NỘI
DUNG :
Việt
Nam: Tổ chức HRW lên án tình trạng hạn chế quyền đi lại của các nhà hoạt động
Trọng Nghĩa
- RFI
.
HRW: Hơn 170 nhà hoạt động
ở VN bị giam giữ, ngăn đi lại và sách nhiễu
BBC News Tiếng Việt
‘Canh
và chặn’: cách Hà Nội đàn áp các nhà hoạt động nhân quyền
VOA Tiếng Việt
==========================================
.
.
Việt
Nam: Tổ chức HRW lên án tình trạng hạn chế quyền đi lại của các nhà hoạt động
Trọng
Nghĩa -
RFI
Đăng ngày: 17/02/2022 - 13:48
Trong một bản báo cáo mới nhất về Việt Nam công bố
vào hôm nay, 17/02/2022, tổ
chức Theo Dõi Nhân Quyền Human Rights Watch đã tố cáo chính quyền Việt
Nam về việc “cản trở một cách có hệ thống quyền tự do đi lại của các nhà hoạt
động chính trị và nhân quyền”.
Một số nhà hoạt động,
bất đồng chính kiến Việt Nam đang bị cầm tù. Ảnh minh họa tài liệu chụp từ
trang web của Human Rights Watch © RFI/Tiếng Việt
Bản báo cáo dài 66 trang, mang tựa đề “Nhốt
chúng tôi ở trong nhà: Hạn chế tự do đi lại của các nhà hoạt động nhân quyền ở
Việt Nam”, đã ghi nhận các vụ vi phạm thường xuyên của chính quyền Việt
Nam đối với quyền tự do đi lại và các quyền cơ bản khác bằng cách buộc các nhà
đấu tranh, giới bất đồng chính kiến, những người bảo vệ nhân quyền và những người
khác phải chịu chế độ quản thúc tại gia vô thời hạn, sách nhiễu và nhiều hình
thức câu lưu khác.
HRW ghi nhận là chính quyền Việt Nam thường
câu lưu các nhà hoạt động trong thời gian vừa đủ lâu để ngăn họ không tham dự
được các cuộc biểu tình, các phiên tòa hay các cuộc gặp với các nhà ngoại giao
hay lãnh đạo nước ngoài, cũng như nhiều sự kiện khác.
Trong bản báo cáo, HRW cho biết họ đã điều tra
nhiều trường hợp bị hạn chế đi lại năm 2004 đến năm 2021, nhắm vào hơn 170 nhà
hoạt động, blogger và nhà bất đồng chính kiến, cũng như người thân của họ,
trong đó có cả những vụ chặn giữ ở sân bay và cửa khẩu, cũng như từ chối cấp hộ
chiếu hay các giấy tờ khác.
Trong bức ảnh ghép minh họa kèm theo báo cáo,
HRW đã đăng ảnh của một nhà hoạt động người Việt bị giam giữ như các ông Phạm
Chí Thành, Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy, bà Nguyễn Thúy Hạnh hay nhà báo Phạm
Đoan Trang…
Tổ chức HRW đã kêu gọi chính quyền Việt Nam chấm
dứt ngay lập tức mọi hạn chế đi lại và sửa đổi luật mà hạn chế những quyền cơ bản
của công dân như là quyền tự do đi lại trong và ngoài Việt Nam.
Ông Phil Robertson, phó giám đốc khu vực châu
Á của HRW còn cho rằng: “Các nhà tài trợ và đối tác thương mại của Việt Nam
cần nhận thức được sự cản trở đối với quyền tự do đi lại đang diễn ra hàng ngày
và gây sức ép để chính quyền Việt Nam chấm dứt cách hành xử như thế.”
-------------------------------------
Các nội dung liên
quan
HRW
kêu gọi Hoa Kỳ gây áp lực để Việt Nam thả các nhà bất đồng chính kiến
HRW:
Việt Nam bắt giữ, xét xử hàng chục nhà hoạt động trong năm 2021
HRW
và RSF lên án Việt Nam kết án nhà báo Phạm Đoan Trang 9 năm tù
=====================================================
.
.
HRW: Hơn 170 nhà hoạt động
ở VN bị giam giữ, ngăn đi lại và sách nhiễu
BBC
News Tiếng Việt
17 tháng 2 năm 2022
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-60415816
Nhà báo VN hiện
đang bị tù Phạm Đoan Trang được Canada và Anh trao giải Tự do Truyền thông
(Media Freedom 2022) của hai nước vào ngày 10/02/2022
Trong một báo cáo mới, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền
(Human Rights Watch - HRW) cáo buộc chính quyền Việt Nam sách nhiễu và giam giữ
hơn 170 nhà hoạt động trong hai thập kỷ qua.
Nhiều người bị công an Việt Nam cấm rời khỏi
nhà của họ, và thậm chí một số người thấy khóa cửa nhà mình bị dính chặt bằng
keo không mở được.
Tổ chức nhân quyền kêu gọi chấm dứt "hạn
chế có hệ thống" quyền tự do đi lại của các nhà hoạt động.
Hai khái niệm được HRW nêu ra là "home
locked-in" (bị khóa trong nhà riêng), và "locked-up" (bị giam)
nhằm mô tả tình cảnh các nhà hoạt động đòi quyền cơ bản bị công an Việt Nam
"xử lý".
Theo BBC News bản tiếng Anh cùng
ngày trong bài "Vietnam: 170 activists detained and harassed, says
report" thì "Nhà nước cộng sản độc đảng của Việt Nam không
dung thứ cho những bất đồng chính kiến, và thường xuyên bỏ tù những người chỉ
trích."
Trong bản báo cáo dài 65
trang được công bố hôm thứ Năm (17/2), HRW cho biết họ đã điều tra nhiều
trường hợp bị ngăn cấm di chuyển do chính quyền Việt Nam áp đặt từ năm 2004 đến
năm 2021.
HRW nói về phiên xử Phạm
Đoan Trang và nhân quyền Việt Nam
Việt Nam tranh cử ghế Hội
đồng Nhân quyền LHQ
Nhân quyền VN 2020: 'Tồi tệ hơn
với các bản án nặng nề hơn'
Tổ chức này nói rằng chính phủ đã ngăn cản các
nhà hoạt động đi lại trong nước và quốc tế, bao gồm cả việc chặn họ ở sân bay
và cửa khẩu, đồng thời từ chối cấp cho họ hộ chiếu hoặc giấy tờ thông hành
khác.
Các hạn chế cũng bị mở rộng với việc di chuyển
trong lãnh thổ Việt Nam, vì các nhà hoạt động báo cáo rằng họ bị đe dọa bởi các
nhân viên an ninh mặc thường phục đóng bên ngoài nhà của họ hoặc những kẻ côn đồ
hàng xóm do nhà nước điều động; và thấy họ bị mắc kẹt ngay trong nhà của mình
vì cửa đã bị khóa trái từ bên ngoài.
Trong một ví dụ từ năm 2016, nhà hoạt động vì
quyền đất đai và vận động cho các tù nhân chính trị, ông Huỳnh Công Thuận thấy
khóa cửa nhà ông đã bị dính chặt bằng keo để ngăn không cho ông ra khỏi nhà.
Nhà vận động nhân
quyền Việt Nam Nguyễn Thúy Hạnh bị quản thúc tại nhà 10 ngày vào năm ngoái
Trong một vụ việc khác vào tháng 01/2021, nhà
chức trách đã thực hành quản thúc tại nhà 10 ngày với bà Nguyễn Thúy Hạnh,
một nhà vận động nhân quyền, trong thời gian diễn ra Đại hội Đảng Cộng sản Việt
Nam.
HRW: 'Làn sóng đàn áp
người bất đồng chính kiến gia tăng trước ĐH Đảng 13'
"Chính quyền đã đưa rất nhiều binh lính đến Hà
Nội để bảo vệ Đại hội Đảng, nhưng điều đó không khiến tâm trí của họ được thoải
mái", bà viết trên Facebook. "Họ đã cướp trắng
trợn của chúng tôi, những công dân không vi phạm bất kỳ luật nào, quyền tự do
đi lại của chúng tôi, và cảnh sát đã nhốt chúng tôi trong nhà trong suốt thời
gian diễn ra đại hội."
Các hạn chế đi lại đã dẫn đến việc các nhà hoạt
động không thể tham dự các cuộc biểu tình, xét xử tội phạm, gặp gỡ các nhà ngoại
giao nước ngoài và một tổng thống Mỹ - trong số nhiều sự kiện khác - để nói lên
động cơ của họ, HRW cho biết.
Tổ chức nhân quyền kêu gọi chính phủ chấm dứt
ngay lập tức mọi hạn chế đi lại và sửa đổi luật mà hạn chế những quyền cơ bản của
công dân như là quyền tự do đi lại trong và ngoài Việt Nam.
Phil Robertson,
Phó Giám đốc khu vực châu Á của HRW cho biết: "Chính phủ Việt Nam dường
như coi việc một số người tham dự các sự kiện về nhân quyền hoặc tự do tôn
giáo, hoặc gặp gỡ các chức sắc nước ngoài đến thăm là một tội hình sự."
Khác biệt về nhân thức liên quan tới
nhân quyền
Chính phủ Việt Nam đã nhiều lần lên tiếng bảo
vệ cho hồ sơ nhân quyền của mình. Năm ngoái, nước này còn tham gia ứng cử vị
trí thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2023-2025.
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm
Bình Minh khi đó đã tuyên bố trong cuộc họp cấp cao của Hội đồng Nhân quyền rằng
đất nước ông tiếp tục "ưu tiên thúc đẩy và bảo vệ quyền con người và các
quyền tự do cơ bản của người dân, kể cả trong thời điểm khó khăn nhất hiện
nay".
Các nhà bất đồng
chính kiến đã bị xử tù Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Tư, Trịnh Bá Phương, Nguyễn Thị
Tâm
Thế nhưng, nhiều nhà quan sát đã chỉ ra hai
cách nhìn về nhân quyền khá xa nhau, ở VN và trên thế giới.
LS Lê Quốc Quân
trong một bài viết
gần đây trên BBC News Tiếng Việt đã mô tả điều này:
"Nhân quyền theo cách hiểu của Việt Nam là công
bằng trong tiếp cận vaccine, xóa đói giảm nghèo, quyền phụ nữ, trẻ em, người
khuyết tật, người đồng tính... đã được nâng cao. Trong khi đó, thế giới cho rằng
nhân quyền quan trọng nhất là quyền về chính trị, nơi mọi người sinh ra đều có
những quyền đương nhiên như "Tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận
thông tin, lập hội, biểu tình". "
Việt Nam còn gắn nhân quyền với các khái niệm
về quyền tập thể của quốc gia.
Trong khi trên thế giới, nói đến nhân quyền là
hướng đến quyền đương nhiên của từng cá nhân cụ thể trong xã hội loài người và
không một quốc gia nào có thể "ngầm diễn dịch để phá hoại các quyền
đó", theo Điều 30, Tuyên ngôn Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc năm
1948..."
Ông Lê Quốc Quân, từ
Hà Nội, nhận xét:
"Nhưng dù nói thế nào đi chăng nữa cũng không
thể chứng minh sự cải thiện nhân quyền bằng việc bắt giữ và kết án nặng nề các
nhà hoạt động.
Cách đây 10 năm, các tổ chức dân sự được thành lập rất
nhiều và hoạt động khá sôi nổi, còn bây giờ chính quyền Việt Nam truy lùng đến
các nhóm, trung tâm chưa thể hiện nhiều thái độ với nhà nước nhưng vẫn được coi
là mầm mống của xã hội dân sự, nơi sẽ thách thức tính toàn trị của nhà nước.
Trường hợp bắt giữ nhà báo Mai Phan Lợi và luật gia
Đặng Đình Bách tháng 7/2021 về tội trốn thuế, bị cho là do các ông này làm giám
đốc các trung tâm có thể tạo nên nền tảng tự do cho các xã hội dân sự ở Việt
Nam..."
Toàn
văn Báo cáo Nhân quyền HRW 17/02/2022 bằng tiếng Anh.
--------------
Xem thêm:
HRW kêu gọi hủy tội danh
'tuyên truyền chống nhà nước'
HRW kêu gọi dừng đàn áp
Huỳnh Thục Vy
Phil Robertson: 'Tương
giao Mỹ-Việt sẽ thay đổi nếu Biden đắc cử'
Việt Nam bác bỏ báo cáo
của HRW về các vụ hành hung
-----------------
TIN LIÊN QUAN
HRW: Nhân quyền Việt Nam
'xuống cấp nghiêm trọng'
19 tháng 1 năm 2019
.
HRW:
VN chưa cải thiện nhân quyền, TQ đang là mối đe dọa toàn cầu
15 tháng 1 năm 2020
.
Tổ chức Theo dõi Nhân
quyền: 'LGBT trẻ VN không được bảo vệ'
13 tháng 2 năm 2020
.
HRW: Luật tố giác 'trừng
phạt tự do ngôn luận'
22 tháng 6 năm 2017
========================================================
.
‘Canh
và chặn’: cách Hà Nội đàn áp các nhà hoạt động nhân quyền
18/02/2022
https://gdb.voanews.com/3D665448-658B-49AA-9307-A386B4FBF78B_w650_r1_s.jpg
Cảnh sát canh gác
trong một phiên tòa xét xử người bất đồng chính kiến ở thành phố Hồ Chí Minh hồi
năm 2010
Cho người canh giữ trước nhà hay ngăn chặn việc
đi lại là một cách làm ‘có hệ thống’ của chính quyền Việt Nam để đối phó với
các nhà hoạt động nhân quyền, một phúc trình của tổ Tổ chức Theo dõi Nhân quyền
(HRW) vừa được công bố cho biết.
Phúc trình dài 66 trang có tựa đề ‘Bị nhốt ở
trong nhà: Các nhà hoạt động nhân quyền ở Việt Nam bị hạn chế quyền tự do đi lại’
đã được HRW công bố tại một buổi họp báo vào sáng ngày 17/2 tại Bangkok để kêu
gọi chính quyền Việt Nam ‘chấm dứt việc tùy tiện ngăn cản các nhà bất đồng
chính kiến trên toàn quốc’.
Theo Human Rights Watch, cách làm ‘canh và chặn’
này khiến các nhà hoạt động và các nhà bất đồng chính kiến ‘chịu quản thúc tại
gia vô thời hạn’.
Theo giải thích của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền
thì với cách làm này, các nhà hoạt động ‘bị câu lưu trong thời gian vừa đủ lâu
để không tham dự được các cuộc biểu tình, các phiên tòa hình sự hay cuộc gặp với
các nhà ngoại giao và tổng thống Mỹ’và bị hạn chế xuất nhập cảnh.
Hơn 170 trường hợp
Phúc trình đã ghi nhận các trường hợp của hơn
170 nhà hoạt động, blogger và nhà bất đồng chính kiến ở Việt Nam bị đàn áp kiểu
này, trong đó có bị chặn trước cửa nhà, chặn trên đường đi, giữ lại không cho
xuất, nhập cảnh ở sân bay, cửa khẩu và từ chối cấp hộ chiếu…
Trong một đoạn video được HRW trình chiếu tại
buổi họp báo, ông Trịnh Bá Phương, một nhà tranh đấu về các quyền về đất đai ở
Việt Nam đã bị tuyên án 10 năm tù, đã quay lại cảnh an ninh thường phục ‘dàn trận’
trước nhà ông và có hành động quát tháo, đe dọa và dường như đã hành hung ông.
Một đoạn video khác cho thấy ông Nguyễn Quang A, nhà bất đồng chính kiến nổi bật
ở Hà Nội, bị một số người trẻ mặc thường phục đẩy lại vào nhà khi đang trên đường
đi.
Chính quyền cho ‘nhân viên an ninh mặc thường
phục đóng chốt ngoài tư gia, khóa cửa ra vào của người bất đồng chính kiến bằng
khóa ổ, thậm chí đổ keo đa năng vào các ổ khóa, dựng rào chắn và các chướng ngại
vật, và huy động côn đồ địa phương đe dọa người dân’, phúc trình cho biết.
“Lúc nào sự ngăn chặn này cũng đi kèm với sự
đe dọa về thân thể. Nếu các nhà hoạt động tìm cách trốn thoát thì họ sẽ bị đánh
đập,” ông Phil Robertson, phó giám đốc phụ trách khu vực châu Á của Tổ chức
Theo dõi Nhân quyền, nói tại cuộc họp báo công bố phúc trình.
Trong một số vụ việc, nhân viên an ninh cưỡng
chế các nhà hoạt động lên tàu hỏa hoặc máy bay để buộc trở về nơi cư trú, cũng
theo phúc trình.
Và khi cần đi ra nước ngoài hoặc khi làm thủ tục
xin cấp hay gia hạn thì các nhà hoạt động này mới biết họ nằm trong danh sách cấm
xuất nhập cảnh ‘với những lý do an ninh quốc gia chung chung’.
“Chính quyền không công bố danh sách cấm xuất
nhập cảnh hay thông báo cho những người có tên trong danh sách biết việc họ bị
cấm, hoặc thông báo cho họ biết thời hạn cấm là bao lâu,” HRW cho biết.
Ngay cả khi xuất cảnh với mục đích cá nhân như
đi du lịch hay đi chữa bệnh thì các nhà hoạt động vẫn bị chính quyền chặn lại
do ‘quá nhạy cảm’ với khả năng họ gặp các quan chức nước ngoài hay các nhân vật
lưu vong.
HRW đưa ra trường hợp bà Nguyễn Thúy Hạnh, người
đang bị giam giữ về tội ‘Tuyên truyền chống Nhà nước’, đã bị cầm giữ suốt 10
ngày hồi tháng 1 năm 2021 khi Đảng Cộng sản Việt Nam họp Đại hội 13, và ông
Nguyễn Quang A bị nhân viên an ninh lôi lên xe đi vòng vòng hồi năm 2016 để
ngăn ông đến gặp Tổng thống Mỹ Barack Obama lúc đó đang ở thăm Hà Nội.
Tại buổi họp báo, ông Robertson cũng nêu lên
trường hợp của bà Phạm Đoan Trang, một nhà báo độc lập đang thụ án 9 năm tù về
tội ‘Tuyên truyền chống nhà nước’. Hồi năm 2016, bà Trang cùng một người bạn
lái xe từ Sài Gòn ra Hà Nội để tham dự cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Barack Obama
nhưng ‘bị chặn lại khi cách Hà Nội 100km, bị câu lưu và bị buộc phải quay về’.
Còn về xuất nhập cảnh, phúc trình nêu các trường
hợp của linh mục Nguyễn Đình Thục bị ngăn xuất cảnh sang Nhật nhân chuyến thăm
của Giáo hoàng Francis hồi năm 2019 với lý do ‘bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự
và an toàn xã hội’.
Blogger Phạm Chí Dũng, người cũng đang thụ án
tù, cũng từng bị chặn lại ở sân bay Tân Sơn Nhất hồi năm 2014 khi ông chuẩn bị
đáp chuyến bay đi Geneva để điều trần về nhân quyền Việt Nam tại kỳ Xem xét Định
kỳ Phổ quát của Liên Hiệp Quốc.
‘Ăn bánh canh’
Cách làm này của chính quyền trở nên quen thuộc
đối với các nhà hoạt động đến nỗi nó trở thành ‘một phần trong cuộc sống hàng
ngày của họ’ và thậm chí còn được họ gọi đùa là ‘ăn bánh canh’ (eating guard
soup), ông Phil Robertson cho biết.
Họ còn ứng phó bằng cách lên đường trước vài
ngày trước khi xảy ra sự kiện nhạy cảm nào đó nhưng cuối cùng vẫn bị chặn lại,
cũng theo ông Robertson.
Không chỉ bản thân các nhà hoạt động mà ngay cả
người thân của họ cũng gặp các hạn chế về đi lại này trong hành động mà HRW gọi
là ‘trừng phạt tập thể’.
HRW chỉ ra những sự kiện chính trị nhạy cảm
như Đại hội Đảng, bầu cử Quốc hội, các ngày lễ quốc tế về nhân quyền, các ngày
kỷ niệm các vụ xung đột Việt-Trung, hay chuyến thăm của các nhà lãnh đạo nước
ngoài, nhất là Mỹ, là những lúc nhà cầm quyền Việt Nam tăng cường các hoạt động
canh giữ và ngăn chặn này.
“Chính quyền Việt Nam hiển nhiên coi việc một
số người đi dự các sự kiện nhân quyền hay tự do tôn giáo, hoặc gặp gỡ các quan
chức nước ngoài tới thăm Việt Nam là hành vi phạm tội,” ông Robertson nói.
Ông kêu gọi chính quyền Việt Nam ngay lập tức
chấm dứt mọi hạn chế này và sửa đổi các điều luật cản trở quyền tự do cơ bản của
công dân và kêu gọi các đối tác và nhà tài trợ cho Việt Nam ‘gây sức ép để
chính quyền Việt Nam chấm dứt cách hành xử này’.
“Cộng đồng quốc tế cần phải lên tiếng mạnh mẽ
hơn nữa và đưa vấn đề này ra Liên Hiệp Quốc và Hội đồng Nhân quyền,” ông
Robertson nói.
Trao đổi với VOA từ Hà Nội, ông Nguyễn Lân Thắng,
một nhà bất đồng chính kiến, cho biết việc canh và chặn đối với ông ‘thường
xuyên xảy ra’, nhất là trong các cuộc tưởng niệm liên quan đến Trung Quốc, các
cuộc biểu tình, các phiên tòa xét xử những nhân vật bất đồng chính kiến.
Ông nói do ông có cách tiếp cận ôn hòa nên
không gặp phải thái độ căng thẳng của những người canh giữ ông, còn những bạn
bè ông do ‘cố gắng bảo vệ quyền đi lại’ nên gặp phản ứng quyết liệt của phía an
ninh.
“Mục đích của những người canh giữ là làm sao
mình không đến địa điểm này, không tham dự sự việc này, sự việc kia,” ông Thắng
nói.
Cũng theo lời ông Thắng thì việc quản thúc ông
như vậy ‘không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống cá nhân’ của ông vì họ ‘không ngăn
chặn tôi đi làm, đi chợ hay đi những công việc cá nhân’.
Để có được phúc trình này, HRW đã dựa vào báo
chí độc lập, mạng xã hội, blog độc lập và các trang mạng. Họ cũng đã phỏng vấn
trực tiếp các nạn nhân và gia đình cùng với nhân chứng.
Đây là lần đầu tiên Tổ chức Theo dõi Nhân quyền
xem xét một cách có hệ thống cách thức hạn chế tự do đi lại của chính quyền Việt
Nam để công bố trong một phúc trình đầy đủ và toàn diện.
Bộ Ngoại giao Việt Nam chưa có phản ứng gì về
phúc trình của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nhưng trước giờ họ vẫn khăng khăng
cho rằng 'không có vi phạm nhân quyền ở Việt Nam'.
No comments:
Post a Comment