Sunday, February 6, 2022

OLYMPIC MÙA ĐÔNG BẮC KINH 2022 : CƠ HỘI THI THỐ QUYỀN LỰC MỀM TRUNG QUỐC (Anh Vũ - RFI)

 



Olympic mùa Đông Bắc Kinh 2022 : Cơ hội thi thố quyền lực mềm Trung Quốc

Anh Vũ  -  RFI

Đăng ngày: 06/02/2022 - 15:03

https://www.rfi.fr/vi/t%E1%BA%A1p-ch%C3%AD/t%E1%BA%A1p-ch%C3%AD-th%E1%BB%83-thao/20220206-olympic-m%C3%B9a-%C4%91%C3%B4ng-b%E1%BA%AFc-kinh-2022-c%C6%A1-h%E1%BB%99i-thi-th%E1%BB%91-quy%E1%BB%81n-l%E1%BB%B1c-m%E1%BB%81m-trung-qu%E1%BB%91c

 

14 năm sau Olympic mùa Hè 2008, vẫn tại sân vận động tổ chim của thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc khai mạc kỳ Thế Vận Hội mùa Đông lần thứ 24. Chế độ Bắc Kinh đã làm tất cả có thể để tổ chức sự kiện thể thao lớn nhất thế giới này cho dù các môn thể thao mà chưa hẳn đã gần gũi hoặc là thế mạnh của người Trung Quốc.

 

https://s.rfi.fr/media/display/4fdbfb4a-8755-11ec-9f41-005056a97e36/w:1024/p:16x9/AP22035635078042.webp

Sân vận động Omympic Bắc Kinh trong lễ khai mạc Thế Vận Hội mùa Đông Bắc Kinh 2022, ngày 04/02/2022. AP - Li Xin

 

Đất nước này đón sự kiện thể thao lớn nhất thế giới của năm 2022 trong một hoàn cảnh đặc biệt bị chỉ trích tứ phía, từ điều kiện các địa điểm thi đấu sử dụng 100% tuyết nhân tạo cho đến các vi phạm nhân quyền kéo theo một loạt quốc gia tẩy chay ngoại giao, thêm vào đó là mối đe dọa Covid-19 khiến cho ngày hội thể thao lớn bị đóng cửa với thế giới bên ngoài. Olympic Bắc Kinh phải thi đấu kín, không khán giả và các quy định phòng dịch nghiêm ngặt đôi khi đến mức thái quá do chính sách « zero Covid ». Các đoàn thể thao tham dự đã bị cô lập trong một khong gian khép kín, nhất cử nhất động đều bị theo dõi bằng đủ mọi phương tiện cũng như quy định y tế.

 

Vượt ra ngoài khuôn khổ thể thao, Thế Vận Hội mùa Đông Bắc Kinh đã trở thành một sự kiện mang tính địa chính trị đặc biệt với nước chủ nhà, khi lần thứ 2 trong vòng 14 năm Bắc Kinh đón sự kiện thể thao lớn nhất thế giới.

 

Trả lời phỏng vấn trên RFI Pháp ngữ, ông Jean-Baptiste Guégan, nhà nghiên cứu địa chính trị thể thao thuộc viện nghiên cứu quan hệ quốc tế Pháp phân tích ý nghĩa địa chính trị của Olympic mùa Đông Bắc Kinh

 

2008, đánh dấu sự trở lại trường quốc tế của Trung Quốc và họ đã chứng minh với thế giới sự trở lại của mình. Từ đó đến nay Trung Quốc rơi vào cuộc xung đột âm ỉ với Hoa Kỳ. Cuộc chiến thương mại đã vượt quá giới hạn. Trong bối cảnh mới, kỳ thế vận hội này được coi như là chiếc tủ kính trưng bày của Trung Quốc để cho các mục tiêu bá chủ trong tương lai. Trung Quốc muốn chứng minh rằng từ giờ đến năm 2050 trở thành cường quốc số 1 thế giới.

 

Bắc Kinh vẫn coi thể thao là công cụ không có gì khác với trước đây tức là Trung Quốc vẫn coi một cách có hệ thống thể thao như là phương tiện thể hiện sức mạnh Trung Quốc. Chứng minh rằng Trung Quốc có khả năng cạnh tranh được với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, nhất là với Hoa Kỳ.

 

Chúng ta đã thấy ở Thế Vận Hội mùa Hè Tokyo vừa qua, họ cạnh tranh sít sao với đoàn Mỹ về thành tích huân chương. Giờ đây, có lẽ hơn bao giờ hết ở Trung Quốc thể thao trước hết là để chứng minh với thế giới bên ngoài sự hùng cường của Trung Quốc, với trong nước, đó là phương tiện để đoàn kết và thể hiện tự hào dân tộc.

