Wednesday, February 9, 2022

KHỦNG HOẢNG UKRAINE : MACRON NÓI PUTIN CAM KẾT KHÔNG LEO THANG (tổng hợp BBC / RFI)

 



NỘI DUNG :

 

Khủng hoảng Ukraine: Macron nói Putin cam kết không leo thang

BBC News Tiếng Việt

.

Khủng hoảng Ukraina : Macron tới Kiev sau chuyến thăm Matxcơva

Phan Minh  -  RFI

.

Khủng hoảng Ukraina : Tổng thống Pháp đề nghị những bảo đảm an ninh cụ thể, Nga để mở đối thoại

Minh Anh  -  RFI

 

==============================================

.

.

Khủng hoảng Ukraine: Macron nói Putin cam kết không leo thang

BBC News Tiếng Việt

08/02/2022

https://www.bbc.com/vietnamese/world-60307562

 

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/18004/production/_123180389__123178079_macronlow-1.jpg.webp

Tổng thống Pháp Macron gặp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky sau khi tới Moscow.

 

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói với các phóng viên rằng Tổng thống Vladimir Putin đã đảm bảo với ông rằng các lực lượng Nga sẽ không làm gia tăng cuộc khủng hoảng gần biên giới Ukraine.

 

"Tôi đã có được một sự đảm bảo rằng tình hình không tồi tệ đi hoặc leo thang," ông nói trước cuộc gặp với nhà lãnh đạo Ukraine.

 

Tuy nhiên, Nga cho biết bất kỳ gợi ý nào về một sự đảm bảo là "không đúng".

 

Nga đã phủ nhận mọi kế hoạch xâm lược Ukraine, nhưng họ đã tập hợp hơn 100.000 quân gần biên giới với Nga.

 

Giới chức Mỹ tin rằng Nga đã tập hợp 70% lực lượng quân sự cần thiết cho một cuộc xâm lược toàn diện.

 

Tổng thống Macron đã đến thủ đô Kyiv của Ukraine hôm thứ Ba sau gần sáu giờ hội đàm với ông Putin. Ông nói sau cuộc họp hôm thứ Hai rằng những ngày tới sẽ là "quyết định" và sẽ phải có "các cuộc thảo luận có chiều sâu mà chúng ta sẽ cùng theo đuổi".

 

Ông Putin ám chỉ rằng đã đạt được tiến bộ và một số đề xuất của ông Macron "có thể tạo cơ sở cho các bước chung tiếp theo", mặc dù vẫn còn quá sớm để nói về các đề xuất đó".

 

Một nguồn tại Điện Elysée ở Paris nói rằng một cuộc đối thoại rộng hơn sẽ được triển khai và tập trung vào các đơn vị lính của Nga và các cuộc đàm phán trong tương lai cả với Ukraine và các vấn đề chiến lược liên quan đến "an ninh tập thể".

 

Nguồn tin cũng cho biết, hai nhà lãnh đạo đã nhất trí rằng Nga sẽ rút quân khỏi Belarus khi kết thúc các cuộc tập trận diễn ra gần biên giới phía bắc Ukraine. Tuy nhiên, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết không có chủ trương nào như vậy được đề nghị, mặc dù dự kiến lính sẽ quay trở lại Nga vào một thời điểm nào đó.

 

Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba nhắc lại rằng Kyiv sẽ không "vượt qua ranh giới đỏ của chúng tôi và không ai có thể buộc chúng tôi vượt qua ranh giới đó".

 

Nga-Ukraine: Nato là gì và tại sao Nga không tin tưởng?

Tổng thống Macron nói thỏa thuận tránh chiến tranh Ukraine là khả thi

 

Ngoại giao cấp tập

 

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/245C/production/_123180390__123172540_mediaitem123172539-1.jpg.webp

Ông Putin ám chỉ rằng đã đạt được tiến bộ và một số đề xuất của ông Macron "có thể tạo cơ sở cho các bước chung tiếp theo"

 

Nỗ lực ngoại giao của Tổng thống Macron sau đó là ở Berlin, nơi ông sẽ gặp Thủ tướng Đức, Olaf Scholz, và Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda.

 

Tổng thống Joe Biden đã gặp nhà lãnh đạo Đức tại Washington hôm thứ Hai và đe dọa sẽ vô hiệu hóa một đường ống dẫn khí đốt quan trọng của Nga tới Đức nếu Moscow xâm lược Ukraine.

 

Thủ tướng Anh Boris Johnson cũng đã thể hiện sự ủng hộ của ông đối với các biện pháp trừng phạt. Viết trên tờ The Times hôm thứ Ba, ông nói thêm rằng Vương quốc Anh đang xem xét triển khai các máy bay chiến đấu của Không quân Hoàng gia và tàu chiến của Hải quân Hoàng gia "để bảo vệ đông nam châu Âu".

 

Các nước phương Tây đã từ chối một số yêu cầu của Moscow, bao gồm cả việc liên minh quốc phòng Nato loại trừ việc Ukraine trở thành thành viên và Nato giảm sự hiện diện quân sự ở Đông Âu.

 

Thay vào đó, họ đề xuất các lĩnh vực đàm phán khác, ví dụ đàm phán về cắt giảm vũ khí hạt nhân

 

Truyền thông Nga: Ukraine mới là kẻ xâm lược, không phải Nga

Căng thẳng Ukraine: TQ muốn gì từ cuộc khủng hoảng?

 

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/2323/production/_123159980_58416500-c51c-4c6d-9cd5-db2da8a5badd.jpg.webp

Bản đồ khu vực đối đầu

 

Căng thẳng giữa Nga và phương Tây đã bộc lộ rõ trong cuộc họp báo của ông Putin với Tổng thống Pháp khi nhà lãnh đạo Nga cảnh báo về những gì có thể xảy ra nếu Ukraine gia nhập NATO và đưa châu Âu vào một cuộc xung đột lớn.

 

"Mọi người có muốn Pháp giao tranh với Nga?" ông hỏi các phóng viên Pháp. "Đó là những gì sẽ xảy ra. Và sẽ không có bên nào thắng cuộc."

 

Ông Olaf Scholz - trong chuyến công du đầu tiên tới Washington kể từ khi trở thành thủ tướng Đức và đối mặt với những lời chỉ trích vì phản ứng của ông đối với cuộc khủng hoảng Ukraine - nói thêm rằng Hoa Kỳ và Đức "thống nhất tuyệt đối" về các lệnh trừng phạt với Nga nếu nước này xâm lược Ukraine, nói rằng "chúng tôi sẽ làm các bước như vậy và Nga sẽ rất, rất khó khăn".

 

Tuy nhiên, ông mập mờ hơn về đường khí đốt Nord Stream 2 so với Tổng thống Hoa Kỳ Biden, người nói "sẽ đặt dấu chấm hết" cho dự án gây tranh cãi theo dự kiến sẽ tăng gấp đôi lượng khí đốt xuất khẩu của Moscow sang Đức "nếu Nga xâm lược".

 

Ông Biden không đưa ra chi tiết cụ thể, và khi được hỏi về cách thức ông sẽ làm điều này thì ông chỉ nói: "Tôi hứa với bạn là chúng tôi sẽ làm được."

 

Đường ống Nord Stream 2 dài 1.225 km, mất 5 năm để xây dựng và tiêu tốn 11 tỷ đô la nhưng vẫn chưa bắt đầu hoạt động, sau khi các nhà quản lý cho biết vào tháng 11 rằng dự án này không tuân thủ luật pháp Đức và đã đình chỉ phê duyệt.

 

Trọng tâm Nord Stream 2

 

Phân tích của Barbara Pallet-Usher

Phóng viên BBC phụ trách Bộ Ngoại Giao Mỹ 

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/17ECB/production/_123159979_8ab8dc84-1e5b-4337-8567-66e5f694c9a6.jpg.webp

 

Thủ tướng mới của Đức Olaf Scholz đang có chuyến công du đầu tiên tới Washington trong bối cảnh bị chỉ trích về phản ứng yếu ớt đối với cuộc khủng hoảng Ukraine.

 

Các thành viên đảng Cộng hòa đã khắc họa Berlin như một cái phanh đối với các lệnh trừng phạt, vì lợi ích Đức của trong việc duy trì nhập khẩu khí đốt từ Nga.

 

Sau cuộc gặp với thủ tướng, Tổng thống Biden khẳng định rằng Nord Stream 2 sẽ không đi vào hoạt động nếu Moscow xâm lược Ukraine.

 

Ông Scholz đã không đi quá xa đến vậy, với lý do cần phải rõ ràng hơn về chiến lược mơ hồ này. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng Mỹ và Đức sẽ tuyệt đối đoàn kết trong việc thực hiện các bước tương tự để đối phó với bất kỳ cuộc xâm lược nào và những bước đi này sẽ rất cứng rắn.

 

Ông Biden đã ra sức phủ nhận ý kiến cho rằng Đức không phải là một đồng minh đáng tin cậy, ông khẳng định nhiều lần rằng ông không nghi ngờ gì về điều đó.

 

VIDEO : Lính tình nguyện của Ukraine

https://www.bbc.com/vietnamese/world-60307562

 

--------------

TIN LIÊN QUAN

 

Tổng thống Macron nói thỏa thuận tránh chiến tranh Ukraine là khả thi

7 tháng 2 năm 2022

.

Mỹ nói sẽ đóng đường ống dẫn dầu của Nga nếu Ukraine bị xâm lược

8 tháng 2 năm 2022

 

.

=================================================

.

.

Khủng hoảng Ukraina : Macron tới Kiev sau chuyến thăm Matxcơva

Phan Minh  -  RFI

Đăng ngày: 08/02/2022 - 11:10

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20220208-kh%E1%BB%A7ng-ho%E1%BA%A3ng-ukraina-macron-t%E1%BB%9Bi-kiev-sau-chuy%E1%BA%BFn-th%C4%83m-matxc%C6%A1va

 

Sau cuộc gặp nguyên thủ Nga Vladimir Putin tại Matxcơva vào hôm qua 07/02/2022, tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã tới Kiev để gặp đồng nhiệm Ukraina Volodymyr Zelensky nhằm trấn an Ukraina, đất nước đang lo lắng về sự gia tăng của quân đội Nga ở biên giới của mình. Tuy nhiên, các nhà quan sát Ukraina cũng tỏ khá thận trọng với chuyến đi của ông Macron.

 

https://s.rfi.fr/media/display/c537c4e8-88c0-11ec-a1fd-005056bf30b7/w:1024/p:16x9/AP22038776558571.webp

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron trong cuộc họp báo chung với đồng nhiệm Nga Vladimir Putin, ngày 07/02/2022, tại điện Kremlin, Matxcơva. AP - Thibault Camus

 

Từ Kiev, thông tín viên Stéphane Siohan tường trình :

 

Trong những ngày gần đây, tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky đã đưa ra một số tín hiệu cho thấy ông ủng hộ cách tiếp cận làm trung gian hòa giải của Emmanuel Macron.

 

Ngược với những thông điệp cảnh báo từ Nhà Trắng, chính phủ Ukraina nhấn mạnh là chưa xẩy ra ngay cuộc xâm lược của Nga. Rõ ràng Volodymyr Zelensky muốn tránh mọi hiện tượng hoảng loạn có thể gây mất ổn định đất nước và đặc biệt là nền kinh tế.

 

Tuy nhiên, vài giờ trước chuyến thăm Kiev đầu tiên của Emmanuel Macron, báo chí và các nhà quan sát Ukraina tỏ ra đề phòng. Dường như họ lo ngại tổng thống Pháp muốn áp đặt cho đối tác Ukraina các nhượng bộ có thể đi ngược lại lợi ích của đất nước.

 

Vào thứ Hai, 07/02, ngoại trưởng Dmytro Kuleba, đã vạch ra các lằn ranh đỏ và tuyên bố: "Chúng tôi chấp nhận các giải pháp ngoại giao nhưng bác bỏ mọi nhượng bộ về chủ quyền", và theo ông, chỉ có người dân Ukraina mới có quyền định hướng chính sách đối ngoại của đất nước mình.

.

-----------------------------------

.

.

Khủng hoảng Ukraina : Tổng thống Pháp đề nghị những bảo đảm an ninh cụ thể, Nga để mở đối thoại

Minh Anh  -  RFI

Đăng ngày: 08/02/2022 - 12:30

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20220208-kh%E1%BB%A7ng-ho%E1%BA%A3ng-ukraina-t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-ph%C3%A1p-%C4%91%E1%BB%81-ngh%E1%BB%8B-nh%E1%BB%AFng-b%E1%BA%A3o-%C4%91%E1%BA%A3m-an-ninh-c%E1%BB%A5-th%E1%BB%83-nga-%C4%91%E1%BB%83-m%E1%BB%9F-%C4%91%E1%BB%91i-tho%E1%BA%A1i

 

Sau gần 6 giờ hội đàm kín tại điện Kremlin, tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 07/02/2022 cho biết đã đề nghị với đồng nhiệm Nga Vladimir Putin về việc « thiết lập những bảo đảm an ninh cụ thể » cho tất cả những nước nào có liên quan đến cuộc khủng hoảng Ukraina. Chủ nhân điện Kremlin bày tỏ sự quan tâm nhưng không nêu cụ thể. 

 

https://s.rfi.fr/media/display/930b14c2-88c8-11ec-a9d2-005056bf30b7/w:1024/p:16x9/AP22039200090823.webp

Tổng thống Nga Vladimir Putin (P) và nguyên thủ Pháp Emmanuel Macron trong cuộc họp báo chung tại Matxcơva, Nga, ngày 07/02/2022. AP - Sergei Guneyev

 

Trong buổi họp báo chung, tổng thống Pháp Emmanuel Macron trước hết nhìn nhận « không có an ninh cho châu Âu nếu như không có an ninh cho nước Nga ». Nhưng nguyên thủ Pháp cũng không quên nhắc lại rằng các nước vùng Baltic và nhiều quốc gia châu Âu khác chia sẻ chung đường biên giới với Nga có « cùng một nỗi lo » về an ninh như những gì Matxcơva đề cập đến.  

 

Theo tổng thống Pháp, những nước đó có « cảm giác rằng các thỏa thuận đã bị xâm phạm ». Do vậy, ông đề nghị, các bên phải « xây dựng lại những giải pháp cụ thể chung bởi vì bên này hay bên kia chúng ta có chung đường biên giới ». 

 

Về phần mình, chủ nhân điện Kremlin có phản ứng ra sao ?

 

Từ Matxcơva, thông tín viên đài RFI, Anissa El Jabri cho biết cụ thể : 

 

« Tổng thống Nga khẳng định cả ông lẫn nguyên thủ Pháp Emmanuel Macron đều không muốn thấy chiến tranh giữa Nga và NATO, mà không bên nào thắng cuộc. Ông nói "sẵn sàng làm mọi việc để tìm kiếm những đồng thuận có thể làm hài lòng tất cả mọi người". 

 

Cũng như mỗi lần khi ông đề cập đến chủ đề này, Vladimir Putin đều đưa ra một bản luận tội nhắm vào NATO. Ông nói, "tổ chức này được mô tả như là hòa bình » trước khi liệt kê cuộc chiến tại Nam Tư cũ và tại Libya để làm ví dụ phản bác. Hai giai đoạn này rất thường được nhắc đến ở Nga. 

 

Tuy nhiên, Vladimir Putin tỏ ra gay gắt về việc mở rộng khối NATO và cuối cùng là Ukraina, luôn bị cho là bên có trách nhiệm duy nhất trong cuộc khủng hoảng này. Tóm lại, chẳng có gì là mới ngoại trừ những đề nghị mới của tổng thống Pháp.  

 

Nguyên thủ Nga cho rằng vài đề xuất trong số này có thể đặt nền móng cho những tiến bộ chung. Đây là dấu hiệu cho thấy ít nhất vào thời điểm này, Nga coi trọng các đề xuất này. Tuy nhiên, tổng thống Nga cho rằng còn quá sớm để có thể công bố ».

 

------------------------------

CÁC NỘI DUNG LIÊN QUAN

PHÁP - NGA - BELARUS

Putin điện đàm với Macron và cảnh báo ‘không thể chấp nhận’ việc can thiệp vào Belarus

 

PHÁP - NGA - UKRAINA

Macron đến Matxcơva: Nga hy vọng thảo luận với Pháp về bảo đảm an ninh

 

PHÁP - NGA - UKRAINA

Nguyên thủ Pháp và Nga nhấn mạnh tôn trọng thỏa thuận Minsk để giải quyết khủng hoảng Ukraina

 

 




No comments: