Tuesday, February 15, 2022

TỔNG THỐNG MỸ : VẪN CÓ KHẢ NĂNG NGA SẼ TẤN CÔNG UKRAINE (Reuters)

 



NỘI DUNG :

Tổng thống Mỹ: Vẫn có khả năng Nga sẽ tấn công Ukraine

Reuters

.

Nga nói họ rút một số đơn vị tập trận xong và đón Thủ tướng Đức tới thăm Kremlin  

BBC News Tiếng Việt

.

============================================

.

.

Tổng thống Mỹ: Vẫn có khả năng Nga sẽ tấn công Ukraine

Reuters

16/02/2022

https://www.voatiengviet.com/a/tong-thong-my-van-co-kha-nang-nga-se-tan-cong-ukraine/6443661.html

 

https://gdb.voanews.com/c36e0000-0aff-0242-2102-08d9f0d38b1f_w650_r1_s.jpeg

Tổng thống Joe Biden phát biểu về Ukraine tại Tòa Bạch Ốc ngày 15/2/2022.

 

Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 15/2 thúc đẩy Nga lùi bước trước vực thẳm chiến tranh và cho biết các báo cáo về việc Nga rút một số lực lượng ra khỏi biên giới Ukraine là chưa được kiểm chứng.

 

“Hỡi các công dân Nga: Các bạn không phải là kẻ thù của chúng tôi, và tôi tin là các bạn không muốn một cuộc chiến tranh đẫm máu, hủy diệt chống lại Ukraine,” ông Biden nói trong bài diễn văn truyền hình từ Tòa Bạch Ốc.

 

Tổng thống Biden nhấn mạnh Mỹ “không tìm cách đối đầu trực tiếp với Nga” nhưng nếu Nga tấn công vào người Mỹ tại Ukraine thì “Chúng tôi sẽ đáp trả mạnh mẽ.”

 

Ông Biden cho hay Mỹ và các đồng minh NATO đã sẵn sàng cho những gì sắp xảy ra và Nga sẽ trả giá đắt về kinh tế nếu xâm chiếm Ukraine.

 

Tổng thống Mỹ cảnh báo vẫn có khả năng xảy ra một cuộc tấn công của Nga vào Ukraine và chuyện một số lực lượng Nga đã rút khỏi biên giới Ukraine chưa được Mỹ kiểm chứng.

 

“Chúng ta sẵn sàng đáp trả quyết liệt đối với một cuộc tấn công của Nga vào Ukraine, việc này vẫn rất có khả năng xảy ra,” ông Biden tuyên bố.

 

==================

.

.

Nga nói họ rút một số đơn vị tập trận xong và đón Thủ tướng Đức tới thăm Kremlin  

BBC News Tiếng Việt

15 tháng 2 năm 2022

https://www.bbc.com/vietnamese/world-60384581

 

Tin mới nhất ngày 15/02 cho hay Moscow thông báo 'rút một số đơn vị khỏi biên giới với Ukraine' nhưng các nước Phương Tây yêu cầu Nga đưa ra bằng chứng 'rút toàn bộ quân'.

 

https://ichef.bbci.co.uk/news/624/cpsprodpb/45DE/production/_123268871_putin_scholz209.jpg.webp

Tổng thống Putin tiếp Thủ tướng Đức Olaf Scholz ở Điện Kremlin và bàn về Ukraine

 

Tổng thư ký Nato Jens Stoltenberg nói rằng việc giảm căng thẳng thực sự chỉ xảy ra khi Nga rút đi đáng kể quân lính và phương tiện quân sự khỏi biên giới với Ukraine.

 

Bộ trưởng Ngoại giao Anh, bà Liz Truss nói trên kênh LBC sáng thứ Ba ở London: "Chúng tôi muốn nhìn thấy việc rút quân tổng thể, toàn bộ của Nga (full scale removal of troops) để ghi nhận đó là sự thực".

 

Cùng ngày, nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova viết trên Telegram: "Ngày 15 tháng Hai sẽ đi vào lịch sử như một ngày thất bại của tuyên truyền Phương Tây, thật xấu hổ cho họ."

 

Trong ngày thứ Ba, Tổng thống Putin tiếp Thủ tướng Đức Olaf Scholz ở Điện Kremlin và bàn về Ukraine.

 

Tại hội đàm, ông Putin nói Nga "không muốn chiến tranh" nhưng đòi hỏi các yêu cầu an ninh của mình phải được đáp ứng.

 

Ông Putin cũng đưa ra cáo buộc quân Ukraine "gây ra diệt chủng ở vùng Donbass" hiện thuộc quyền kiểm soát của phiến quân được Moscow hỗ trợ.

 

Cảnh báo về hoạt động của Nga

 

Trước đó, các lãnh đạo Mỹ và Anh cho rằng vẫn còn hy vọng về đạt được một giải pháp ngoại giao cho cuộc khủng hoảng Ukraine nhưng cảnh báo vẫn còn chưa có gì là chắc chắn.

 

Trong cuộc điện đàm kéo dài 40 phút, Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Anh Boris Johnson đều đồng thuận rằng một thỏa thuận về Ukraine vẫn còn khả thi mặc dù có nhiều cảnh báo về các hành động quân sự tiềm tàng từ phía Nga.

 

Nga luôn bác bỏ các kế hoạch xâm lược Ukraine mặc dù đã huy động hơn 100.000 binh sĩ ở khu vực biên giới.

 

Vào ngày 14/2, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói khả năng để đạt được một giải pháp ngoại giao "không phải hoàn toàn cạn kiệt".

 

Cho đến nay đã có hơn 10 nước kêu gọi các công dân rời khỏi Ukraine và Mỹ cho biết các cuộc ném bom từ trên không có thể bắt đầu "bất kỳ lúc nào".

 

Thế nhưng trong cuộc trao đổi thì Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Anh Boris Johnson nói rằng vẫn còn "một cánh cửa ngoại giao quan trọng", theo tuyên bố từ số 10 Downing Street.

 

"Thủ tướng Anh và Tổng thống Biden đã cập nhật thông tin cho nhau về các cuộc trao đổi gần đây với những lãnh đạo thế giới," tuyên bố cho biết.

 

"Họ cũng đồng ý là vẫn còn một cánh cửa ngoại giao quan trọng và cho phía Nga rút lại những đe dọa về phía Ukraine.

 

"Hai nhà lãnh đạo cũng nhấn mạnh rằng bất kỳ một cuộc xâm lược nào nhằm vào Ukraine sẽ dẫn đến một cuộc khủng hoảng kéo dài cho Nga, với tổn thất gây ảnh hưởng đáng kể đối với Nga và thế giới," theo như tuyên bố.

 

Ông Johnson đã nói rằng nước Anh sẵn sàng làm mọi điều cần thiết để hậu thuẫn và ông Biden đã phản hồi rằng: "Chúng ta sẽ luôn sát cánh cùng nhau."

 

Ông Johnson có kế hoạch sẽ tổ chức một cuộc họp nội các vào ngày hôm nay 15/2 để thảo luận về các phản ứng của Anh trước sức ép.

 

G7: 'Nga sẽ bị trừng phạt kinh tế lớn nếu xâm lược Ukraine'

Nga-Ukraine: Nord Stream của Putin và những bạn thân người Đức

 

Những diễn biến khác:

 

Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres đã cảnh báo về những "ngôn từ châm dầu vào lửa" và cho biết ông sẽ kiên định trong việc tìm kiếm một giải pháp ngoại giao.

 

Tổng thống Ukraine Zelensky đã có một bài phát biểu hiên ngang trước toàn dân, tuyên bố ngày 16/2 - ngày mà giới chức Mỹ cho rằng Nga có thể tấn công Ukraine - là "ngày đoàn kết".

 

Lầu Năm góc nói Nga đang gia tăng việc huy động binh sĩ gần biên giới với Ukraine và Tổng thống Putin có nhiều lựa chọn nếu muốn sử dụng quân sự.

 

Đại sứ quán Mỹ tại Thủ đô Kyiv của Ukraine đã được sơ tán hoàn toàn và được chuyển sang Lviv, thành phố phía Tây Ukraine.

 

Bộ trưởng Quốc phòng Nga nói với Tổng thống Putin rằng một số cuộc diễn tập quân sự của Nga gần biên giới với Ukraine đã kết thúc và một số cuộc diễn tập khác sắp hoàn tất.

 

Khi được hỏi liệu có cơ hội cho một thỏa thuận giải quyết căng thẳng Ukraine với phương Tây hay không thì Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói rằng "các khả năng vẫn chưa phải cạn kiệt hoàn toàn, chắc chắc không nên kéo dài mà không thấy hồi kết, nhưng tôi đề nghị là nên tiếp tục và tăng cường".

 

Những bình luận của ông Lavrov được đưa ra trong cuộc họp với Tổng thống Nga Vladimir Putin, được xem là một sự nhượng bộ rõ ràng rằng các cuộc điện đàm có thể giúp hạ nhiệt căng thẳng. Thế nhưng giới phân tích nói rằng nếu không có bên nào vượt qua được vấn đề gai góc là khả năng Ukraine có thể gia nhập Nato thì sẽ vẫn còn bế tắc.

 

Điện Kremlin nói rằng không chấp nhận Ukraine - một nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ vốn có mối liên kết xã hội và văn hóa sâu rộng với phía Nga lại có thể gia nhập Nato vào một ngày nào đó, và cũng đã yêu cầu phải loại bỏ khả năng này. Các quốc gia thành viên của Nato đã bác bỏ yêu cầu này từ phía Nga.

 

Nga-Ukraine: Nord Stream của Putin và những bạn thân người Đức

Năm lối thoát cho cuộc khủng hoảng Ukraine

 

Đầu ngày 14/2, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã đáp xuống thủ đô Kyiv cho các cuộc hội đàm giải quyết khủng hoảng - đây cũng là nhà lãnh đạo phương Tây mới nhất đến thăm khu vực để bày tỏ tình đoàn kết với Ukraine.

 

Ông Scholz nói là "không có sự lý giải hợp lý nào" cho việc Nga tăng cường quân đội ở khu vực biên giới với Ukraine và các quốc gia phương Tây sẽ phải áp đặt "các lệnh trừng phạt có tác dụng và có ảnh hưởng đáng kể" nhằm vào Nga.

 

Cũng vào ngày 14/2, Mỹ nói đã đưa 8 máy bay chiến đấu F-15 đến Ba Lan để tham gia vào các cuộc tuần tra trên không của Nato. Trước đó, Mỹ cho biết sẽ gửi thêm 3.000 binh sĩ đến Ba Lan trong vài ngày tới để tăng cường sức mạnh của Nato trong khu vực.

 

-------------

 

TIN LIÊN QUAN

 

G7: 'Nga sẽ bị trừng phạt kinh tế lớn nếu xâm lược Ukraine'

14 tháng 2 năm 2022

.

Ukraine yêu cầu một cuộc họp với Nga trong 48 giờ tới

14 tháng 2 năm 2022

.

Khủng hoảng Ukraine: Putin, Schroeder, Warnig và 'cục xương Nord Stream'

14 tháng 2 năm 2022

.

Khủng hoảng Ukraine: Giải pháp ngoại giao có ngăn được chiến tranh?

11 tháng 2 năm 2022

 





No comments: