NỘI
DUNG:
Bất ổn ở Ukraine sẽ còn tiếp
diễn và Việt Nam nên rút ra bài học gì?
BBC News Tiếng Việt
.
Phương
Tây tố cáo Nga vẫn tiếp tục điều quân đến biên giới Ukraina
Anh Vũ
- RFI
=============================================
.
.
Bất ổn ở
Ukraine sẽ còn tiếp diễn và Việt Nam nên rút ra bài học gì?
BBC
News Tiếng Việt
17/02/2022
https://www.bbc.com/vietnamese/world-60402321
Giữa tuần này, tình hình căng thẳng ở Ukraine có vẻ
hạ nhiệt phần nào khi Nga tuyên bố đã rút một số đơn vị quân đội từ biên giới với
Ukraine về nước, nhưng ngày 16/2 Tổng thống Mỹ Joe Biden nói rằng "vẫn còn
khả năng Nga xâm lược Ukraine".
Đưa ra nhận định như vậy, ông Biden nói thông
tin Nga rút bớt quân chưa được kiểm chứng và rằng Mỹ sẵn sàng đáp trả cương quyết
nếu Nga tiến hành xâm lược.
Tình hình Ukraine
sắp tới ra sao?
Các khách mời là nhà báo từ hải ngoại tham gia
chương trình Chuyên đề thời sự về Nga-Ukraine của BBC
News Tiếng Việt hôm 17/02 thảo luận về viễn cảnh cho quốc gia Đông Âu Ukraine
và bài học trong ứng xử với nước lớn của Việt Nam từ căng thẳng Nga-Ukraine.
Tổng thống Biden: "Vẫn
còn khả năng Nga xâm lược Ukraine"
Người Việt trên mạng xã
hội nghĩ gì về căng thẳng Nga-Ukraine?
Căng thẳng Ukraine: Ba
Lan, Romania, Đức đều lo ngại chiến tranh
Trong chương trình, nhà báo Mạc Việt Hồng - chủ biên trang
báo Đàn Chim Việt Online - ở Warsaw, Ba Lan nhận định rằng: "Tình hình
Ukraine dù có một cuộc xâm lược xảy ra hay không có một cuộc xâm lược xảy ra
thì nó sẽ còn bất ổn dài lâu."
Giải thích cho nhận định của mình, bà Hồng
nói:
"Bởi vì Nga là một quốc gia lớn ở châu Âu và
Ukraine từng nằm trong Liên Xô và Nga không bao giờ muốn đánh mất một quốc gia
như Ukraine cả.
"Việc Ba Lan mất vào tay Nato chẳng hạn, đã là
điều tôi nghĩ Putin đã rất cay cú rồi, cho nên Putin sẽ bằng đủ mọi cách để làm
cho tình hình ở Ukraine bất ổn, và nếu như có thể thì tôi nghĩ rằng ông ấy luôn
luôn muốn xây dựng một chính thể thân Nga ở Ukraine, ông ấy muốn loại bỏ chính
phủ thân phương Tây... và luôn luôn muốn đất nước đó nghèo khó để dễ bề cai trị."
Nhà báo Phạm Cao Phong (trái) và nhà báo Mạc Việt Hồng (phải) trong
chương trình Chuyên đề thời sự về Nga-Ukraine của BBC News Tiếng Việt
Người Việt hải ngoại
có quan tâm đến Nga và Ukraine?
Từ quan sát cá nhân và tiếp xúc với nhiều người
Việt đang sống và làm việc tại Ba Lan, nhà báo Mạc Việt Hồng cho rằng người Việt ở Ba
Lan "cũng ít nhiều quan tâm" và chỉ "quan tâm ở một mức độ nhất
định nào đấy" đến khủng hoảng Nga-Ukraine.
"Theo tôi, họ không quan tâm như người Ba Lan
đâu bởi vì do rào cản về ngôn ngữ không phải ai cũng có thể theo dõi hàng ngày
tin tức," bà Hồng nói.
Đặc biệt, nữ nhà báo nhấn mạnh đến tình đồng
hương giữa những người Việt xa quê hương, dù là quốc tịch nào thì cũng khiến họ
quan tâm đến tình hình của nhau.
"Nhưng họ quan tâm ở chỗ là người Việt ở bên
này với người Việt ở Ukraine cũng có rất nhiều mối quan hệ với nhau. Mối quan hệ
ở đây là mối quan hệ đồng hương, mối quan hệ gia đình," bà Hồng cho biết thêm.
Một thực tế là, theo quan sát cá nhân của nhà báo
Mạc Việt Hồng từ Ba Lan, khi căng thẳng Nga-Ukraine gia tăng trong những năm gần
đây, đã có nhiều người Việt từ Ukraine di cư sang Ba Lan.
"Trong những năm qua khi tình hình bất ổn ở
Ukraine xảy ra thì nhiều người Việt có quốc tịch Ukraine họ cũng sang đây [Ba
Lan], đưa cả gia đình sang bên này để làm ăn tốt hơn và sống yên ổn hơn," bà Hồng nhận định.
Hiện nay, tâm lý "sùng bái cá nhân"
với Tổng thống Nga Vladimir Putin hay tâm lý hoài niệm Liên Xô cũ vẫn hiện hữu ở
nhiều người Việt cả trong nước lẫn hải ngoại.
Cùng tham gia chương trình thảo luận, nhà báo tự do Phạm Cao Phong
từ Paris cho biết ngay tại đất nước Pháp, nơi ông đang sinh sống và làm việc
cũng có nhiều người Việt vẫn giữ "tư duy của những năm 60, 70" về nước
Nga.
"Nó không giống tư duy của chúng tôi như bây giờ,
dù cùng là Việt Nam cùng có quá khứ giống nhau," ông Phong nhận xét.
"Cái mà họ tiếp nhận nó hơi quá khích, vẫn chưa
nhìn ra bộ mặt của nước Nga bây giờ như thế nào và vai trò của Putin như thế
nào. Nên nhiều khi có sự va chạm rất lớn", ông nói thêm.
Giải thích cho điều này, nhà báo Phạm Cao
Phong cho rằng vì xã hội Pháp "cởi mở", cho phép nhiều kênh truyền
thông nước ngoài được phổ biến trong nước Pháp. Và do đó, một kênh tin tức phổ
biến của Nga là Sputnik vẫn đến được với nhiều người Việt sinh sống ở Pháp.
"Ngay ở Pháp, kênh Sputnik đã xâm nhập vào đời
sống của người Việt Nam rất là nhiều," nhà
báo này nhận định.
Một nguyên nhân khác dẫn đến tâm lý trên, theo
ông Phong là: "Việt Nam với Nga có quá khứ rất tốt. Liên Xô mà đại diện
là Nga bây giờ đã sát cánh với Việt Nam và giúp đỡ VN rất nhiều."
Chia sẻ ý kiến cá nhân, nhà báo này nói thêm:
"Tôi có những người bạn Nga, bạn Ukraine và Ba
Lan thì khi trao đổi với họ tôi thấy người Việt Nam mình vẫn giữ lập trường tư
tưởng của những năm trước mà không nhìn thấy được sự đổi mới của nước Nga hoặc
có sự ngoan cố của ông Vladimir Putin thì không chấp nhận sự cởi mở."
"Nước Pháp là nước cởi mở trong khi đó nếu cộng
đồng Việt Nam (số rất ít) không đuổi kịp theo những giá trị nhân đạo của nước
Pháp thì tôi nghĩ đó là điều đáng tiếc," nhà
báo Phạm Cao Phong kết luận.
Việt Nam 'không
nên ngả theo nước lớn nào'
Khi so sánh quan hệ Ukraine với Nga, nhiều nhà
nghiên cứu, phân tích liên hệ đến quan hệ Việt Nam-Trung Quốc. Đó là sự tương đồng
giữa một nước nhỏ nằm sát nước lớn, từng có mối quan hệ gần gũi về văn hóa
trong quá khứ, và đặc biệt hai nước lớn này đều "hống hách trong quan hệ
ngoại giao và họ độc tài", theo quan điểm cá nhân của nhà báo Mạc Việt Hồng
trong chương trình thảo luận chuyên đề.
Đánh giá về phản ứng của chính phủ Việt Nam với
xung đột Nga-Ukraine, nữ nhà báo nhận xét:
"Tôi nghĩ lần này chính phủ Việt Nam họ cũng có
vẻ phản ứng khôn ngoan. Họ không ra mặt ủng hộ Nga vì nếu họ ủng hộ Nga thì sau
này Việt Nam nếu có điều gì với Trung Quốc thì sẽ ở vào thế rất là kẹt."
Dẫn chứng từ căng thẳng Nga-Ukraine hiện nay,
và từ sự tương đồng trong quan hệ với TQ, nhà báo Mạc Việt Hồng cho rằng Việt
Nam có thể rút ra bài học cho mình trong quan hệ với nước lớn: "Đó là
làm sao cân bằng trong mối quan hệ giữa các quốc gia lớn."
"Rất nhiều người muốn Việt Nam ngả hoàn toàn
theo Mỹ nhưng tôi nghĩ điều này cũng là khó. Bởi vì Trung Quốc ở ngay bên cạnh
và ảnh hưởng như vậy thì làm sao có thể ngả hoàn toàn được.
"Cho nên một nước nhỏ mà nằm ở vị trí địa chính
trị đặc biệt như vậy thì theo tôi nghĩ điều quan trọng là phải biết cân bằng
trong mối quan hệ ngoại giao và thậm chí phải biết ứng xử trong từng hoàn cảnh
cụ thể, từng gia đoạn cụ thể làm sao cho nó uyển chuyển," bà Hồng nêu quan điểm cá nhân.
Lấy dẫn chứng từ các tuyên bố trước đây của
chính quyền Việt Nam về cái mà họ gọi là "nước lạ" hay "nước
ngoài", nữ nhà báo nhận xét chính quyền Ukraine cũng có cách "cư xử
nhũn nhặn" như vậy.
"Hôm qua, tôi có nghe bài phát biểu của tổng thống
Ukraine thì tôi nghĩ ông ấy cũng hiểu tình thế của đất nước và trong những ngày
qua chính quyền Ukraine cư xử rất mềm mỏng.
"Và bài phát biểu của tổng thống Ukraine, ông ấy
chỉ nói là quân xâm lược nước ngoài mà ông ấy không có nói, không chỉ mặt vạch tên
nước Nga đâu," nhà báo Mạc Việt Hồng
bình luận.
Cùng quan điểm, nhà báo Phạm Cao Phong cũng
cho rằng Việt Nam không nên "ngả theo ai" và phải "uyển chuyển"
trong quan hệ với nước lớn. Do đó, theo quan điểm cá nhân của ông Phong, Việt
Nam "cần phải giữ tính trung lập".
Nhà báo Phạm Cao Phong cũng đưa ra đề xuất với Việt Nam:
"Chẳng hạn như bây giờ [Việt Nam] cứ chấp nhận
thỉnh thoảng mời mấy tàu chiến của Mỹ vào, để mấy cô thủy thủ Mỹ trên bến Tiên
Sa nhảy hát bài 'Nối vòng tay lớn', hoặc là gửi các cô Việt Nam qua Mỹ để mà
hát bài 'Cô gái vót chông' thi đua với cả hoa hậu của Mỹ thì tôi nghĩ kiểu ngoại
giao đó uyển chuyển hơn.
"Thật sự ra thì Trung Quốc nếu đứng trong điều
kiện đó thì cũng phải ve vãn Việt Nam chứ không thể nào Việt Nam bắt ngả theo
Trung Quốc hoặc ngả theo Mỹ được."
----------
Video
từ cuộc nói chuyện với ông Phạm Cao Phong và bà Mạc Việt Hồng về Ukraine sẽ
đăng tới đây trên trang YouTube của BBC News Tiếng Việt.
Xem
thêm:
G7: 'Nga sẽ bị trừng phạt
kinh tế lớn nếu xâm lược Ukraine'
Nga-Ukraine: Nord Stream của
Putin và những bạn thân người Đức
Căng thẳng Ukraine: Nga có
thể xâm lược bất cứ lúc nào - Mỹ cảnh báo
Năm lối thoát cho cuộc khủng
hoảng Ukraine
TIN LIÊN QUAN
Căng thẳng Ukraine: Nga
phong tỏa đường biển, tập trận ồ ạt với Belarus
11 tháng 2 năm 2022
.
Khủng hoảng Ukraine-Nga:
Thủ tướng Anh nói về thời điểm hết sức nguy hiểm
10 tháng 2 năm 2022
.
Căng thẳng Ukraine: Nga bắt
đầu tập trận quân sự với Belarus
10 tháng 2 năm 2022
.
Khủng hoảng Ukraine:
Macron nói Putin cam kết không leo thang
8 tháng 2 năm 2022
.
=======================================
.
.
Phương
Tây tố cáo Nga vẫn tiếp tục điều quân đến biên giới Ukraina
Anh
Vũ -
RFI
Đăng ngày: 17/02/2022 - 11:13
Một ngày sau khi Matxcơva thông báo rút bớt quân ra
khỏi khu vực biên giới chung với Ukraina, Hoa Kỳ cũng như Liên Minh Bắc Đại Tây
Dương (NATO) không tin Nga xuống thang. Ngày 16/02/2022, Nhà Trắng khẳng định
Nga đã không rút mà trái lại còn tăng thêm 7000 quân ở cửa ngõ của Ukraina.
NATO dự trù tăng cường hiện diện ở sườn đông.
Tổng thống Nga
Vladimir Putin (P) và bộ trưởng Quốc Phòng Nga Sergei Shoigu (T) thăm một triển
lãm quân sự tại Matxcơva, Nga ngày 21/12/2021. AP - Mikhail Metzel
Một quan chức cấp cao của Nhà Trắng, giấu
tên, hôm qua đã khẳng định với báo chí rằng : « Nga đã thông báo rút quân khỏi vùng biên giới với
Ukraina, nhưng giờ đây chúng tôi biết điều đó là sai… Chúng tôi khẳng định những
ngày qua Nga còn tăng thêm đến 7000 quân ở dọc biên giới, một số vẫn đang tới
hôm nay (16/02) ». Giống như Hoa
Kỳ, tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky cho biết ông không thấy có dấu hiệu
quân Nga tập trung gần biên giới Ukraina giảm đi.
Về phần mình NATO tiếp tục coi mối đe dọa của
Nga là có thực. Tổng thư ký của NATO cho biết khối này tiếp tục tăng cường
hiện diện quân sự ở sườn đông để bảo vệ các đồng minh trước mối đe dọa của
Nga.
Thông tín viên RFI
tại Bruxelles, Pierre Benazet cho biết thêm chi tiết :
Theo
tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg, thực tế việc Nga rút quân ra
sao còn phải chờ chứng minh. Các bộ phận tình báo của Liên Minh Bắc Đại Tây
Dương thậm chí còn nhận thấy số lượng binh sĩ Nga được triển khai xung quanh
Ukraina còn tăng thêm và những đơn vị quân của Nga vẫn đang trên đường đến tăng
cường. Nhưng tổng thư ký của Liên Minh cho rằng, cũng như trong mọi cuộc xung đột,
việc triển khai khả năng hành động quân sự chỉ là công đoạn đầu tiên.
Ông
Stoltenberg nhận định :
« Đây là cuộc tập trung lực lượng sẵn sàng chiến
đấu lớn nhất mà chúng ta thấy ở châu Âu từ sau chiến tranh lạnh. Điều mà chúng
ta đã thấy cho đến giờ, đó là chúng ta đã lường trước được sự củng cố quân sự lớn.
Và điều này đã xẩy ra. Chúng ta không hề nói chúng ta biết chắc chắn được ý đồ.
Điều chúng ta biết được là họ có gì, khả năng và sức mạnh họ có. Nhưng tất
nhiên chúng ta không biết chắc họ sẽ làm gì với khả năng đó. Đó là lý do mà
chúng ta phải tăng cường về lâu dài vị thế của chúng ta ở phía đông »
Ví dụ như, từ hôm thứ Tư, Mỹ đã bắt đầu tăng cường
quân triển khai ở phía đông Ba Lan. Nhưng nhóm quân này được dự trù chỉ là tăng
viện cục bộ tạm thời. Các bộ trưởng Quốc Phòng của 30 nước thành viên NATO đã ủng
hộ đề xuất của Pháp triển khai một bộ phận quân chiến đấu ở phía đông nam, cụ
thể là ở Rumani. Lực lượng này một khi hoạt động sẽ được dự tính có mặt lâu dài
cùng với các đơn vị quân luân chuyển thường xuyên của các nước trong Liên Minh.
Nga tiếp tục thông
báo rút quân
Hôm nay, Nga khẳng định tiếp tục rút bớt quân
và khí tài ra khỏi Crimée. Bộ Quốc Phòng Nga thông cáo đã điều các đơn vị tham
gia hoàn thành tập trận ở Crimée về căn cứ bằng đường sắt. Truyền hình Nga đưa
hình ảnh một đoàn tàu chuyển quân qua cây cầu nối Crimée với Nga. Theo AFP, hôm
qua, truyền thông Nga đưa tin quân đội Kiev đã vi phạm thỏa thuận ngừng bắn, nổ
súng vào các vị trí của phe nổi dậy thân Nga ở miền Đông Ukraina.
------------------------
Các nội dung liên
quan
Ukraina
: Sách lược cứng răn của Nga giúp NATO tìm lại sức sống mới
Vai
trò của NATO trong căng thẳng Nga-Ukraina
Khủng
hoảng Ukraina : NATO muốn tăng cường lực lượng ở phía đông châu Âu để đối phó
Nga
No comments:
Post a Comment