 

Dù quy mô tổ chức sự kiện hoành tráng thế nào thì thành tích thể thao mới là yếu tố thể hiện sức mạnh. Thực tế, từ lâu nay, các môn thể thao mùa đông không phải là thế mạnh của Trung Quốc. Trong lịch sử Olympic mùa Đông, các vận động viên Trung Quốc mới chỉ có vài ba tấm huy chương ở một vài môn như trượt băng tốc độ, hay trượt băng nghệ thuật. Các quốc gia ở châu Âu hay Bắc Mỹ mới thực sự là những cường quốc thể thao mùa đông. Một lần nữa người ta lại thấy chế độ Bắc Kinh bằng ý chí chính trị để hy vọng có được bước đại nhảy vọt bắt kịp thế giới.

 

Năm 2015, Trung Quốc được quyền đăng cai Thế Vận Hội mùa Đông. Chính phủ đưa ra khẩu hiệu « 300 triệu ». Đó là 300 triệu người chơi các môn thể thao mùa đông trên tuyết và trên băng. Ngay lập tức đất nước bắt tay vào xây dựng hàng loạt các đường trượt tuyết và các sân băng, tuyển mộ đông đảo các huấn luyện viên. Ngày càng có đông thanh niên bắt đầu tập trượt băng. Trước đó, khi Trung Quốc tổ chức Thế Vận Hội mùa Hè 2008, khẩu hiệu của chính phủ là « mỗi công dân phải luyện tập thể thao hàng ngày ».

 

Ý chí và quyết tâm chính trị, đó cũng là cách mà Trung Quốc từng làm với các môn thể thao khác để thể hiện sức mạnh quyền lực mềm Chuyên gia Jean-Baptiste Guégan giải thích thêm :

 

Chúng ta đã thấy với ngoại giao bóng bàn của Trung Quốc, dùng để thúc đẩy quan hệ giữa các quốc gia và để tán dương quan hệ với Mỹ. Nhất là ta biết bóng bàn là môn thể thao thế mạnh của Trung Quốc và bây giờ cũng vẫn vậy. Cũng như nhiều nước khác có thế mạnh là bóng đá. Với Trung Quốc thì bóng đá vẫn không phải là mạnh ở Trung Quốc. Nhưng họ vẫn có tham vọng lớn là 2050 Trung Quốc trở thành một cường quốc thế giới thì sức mạnh thể thao là nhân tố không thể thiếu.

 

Môn thể thao hàng đầu là bóng đá nên Trung Quốc phải hoàn thiện thành tích. Giờ thì họ chưa thể làm được điều đó. Mục tiêu của ông Tập Cận Bình là từ nay đến 2030 hay 2034 Trung Quốc phải đăng cai Cúp bóng đá thế giới. Người Trung Quốc làm tất cả có thể để thực hiện mục tiêu đó.

 

Đó là kế hoạch mở hàng loạt các trường đào tạo bóng đá, phổ cập bóng đá vào học đường, liên kết đối tác với các câu lạc bộ bóng đá nước ngoài. Đã có rất nhiều đầu tư cho bóng đá. Quyết tâm làm cho bóng đá Trung Quốc nhảy vọt đến giờ chưa thấy có kết quả. Đúng là có những nỗ lực thực sự của chính phủ, thực sự có quyết tâm nhưng cũng thực sự là chính trị hóa thể thao.

 

CAN 2021 cạnh tranh quyết liệt nhiều bất ngờ

 

Chuyển qua sân cỏ châu Phi. Giải Cúp bóng đá châu Phi CAN 2021, sau một tháng với những màn thi đấu quyết liệt với nhiều bất ngờ, đã khép lại ngày Chủ nhật (06/02) với trận chung kết nhiều duyên nợ của hai đội tuyển Ai Cập và Senégal. Chuyên gia bóng đá Trần Văn Mui tóm lược những nét ấn tượng của giải đấu :

 

Chuyên gia bóng đá Trần Văn Mui

https://www.rfi.fr/vi/t%E1%BA%A1p-ch%C3%AD/t%E1%BA%A1p-ch%C3%AD-th%E1%BB%83-thao/20220206-olym....BB%81m-trung-qu%E1%BB%91c

 

*

KHÁCH MỜI

·         Michel Sleimane

 

*

CÁC NỘI DUNG LIÊN QUAN

ĐIỂM BÁO

Chiến lược Olympic của Tập Cận Bình

PHÂN TÍCH

Tập Cận Bình « mượn » Thế Vận Hội Bắc Kinh phục vụ đối nội

TẠP CHÍ THỂ THAO

Cúp bóng đá Châu Phi CAN 2022, giải đấu của làng bóng nghèo nhưng giàu tiềm năng

 





No comments: