Căng thẳng Ukraine: Nga thấy
có cơ hội cho ngoại giao
BBC
News Tiếng Việt
09/02/2022
https://www.bbc.com/vietnamese/world-60318149
Emmanuel Macron dẫn
đầu các cuộc đối thoại vào tuần này nhằm giảm căng thẳng với Nga vì vấn đề
Ukraine.
Đại sứ EU của Nga nói với BBC rằng nước ông vẫn tin
rằng ngoại giao có thể giúp giảm leo thang cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Ông Vladimir Chizhov cho biết nước ông không
có ý định xâm lược bất kỳ nước nào, nhưng cảnh báo rằng điều quan trọng là
không được kích động Nga thay đổi ý định.
Động thái này diễn ra sau một loạt các hoạt động
ngoại giao vào thứ Hai và thứ Ba tuần này.
Nga đã nhiều lần bác bỏ có bất kỳ kế hoạch nào
xâm lược Ukraine.
Nhưng với hơn 100.000 binh sĩ tập trung gần
biên giới Ukraine, một số nước phương Tây bao gồm Hoa Kỳ đã cảnh báo rằng cuộc
Nga có thể tấn công bất cứ lúc nào.
Nga-Ukraine: Nato là gì và
tại sao Nga không tin tưởng?
Tổng thống Macron nói thỏa
thuận tránh chiến tranh Ukraine là khả thi
Làm sống lại các
cuộc hòa đàm
Sau hai ngày ngoại giao căng thẳng do Tổng thống
Pháp Emmanuel Macron dẫn đầu, có một số gợi ý rằng sự tập trung mới vào cái gọi
là các thỏa thuận Minsk - nhằm mục đích chấm dứt xung đột với phe ly khai do
Nga hậu thuẫn ở miền đông Ukraine - có thể được sử dụng làm cơ sở để giảm nhiệt
cuộc khủng hoảng hiện tại.
Một số nhà ngoại giao đồng ý rằng các thỏa thuận
này có thể cung cấp một lộ trình để giảm leo thang.
Đại sứ Pháp tại Hoa Kỳ, Philippe Etienne, viết
bằng twitter rằng các thỏa thuận đó nên được sử dụng để "xây dựng một giải
pháp chính trị thực tiễn".
Tổng thống Macron cho biết các cuộc đàm phán sẽ
được khôi phục sớm nhất là vào thứ Năm và bao gồm Nga và Ukraine cùng với Pháp
và Đức - được gọi là bộ tứ Normandy.
Ông Chizhov không cho biết liệu Nga có dự định
chuyển quân khỏi biên giới của Nga với Ukraine hay không, thay vào đó ông hỏi tại
sao không ai nói về số lượng binh sĩ Ukraine trực tiếp hướng tới Nga.
Nhưng ông nói rõ ràng rằng các cuộc đàm phán
thêm vẫn có thể tạo ra kết quả.
TT Biden: 'Mỹ có thể trừng
phạt Putin nếu Nga xâm lược Ukraine'
Vladimir Chizhov
nói với Katya Adler rằng việc Nato mở rộng ở Đông Âu là mối ưu tiên quan trọng
cho bất kỳ cuộc hòa đàm nào.
"Chúng tôi chắc chắn tin rằng vẫn còn chỗ
cho ngoại giao," ông nói với Katya Adler, Chủ biên về châu Âu của BBC.
Nga đã đưa ra một loạt yêu cầu đối với phương
Tây về vấn đề an ninh của châu Âu, trong đó có việc đảm bảo rằng Ukraine sẽ
không bao giờ trở thành thành viên của Nato, liên minh quân sự phòng thủ của
phương Tây.
Yêu cầu này đã bị từ chối thẳng thừng, với các
nước phương Tây quả quyết rằng chỉ Ukraine mới có thể đưa ra quyết định về các
thỏa thuận an ninh của riêng mình.
Nhưng đại sứ EU của Nga nói rõ rằng Nga vẫn
coi sự mở rộng của NATO về phía đông là điểm mấu chốt trong bất kỳ cuộc đàm
phán nào.
"Chúng tôi sẽ không quên nó. Và chúng tôi
không thể quên nó. Năm làn sóng mở rộng Nato, đó không phải là diễn biến mà
chúng tôi mong đợi," ông Chizhov nói với BBC.
Trung Quốc có thể làm gì nếu
Putin tấn công Ukraine?
Anh nói Nga muốn đưa lãnh
đạo thân Moscow lên nắm Ukraine
Các thỏa thuận
Minsk
Sự lạc quan rõ ràng của đặc phái viên đối với
việc tiếp tục hoạt động ngoại giao diễn ra sau hai ngày ngoại giao cấp tập từ
các nhà lãnh đạo châu Âu nhằm tìm cách chấm dứt leo thang quân sự của Nga.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã đi đầu
trong những nỗ lực này khi công du Moscow, Kyiv và Berlin.
Sau cuộc gặp với Tổng thống Ukraine Volodymyr
Zelensky tại Kyiv hôm thứ Ba, ông Macron cho biết cả hai nhà lãnh đạo Nga và
Ukraine đã cam kết thực hiện cái gọi là các thỏa thuận hòa bình Minsk.
Các thỏa thuận - vốn được Ukraine, Nga, Pháp
và Đức hậu thuẫn trong giai đoạn 2014-15 - nhằm mục đích chấm dứt cuộc xung đột
ly khai do Nga hậu thuẫn ở miền Đông Ukraine, vẫn tiếp diễn cho đến ngày nay.
Tổng thống Zelensky trước đây đã từng chỉ
trích thỏa thuận được ký bởi người tiền nhiệm của ông và nói rằng nó mang lại
quá nhiều lợi ích cho các nhóm nổi dậy vốn kiểm soát nhiều nơi tại vùng Donbas
của Ukraine.
Moscow từ lâu đã cáo buộc chính phủ Ukraine
không thực hiện các thỏa thuận này, và tại cuộc họp báo hôm thứ Hai, Tổng thống
Nga kêu gọi Ukraine tôn trọng họ: "Dù muốn hay không bạn phải chịu
thôi," ông Putin nói.
Vào hôm thứ Tư, người phát ngôn Điện Kremlin
Dmitry Peskov nói rằng có "những tín hiệu tích cực cho thấy một giải pháp
cho Ukraine có thể chỉ dựa trên việc thực hiện các thỏa thuận Minsk".
Tuy nhiên, Ukraine và Nga không đồng ý về ý
nghĩa của các thỏa thuận trên thực tế và Kyiv lo ngại rằng các hiệp định sẽ
trao quá nhiều quyền tự trị cho các khu vực phía đông hiện đang nằm dưới sự kiểm
soát của phiến quân trong khi Moscow vẫn giữ được ảnh hưởng đáng kể ở đó.
Tại một cuộc họp ở Berlin hôm thứ Ba, các nhà
lãnh đạo của Pháp, Đức và Ba Lan đã ủng hộ các thỏa thuận Minsk và tái khẳng định
sự ủng hộ của họ đối với chủ quyền của Ukraine.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/37B3/production/_123195241__123192734_tanks-1.jpg.webp
Hàng ngàn lính Nga
được điều đến Belarus để tập trận.
Tập trận tại
Belarus
Hàng nghìn lính Nga sẽ tham gia vào các cuộc tập
trận bắt đầu ở Belarus vào thứ Năm, trong bối cảnh căng thẳng gần biên giới
Ukraine leo thang hơn nữa.
Belarus là đồng minh thân cận của Nga và NATO
đã cảnh báo có tới 30.000 lính Nga có thể tham gia.
Người phát ngôn Điện Kremlin thừa nhận các cuộc
tập trận chung là nghiêm túc nhưng ông chỉ ra rằng bản chất của các mối đe dọa
là cao hơn trước. Ông Chizhov nói với BBC rằng quân đội Nga hiện đang đóng quân
ở Belarus sẽ trở về căn cứ đóng quân thường trực của họ.
Ông cũng lặp lại khẳng định của Nga rằng họ
không có ý định xâm lược bất kỳ ai, nhưng nói thêm rằng "điều quan trọng
là không kích động Nga thay đổi ý định".
---------------------
TIN LIÊN QUAN
Trung Quốc có thể làm gì nếu
Putin tấn công Ukraine?
22 tháng 1 năm 2022
.
Khủng hoảng Ukraine:
Macron nói Putin cam kết không leo thang
8 tháng 2 năm 2022
.
Anh cáo buộc Nga muốn đưa
lãnh đạo thân Moscow lên nắm Ukraine
23 tháng 1 năm 2022
.
Xung đột Nga-Ukraine: Nato
là gì và tại sao Nga không tin tưởng?
29 tháng 1 năm 2022
No comments:
Post a Comment