Cuộc
sống tại hai nước được “lãnh đạo toàn diện”
09/02/2022
http://www.danchimviet.info/cuoc-song-tai-hai-nuoc-duoc-lanh-dao-toan-dien/02/2022/25218/
Vận động viên Darya
Dolidovich tại Kirovsk, Nga, tháng 11 năm 2021. (Ảnh gia đình gửi cho
REUTERS)
Belarus
Một nữ vận động viên trượt tuyết băng đồng người
Belarus đã cùng gia đình bỏ trốn khỏi đất nước vì lo sợ bị chính quyền trả thù
sau khi cô bị cấm thi đấu vì gia đình có quan điểm chính trị khác với nhà nước.
Darya Dolidovich, 17 tuổi, và gia đình của cô đã đến
được Ba Lan, nơi cô hy vọng sẽ tiếp tục
tập luyện dưới sự dìu dắt của cha, Sergei Dolidovich, cũng là vận động viên trượt
tuyết băng đồng 7 lần đoạt giải Thế vận hội.
Darya đã bị cấm thi đấu sau khi Sergei tham
gia vào các cuộc biểu tình đường phố Belarus chống lại cuộc bầu cử lại năm 2020
của Tổng thống Alexander Lukashenko mà các đối thủ cho là gian lận.
Sergei cho biết: “Darya đã bị tước quyền
tham gia các cuộc thi. Tôi không thấy khả năng con tôi có thể tiếp tục sự nghiệp
ở Belarus. Người ta có thể buộc chúng tôi vào tội tổ chức biểu tình và hô khẩu
hiệu chống đối lập, sau đó chúng tôi sẽ bị tống vào tù. Ba tháng trước đây, tôi
không thể ngờ rằng, ngay cả trong một cơn ác mộng, tôi sẽ phải rời bỏ đất nước
mình.”
Cuộc bỏ trốn của gia đình Dolidovich diễn ra
chỉ vài ngày trước khi có Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh, nơi đội tuyển quốc gia
Belarus bị giám sát chặt chẽ sau vụ đào tẩu của vận động viên nước rút
Krystsina Tsimanouskaya tại Thế vận hội Tokyo năm ngoái.
Darya là một trong những vận động viên trượt
tuyết băng đồng đầy triển vọng nhất của Belarus. Tháng trước, Liên đoàn Trượt
tuyết Belarus đã ngưng kích hoạt mã FIS của cô, một mã nhận dạng cá nhân của
các vận động viên tham gia các cuộc thi do Liên đoàn Trượt tuyết Quốc tế (FIS)
điều hành.
Liên đoàn Trượt tuyết Belarus nói rằng họ đã
ngừng kích hoạt mã FIS của cô ấy hồi tháng 12 theo quyết định của FIS, nhưng
FIS nói với Reuters rằng họ không nghe Liên đoàn Trượt tuyết Belarus trả lời
câu hỏi của FIS muốn có thêm thông tin tại sao phải ngưng kích hoạt.
Tương
lai của Darya Dolidovich chưa biết sẽ đi về đâu.
Đáng lẽ cô sẽ tốt nghiệp trung học năm nay, nhưng không rõ sẽ tiếp tục việc học
của mình ở Ba Lan như thế nào. Cô cho biết rất muốn tiếp tục trượt tuyết với hy
vọng giữ được giấc mơ Olympic của mình.
Một số vận động viên ưu tú của Belarus đã bị bỏ
tù hoặc đuổi khỏi các đội tuyển quốc gia vì phát biểu quan điểm chống đối và
tham gia các cuộc biểu tình nổ ra vào năm 2020 sau khi Lukashenko tái đắc cử .
Việc trấn áp các vận động viên Belarus, trong
đó có cả việc cưỡng bức Tsimanouskaya hồi hương trong Thế vận hội Tokyo, đã khiến
quốc tế lên án.
Tuần trước, Hoa Kỳ đã áp đặt các hạn chế về thị
thực đối với một số công dân Belarus, viện dẫn trường hợp của Tsimanouskaya và
các trường hợp khác.
Một vận động viên trượt tuyết băng đồng khác của
Belarus, Sviatlana
Andryiuk, cũng bị tước mã FIS, khiến cô không thể tham gia thi đấu vòng
loại để giành suất tham dự Thế vận hội Bắc Kinh. Andryiuk nói với Reuters rằng
cô bị cáo buộc là một người ủng hộ phe chống đối, nhưng quan điểm chính trị của
mình là trung lập.
Myanmar
Trong ba tháng qua, mỗi ngày trung bình 6 hoặc
7 gia đình ở Myanmar đã đăng thông báo trên các tờ báo quốc doanh để tuyên bố cắt
đứt quan hệ với con cháu nội ngoại, là những người đã từng công khai phản đối
chính quyền quân sự cầm quyền.
Các thông báo bắt đầu xuất hiện vào tháng 11
sau khi quân đội tuyên bố sẽ tịch thu tài sản của những kẻ chống đối và bắt
giam người nào chứa chấp người biểu tình.
Trước lời đe dọa của chính quyền, hàng trăm phụ
huynh Myanmar đành phải tuyên bố từ con, từ cháu đang bị nhà nước xếp vào loại
“phản động” hoặc bi “thế lực thù địch” mua chuộc.
Lin Lin Bo Bo là
một trong khoảng 570 người bị bố mẹ từ. Thông báo trên tờ báo quốc doanh The
Mirror có câu “Chúng tôi tuyên bố từ con là Lin Lin Bo Bo vì nó không bao giờ
nghe lời cha mẹ.”
Lin Lin Bo Bo, 26 tuổi, đang tham gia một lực
lượng dân quân vũ trang ở vùng biên gới Thái lan. Anh cho biết mẹ
anh đã nói với anh rằng bà đã đăng báo từ con sau khi binh lính tới nhà tìm
anh, và anh đã khóc khi đọc thông báo.
Anh nói với Reuters: “Các đồng đội của
tôi đã động viên tôi rằng chuyện này không thể tránh vì gia đình phải làm do áp
lực, nhưng tôi rất đau lòng.” Anh hy vọng một ngày nào đó sẽ được về nhà và
giúp gia đình: “Tôi muốn cuộc cách mạng này kết thúc càng sớm càng tốt.”
Khi được Reuters liên hệ, cha mẹ anh từ chối
trả lời.
Nhắm mục tiêu vào các gia đình của những người
chống đối là một chiến thuật từng được quân đội Myanmar sử dụng trước đây nhưng
không thường xuyên và năng động hơn, kể từ cuộc đảo chính ngày 1 tháng 2 năm
2021, theo lời bà Wai Hnin Pwint Thon, thuộc tổ chức nhân quyền Burma Campaign UK.
Một phát ngôn viên quân đội đã không trả lời
các câu hỏi của Reuters về câu chuyện này.
Trong một cuộc họp báo vào tháng 11, người
phát ngôn quân đội Zaw Min Tun nói rằng những người đã đăng những tuyên bố như
vậy vẫn có thể bị buộc tội nếu bị phát hiện ủng hộ những kẻ chống đối chính quyền
quân sự.
Nhà báo So Pyay Aung cũng bị cha mẹ đăng báo từ
bỏ. Anh cho biết: “Khi tôi thấy tờ báo đề cập đến việc cắt đứt quan
hệ, tôi cảm thấy hơi buồn, nhưng tôi hiểu rằng cha mẹ tôi sợ áp lực. Họ có thể
lo lắng căn nhà bị chiếm giữ hoặc bị bắt.”
Hai phụ huynh yêu cầu giấu tên nói với Reuters
rằng các thông báo chủ yếu nhằm nhắn tin cho nhà chức trách rằng họ không chịu
trách nhiệm về hành động của con cháu mình. Một bà mẹ nói: “Con gái tôi đang
làm những gì nó tin tưởng, nhưng tôi chắc rằng nó sẽ lo lắng nếu chúng tôi gặp
rắc rối. Tôi biết con tôi có thể hiểu những gì tôi đã làm.”
(Theo Reuters)
No comments:
Post a Comment