NHỮNG KẺ CƠ HỘI CHÍNH TRỊ VÀ
LIÊM CHÍNH KHOA HỌC
https://www.facebook.com/groups/LiemChinhKhoaHoc/posts/654802962433206/
Ai quan tâm đến chủ đề này có thể tìm đọc công
trình của PGS NMT “Phòng chống những kẻ cơ hội chính trị ở Việt Nam hiện nay”,
đăng trong Tạp chí Giáo dục Toán học và Máy tính Thổ Nhĩ Kỳ, nguyên bản tiếng
Anh “Preventing and Combating Political Opportunists in Vietnam
Today“, Turkish Journal of Computer and Mathematics Education 12, no.
10 (2021).
Lạ nhất là bài báo bàn về một chủ đề chính trị
ở Việt Nam lại đăng trong một tạp chí chuyên về giáo dục toán học và máy tính của
Thổ Nhĩ Kỳ. Điều tra sơ bộ cho thấy hội đồng biên tập tạp chí này chỉ có 4 người,
đứng đầu là GS Đinh Trần Ngọc Huy, chuyên môn Ngân hàng và Tài Chính. Những người
còn lại có chuyên môn kỹ thuật hay tài chính, không liên quan gì đến giáo dục
toán học và máy tính. Tất cả đều không làm việc ở Thổ Nhĩ Kỳ:
https://turcomat.org/index.php/turkbilmat/about/editorialTeam
Xem danh mục các bài báo đăng cùng số tạp chí
này lại thấy tất cả các bài báo thuộc rất nhiều chuyên môn không liên quan gì đến
giáo dục toán học và máy tính, ví dụ như bài báo “Vận dụng quan điểm của Hồ
Chí Minh về công tác cán bộ trong tác phẩm “Sửa đổi lề lối làm việc” vào công
tác này ở Việt Nam hiện nay“, nguyên văn tiếng Anh “Applying Ho Chi Minh’s
point of view on the work of cadres in the work Modifying the working style to
this work in Vietnam today” của một tác giả Việt Nam khác. Rõ ràng đây là một tạp
chí giả mạo.
PGS NMT còn có công trình “Cải thiện chất lượng
nguồn nhân lực trong hệ thống cơ quan đảng ở Việt Nam hiện nay”, đăng trong tạp
chí PalArch về khảo cổ học ở Ai Cập và Ai Cập học, nguyên bản tiếng Anh
“Improving the quality of human resources in the current system of party organ
in Vietnam”, PalArch’s Journal of Archaeology of Egypt/Egyptology 17, no. 12
(2020). Chết thật, bàn về cải thiện chất lượng nguồn nhân lực trong đảng lại
đăng trong tạp chí khảo cổ học. Không hiểu tác giả có ý gì đây?
Ban biên tập tạp chí còn không thèm để ý đến
tên bài báo nói đến đảng nào. Sự vô tâm này không có gì lạ vì Tổng biên tập là
người Thái Lan, chuyên môn quản trị kinh doanh. Phó tổng biên tập duy nhất cũng
người Thái Lan, chuyên môn hành chính công, ghi địa chỉ ở ĐH Duy Tân: https://archives.palarch.nl/index.php/jae/about/editorialTeam
Tra trên mạng, thấy ông này ghi địa chỉ lung
tung, có cả ở bên Tàu. Hay nhất là toàn bộ các bài báo của số báo trên không
liên quan gì đến khảo cổ cả. Lại thêm một tạp chí giả mạo!
Kỳ lạ nhất phải kể đến việc có PGS ở Học viện
chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đem việc “Vận dụng dụng tư tưởng Hồ Chí Minh”
đăng trong tạp chí “Vật lý trị liệu và phục hồi chức năng” của Thổ Nhĩ Kỳ,
nguyên bản tiếng Anh: “Ho Chi Minh’s thought on integration and application of
Vietnam since the country’s reunification to before the Innovation period
(1976-1985), Turkish Journal of Physiotherapy and Rehabilitation 32, no. 3
(2021).
***
Quay trở lại chủ đề những kẻ cơ hội chính trị,
tôi tâm đắc nhất với câu viết sau đây của PGS NMT trong tóm tắt bài báo đăng ở
tạp chí nhắc đến ban đầu: “Sự xuất hiện của các đối tượng cơ hội chính trị
có xu hướng bùng phát và lây lan nhanh như hiện nay đòi hỏi phải nhận diện đúng
và đưa ra các biện pháp răn đe hữu hiệu“.
PGS NMT còn có các bài báo “lạc chuồng” khác
như “Phát triển cán bộ chiến lược ở Việt Nam ngày nay” đăng trên tạp chí “Giáo
dục bậc sơ cấp” (Elementary Education) hay hai bài báo “Một số vấn đề lý
thuyết và thực tiễn trong xắp xếp và tổ chức hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện
nay” và “Hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực chính trị ở Việt Nam” đăng trên
tạp chí “Tâm lý học và Giáo dục” (Phychology and Education). Cả hai tạp chí này
có nguồn gốc không rõ ràng và không có ban biên tập.
--------
TB: Ông này đã được hội đồng
ngành đề xuất phong giáo sư với lý do đạt chuẩn kể cả khi không tính mấy bài
báo trên. Nhưng vấn đề ở đây là vi phạm liêm chính khoa học, nghiêm trọng hơn
chuyện bán bài cho ĐH Tôn Đức Thắng và Duy Tân. Hội đồng chức danh nhà nước cần
xem xét chuyện này giống như chuyện bán bài. Có như thế thì những chuyện như thế
này mới chấm dứt trong những năm sau.
.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2022/02/0-35.jpg
PGS.TS. Nguyễn Minh Tuấn. Nguồn: Tuyên Giáo
Editorial Team | PalArch's Journal of Archaeology of Egypt /
Egyptology
.
No comments:
Post a Comment