang kéo Trung Quốc xuống.
Các chỉ dấu của sự tăng trưởng không có hiệu
quả có thể tìm thấy ở mọi nơi. Trung Quốc có trên 50 thành phố ma, tức là những
trung tâm đô thị với xa lộ và nhà cửa nhưng không có người ở. Gần ⅔ các dự án hạ tầng cơ sở của Trung Quốc sẽ không
bao giờ lấy lại được các chi phí xây dựng. Hậu quả không ngạc nhiên là nợ không
thể kiểm soát được. Giữa 2008 và 2019, tổng số nợ của Trung Quốc tăng đến tám lần.
Chúng ta biết câu chuyện này sẽ kết thúc như thế nào: sẽ có những bong bóng đầu
tư sụp đổ trong sự sụt giảm kép dài.Cụ thể, tại Nhật Bản, cho vay quá nhiều gây
nên ba thập kỷ “mất đi” với tăng trưởng kinh tế không đáng kể. Tại Hoa Kỳ, đó
là thời kỳ Đại Khủng Hoảng. Vì tầm vóc của núi nợ của Trung Quốc, sự suy thoái
của Trung Quốc thậm chí sẽ có thể tồi tệ hơn. Một cách giản đơn, các vấn đề mà
công ty phát triển bất động sản Evergrande, nay đang có một số nợ khổng lồ,
đang trải nghiệm có thể là chỉ dấu cho những gì sẽ xảy ra.
ĐCSTQ vẫn không chấp nhận đã thua cuộc: Tập Cận
Bình hy vọng sẽ có thể phục hồi tăng trưởng qua các tiến bộ khoa học công nghệ,
và các kinh phí Nghiên Cứu-Phát Triển đã tăng gấp ba lần kể từ năm 2006. Tuy thế,
các cố gắng đó đã thất bại khi tìm cách nâng cao năng suất, và trong các thị
trường Trung Quốc chỉ có được những phần nhỏ của thị trường toàn cầu trong phần
lớn các ngành công nghệ có kỹ thuật cao.
Một ví dụ là, tuy Bắc Kinh đã chi ra hàng chục
tỷ USD để có một công nghệ vi mạch, 80% các vi mạch cần cho các yêu cầu máy
tính của cả nước. Trung Quốc đã tung hàng chục tỷ USD và ngành công nghệ sinh học,
tuy nhiên thuốc chủng COVID-19 của Trung Quốc vẫn không thể nào cạnh tranh với
các thuốc chủng đến từ các nước dân chủ. Các cải tiến mới sẽ không giúp Trung
Quốc tránh được trì trệ tăng trưởng. Và sự thiếu
Vòng lửa
Lục địa Âu-Á đã từng là một cái bẫy chết cho
các nước nuôi mộng bá quyền: có quá nhiều nước láng giềng thù nghịch có khả
năng liên minh với các siêu cường ở hải ngoại. Trong gần 40 năm qua, một Trung
Quốc đang lên đã tránh được sự bao vây chiến lược bằng cách tự hạ thấp các tham
vọng toàn cầu và duy trì những quan hệ hữu nghị với Hoa Kỳ. Nhưng mà thời khoản
đó đã qua rồi. Khi đã trở nên hung hăng hơn tại biển Đông, eo biển Đài Loan, và
các nơi khác, Bắc Kinh đã tạo ra sự thù nghịch hầu như ở khắp mọi phía.
Trong năm năm qua, Hoa Kỳ đã bỏ chính sách tiếp
cận và tham gia và thay thế bằng sự bành trướng hải quân và hỏa tiễn lớn nhất
trong một thế hệ, việc áp đặt một chế độ thuế quan hung hãn nhất kể từ Thế Chiến
Thứ Hai, và việc thi hành nhiều hạn chế về đầu tư ngoại quốc nhất kể từ Chiến
Tranh Lạnh - tất cả đều nhắm vào Trung Quốc. Việc bán vũ khí và hỗ trợ cho các
nước tiền đồn đã gia tăng, các biện pháp chế tài công nghệ đang đe dọa đánh sập
công ty Huawei và nhiều doanh nghiệp Trung QUốc khác. Vào năm 2021, thứ trưởng
ngoại giao Trung Quốc đã ta thán là “một chiến dịch toàn-quốc gia và toàn-xã hội
đang được triển khai để hạ bệ Trung Quốc.”
Tập Cận Bình sẽ tự hỏi ông có thể nào thực hiện
các lời cam kết hoành tráng của ông không? Và đây chính là lúc cả thế giới phải
thật sự âu lo. Khi Hoa Kỳ đã ra mặt chống lại Trung Quốc, Hoa Kỳ đã góp phần tạo
nên một phản ứng rộng rải chống lại quyền lực của Bắc Kinh. Ở Bắc Đông Á, Đài
Loan đã trở nên quả quyết hơn trong việc bảo vệ quyền độc lập trên thực tế của
mình, và nhà nước Đài Loan đã thông qua một sách lược quốc phòng mới và táo bạo,
sách lược này có thể khiến cho việc xâm lăng hòn đảo này trở nên rất khó khăn.
Nhật Bản đã đồng ý sẽ hợp tác chặt chẽ với Hoa Kỳ để ngăn chặn sự hiếu chiến
trong vùng của Trung Quốc. Qua lòng hiếu chiến của mình, Trung Quốc đã cho liên
minh Nhật Bản-Hoa Kỳ một màu sắc chống Trung Quốc rõ rệt.
Các nước ở quanh Biển Đông cũng đang bắt đầu
phòng chống lại Trung Quốc. Việt Nam đang mua tên lửa đi động đặt trên bờ, tàu
ngầm tấn công của Nga, chiến đấu cơ mới, và tàu chiến có trang bị tên lửa hành
trình. Singapore đã lặng lẽ trở thành một bạn đồng hành đáng chú ý của Hoa Kỳ.
Nam Dương tăng kinh phí quốc phòng 20% vào năm 2020 và 21% vào năm 2021. Ngay cả
Phi Luật Tân, một nước đã chào đón Trung Quốc trong suốt nhiệm kỳ của Tổng Thống
Rodrigo Duterte, bây giờ đang lập lại các đòi hỏi trên biển Đông và nâng cấp
các tuần tra trên không và trên biển.
Các tham vọng của Trung Quốc cũng đã gây lên một
phản ứng tại các nước ở ngoài Châu Á, từ Úc Châu đến Ấn Độ và u Châu. Ở bất cứ
vùng nào Trung QUuốc đang tìm cách xâm nhập, càng ngày càng có nhiều đối thủ
tìm cách chống lại. Đối Thoại An Ninh Tứ Giác - một liên minh chiến lược gồm bốn
nước Úc, Ấn Độ, Nhật Bản và Hoa Kỳ - đã hình thành và đã trở nên một tiêu điểm
của các hợp tác chống lại Trung Quốc của những nước dân chủ quyền lực nhất ở
khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương. Một liên minh mới, AUKUS (Úc-Anh Quốc-Hoa kỳ;
Australia-United Kingdom-United States), đang tập hợp và thống nhất ý chí các
nước cốt lõi của thế giới nói tiếng Anh chống lại Bắc Kinh. Hoa Kỳ đang tạo dựng
nhiều liên minh nhỏ và chồng chéo để đảm bảo là các nước dân chủ tiên tiến vẫn
dẫn đầu trong các ngành công nghệ then chốt nhất, trong khi khối G-7 và NATO
đang có lập trường cứng rắn hơn về Đài Loan và nhiều chính sách khác. Có một điều
chắn là các hợp tác chống lại Trung Quốc vẫn còn phải được làm tốt hơn, vì nhiều
nước vẫn còn cần buôn bán với Trung Quốc. Nhưng mà các quan hệ đối tác đan xen
này rốt ráo có thể trở thành một cái thòng lọng bọc quanh cổ Bắc Kinh.
Tắt lửa
Trung Quốc là một nước đã lên, chứ không là một
nước đang lên: tuy là một nước đã thủ đắc được những khả năng địa chính trị khủng,
những ngày huy hoàng nhất của Trung Quốc nay thuộc về quá khứ. Sự phân biệt này
có một ý nghĩa quan trọng, vì Trung Quốc đã tự vạch ra những mục tiêu phải vượt
qua và vào lúc này Trung Quốc có lẽ sẽ không có khả năng đạt các mục tiêu đó nếu
không có những vận động quyết liệt. Trung Quốc muốn lấy lại Đài Loan, thống
lĩnh phía Tây Thái Bình Dương, và trải rộng ảnh hưởng trên toàn thế giới. Tập
đã tuyên bố Trung Quốc tìm kiếm “một tương lai trong đó Trung Quốc sẽ giành được
thế chủ động và có vị trí thống lĩnh”. Nhưng mà giấc mơ đó đàng càng ngày càng
xa vời khi mà khi tăng trưởng chậm lại và Trung Quốc phải đối đầu với một thế
giới ngày càng thù nghịch.
Điều này xem ra có thể là tin mừng cho
Washington: Cơ may theo đó Trung Quốc có thể vượt qua Hoa Kỳ mà không cần cố gắng
gì cả không cao. Nhưng đây không phải là một việc hoàn toàn làm cho chúng ta an
tâm. Khi các vấn đề của Trung Quốc đậm nét, Bắc Kinh sẽ thấy tương lai đầy đe dọa.
Bóng ma trì trệ sẽ ám ảnh các viên chức của ĐCSTQ. Tập Cận Bình sẽ không biết
ông có thể thực hiện được các lời hứa to lớn của ông không. Và lúc đó chính là
lúc cả thế giới phải thật sự âu lo.
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc cương quyết phải
tiến hành mọi việc thật nhanh vì họ không còn bao nhiêu thời gian nửa.
Các cường quốc theo chủ nghĩa xét lại có
khuynh hướng trở nên rất nguy hiểm khi khoảng cách giữa các tham vọng và các khả
năng của họ bắt đầu xem ra không thể nào quản lý được. Khi các cửa sổ chiến lược
của một cường quốc không bằng lòng với những gì họ có đang dần dần khép lại, một
cố gắng để vươn lên cho dù có xác suất thành công thấp vẫn có thể được xem như
là tốt hơn so với sự xuống dốc nhục nhã. Khi các nhà lãnh đạo chuyên quyền lo sợ
là sự xuống dốc địa chính trị sẽ phá tan tính hợp pháp chính trị của họ, họ thường
trở nên tuyệt vọng. Ví dụ, nước Đức gây nên Thế Chiến thứ Nhất để ngăn chặn các
tham vọng bá quyền của họ đang bị đè bẹp bởi một thỏa hiệp giữa Anh Quốc và
Pháp Quốc; Nhật Bản bắt đầu Thế Chiến Thứ Nhì để ngăn chặn Hoa Kỳ bóp nghẹt đế
quốc Nhật.
Trung Quốc vào lúc này có nhiều vấn đề đáng lo
ngại. Tăng trưởng chậm? Có. Bị bao vây chiến lược? Có. Là một chế độ toàn trị
tàn bạo không có nhiều cơ sở để có thể tự xem là một chế độ chính danh? Có. Nhiều
vấn đề lịch sử tồn đọng và nhiều tham vọng trả thù? Có và có. Thật ra, Trung Quốc
đang làm các việc như không ngừng xây dựng quân lực lớn mạnh hơn, tìm kiếm các
vùng ảnh hưởng ở Á Châu và xa hơn, tìm cách quản lý các công nghệ và tài nguyên
then chốt - những việc mà một nước trong tư thế này cần phải làm.
Nhiều nhà quan sát tin rằng Trung Quốc vào lúc
này đang hung hăng chèn chỗ này ép chỗ nọ vì Trung Quốc hết sức tin tưởng rằng
họ vẫn đang tiếp tục đi lên. Thật vậy, Tập Cận Bình có vẽ đang suy nghĩ là
COVID-19 và sự bất ổn định chính trị tại Hoa Kỳ đang tạo dựng cho Trung Quốc
nhiều khả năng mới để tiến lên. Nhưng lý do khả dĩ hơn - và đáng sợ nhiều hơn -
là các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã nhận định rằng, nếu họ muốn làm gì thì họ phải
làm cho nhanh là vì họ không còn bao nhiêu thời gian nữa. Chuyện gì sẽ xảy ra
khi mà một nước muốn thay đổi trật tự thế giới đã kết luận là họ sẽ không còn
có khả năng làm như thế một cách hòa bình? Lịch sử và hành vi của Trung Quốc
vào lúc này gợi cho chúng ta một câu trả lời: sẽ không có gì tốt lành cả.
*
Nguyên tác:
Beijing Is Running Out of Time to Remake the World
By Michael
Beckley and Hal Brands
October 1, 2021
No comments:
Post a Comment