5 thách thức
Biden phải đối mặt để giải quyết lạm phát
Người
Việt
February 13, 2022
https://www.nguoi-viet.com/hoa-ky/5-thach-thuc-biden-phai-doi-mat-de-giai-quyet-lam-phat/
WASHINGTON, DC (NV) – Lạm phát tuần này vẫn tăng cao và không có dấu hiệu hạ nhiệt. Để
giải quyết vấn đề lạm phát, Tổng Thống Biden cần giải quyết năm trở ngại lớn,
theo The Hill.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2022/02/TS-biden-inflation-1-1068x709.jpeg
Tổng Thống Joe
Biden. (Hình: Win McNamee/Getty Images)
Thứ nhất, đại dịch
COVID-19 khiến chuỗi cung ứng tắc nghẽn
Tốc độ phục hồi sau dịch COVID-19 quá nhanh
khiến một số nhà sản xuất, nhà cung cấp, nhà bán lẻ và công ty vận chuyển không
thể theo kịp.
Hiện tại, chi tiêu của người tiêu dùng tăng trở
lại ở mức trước đại dịch, tức là nhu cầu hàng hóa tăng cao trở lại. Trong khi
đó những đơn vị vận hành chuỗi cung ứng không đủ nhân lực, đồng thời một số nước
vẫn đang thực hiện các biện pháp thắt chặt.
Áp lực lớn lên chuỗi cung ứng khiến người Mỹ
phải chi nhiều tiền hơn, hoặc đợi lâu hơn để mua được sản phẩm, đặc biệt là xe
hơi và thiết bị gia dụng vì tình trạng chiếu chip đang diễn ra trên toàn cầu.
Chính quyền Biden cố gắng giải quyết tình trạng
tồn đọng hàng tại cảng, đưa nhiều xe tải vận chuyển hơn và nới lỏng chuỗi cung ứng.
Tuy nhiên các biện pháp này cũng chỉ có tác dụng trong phạm vi nước Mỹ.
Ông Douglas Holtz-Eakin, chuyên viên tư vấn
cho cựu Tổng Thống George W. Bush và cố Thượng Nghị Sĩ John McCain (Cộng Hòa –
Arizona), cho rằng khó khăn lớn nhất hiện nay khi khôi phục chuỗi cung ứng là đại
dịch vẫn còn đang xảy ra.
Mặc dù việc kiểm soát đại dịch có thể khiến chuỗi
cung ứng phục hồi, thế nhưng yêu cầu tài xế phải chích đủ liều vaccine mới được
qua biên giới Mỹ – Canada đang làm tình hình tồi tệ hơn vì kéo theo nhiều cuộc
biểu tình.
Các tài xế xe tải ở Canada biểu tình trong hai
tuần, chặn cầu Ambassador Bridge ở Ontario, nơi chiếm 25% tổng lượng giao dịch
giữa Mỹ và Canada. Trong khi đó các nhà sản xuất xe hơi như General Motors và
Stellantis phải hủy ca làm việc ở Mỹ vì thiếu phụ tùng. Còn giá xe hơi đang chạm
mốc kỷ lục vì thiếu chip.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2022/02/TS-biden-inflation-2-1068x706.jpeg
Thiếu nhân lực,
hàng hoá từ châu Á sang kẹt ở cảng Long Beach góp phần vào lạm phát gia tăng tại
Mỹ. (Hình: Mario Tama/Getty Images)
Năm 2021 dù nước Mỹ có thêm 6.4 triệu việc làm
mới, nhưng các công ty vẫn cần thêm mười triệu lao động. Bên cạnh đó tỷ lệ người
lao động nghỉ việc đạt mức kỷ lục.
Khi không có nhân công hoặc chờ đợi những người
cũ quay về, các công ty bắt buộc phải cắt giảm hoạt động hoặc tăng giá sản phẩm.
Ông Matthew Darling, chuyên gia việc làm tại
Niskanen Center, cho biết hiện tại rất khó tuyển nhân công giá rẻ, vì ai cũng
có thể thương lượng lương cao hơn.
Ngoài ra, các lý do như phải chăm sóc con cái,
trường học đóng cửa, lo ngại sức khỏe và mắc COVID-19 cũng là nguyên nhân khiến
tình trạng thiếu hụt lao động tăng cao.
Chính quyền Biden từng tuyên bố rằng người Mỹ
muốn làm việc trở lại và tình trạng thiếu hụt lao động sẽ được cải thiện. Tuy
nhiên nhiều người đặt câu hỏi liệu những người nghỉ việc trong đại dịch sẽ quay
lại làm việc như thế nào.
Thứ ba, giá thuê
nhà tăng cao
Sau khi giảm vào hồi đại dịch, giá thuê nhà
tăng 4.4% trong một năm kể từ Tháng Giêng 2021 và vẫn có thể tiếp tục tăng theo
dự đoán của các chuyên gia kinh tế. Giá thuê nhà tăng cao là nhân tố chính của
lạm phát. Và giá thuê lẫn giá nhà đều tăng cao những năm gần đây vì thiếu nhà ở.
Theo Washington Post, những lý do khiến giá
thuê nhà tăng cao như các thanh niên phải về sống với cha mẹ khi đại dịch bùng
phát, bây giờ dọn ra với tốc độ kỷ lục. Chưa kể đến khuynh hướng không muốn sống
“share phòng” vì sợ lây lan, nên nhiều người chỉ muốn sống một mình.
Lý do kế tiếp là thị trường nhà ở trở nên vô
cùng cạnh tranh trong thời kỳ đại dịch. Giá bán nhà trung bình đã tăng gần 17%
trong năm ngoái lên mức kỷ lục $346,900, theo Hiệp Hội Môi Giới Địa Ốc (NAR),
khi những người giàu có đầu tư mua thêm bất động sản. NAR ước tính rằng gần 1
triệu người thuê ở Mỹ không thể nào mua do giá cả tăng cao và các cạnh tranh từ
việc mua nhà hoàn toàn bằng tiền mặt.
Lý do thứ ba là vào thời kỳ đầu của đại dịch,
nhiều thành phố, tiểu bang đã đặt giới hạn về việc tăng tiền thuê nhà và trong
một số trường hợp, giá cả “đóng băng” hoàn toàn. Nhưng khi các biện pháp đó hết
hiệu lực, nhiều người thuê nhà cho biết chủ nhà của họ đang tính tiền thuê nhà
trong hai năm sẽ tăng lên.
Lý do thứ tư là tình trạng thiếu nhân lực khiến
các công ty tăng lương mạnh cho những giới kỹ thuật và tài chính để thu hút, đồng
thời không đòi hỏi phải có mặt tại sở làm, nên thành phần này không cần về các
thành phố lớn như trước. Họ bắt đầu “săn nhà” ở các khu vực trước kia không bị
cạnh tranh, khiến cho tăng giá nhà ở những vùng ngoại ô
Hiện tại, kế hoạch Build Back Better của ông
Biden trị giá $150 tỷ đặt trọng tâm vào việc mở rộng và sửa chữa nhà ở giá phải
chăng. Tuy nhiên chưa biết khoản chi này có thể thực hiện hay không, vì hiện tại
tỷ lệ ủng hộ ở Thượng Viện là 50-50. Do đó quyết định cuối cùng phụ thuộc rất
nhiều vào Thượng Nghị Sĩ Joe Manchin (Dân Chủ – West Virginia).
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2022/02/TS-biden-inflation-3-1068x639.jpeg
Kể từ khi tê liệt
hoạt động khi đại dịch bắt đầu bùng phát toàn cầu hồi 2020, giá dầu tăng vọt vì
nhu cầu hàng hóa và đi lại tăng cao trong khi thiếu hụt nguồn cung cấp dầu
trong năm 2021. (Hình: Frederic J. Brown/AFP via Getty Images)
Thứ tư, tình trạng
lạm phát
Lạm phát liên tục tăng cao dẫn đến vòng xoáy
giá cả tiền lương. Tức là một chu kỳ trong đó người lao động yêu cầu mức lương
cao hơn để bù đắp chi phí, dẫn đến doanh nghiệp phải tăng giá để bù đắp chi phí
lương và phúc lợi.
Ông Darling cho rằng ở thời điểm này Mỹ không
chịu ảnh hưởng của vòng xoáy giá cả tiền lương. Vì lương đang tăng ở những
ngành dịch vụ cần lao động giá rẻ, còn giá cả tăng ở những mặt hàng như xe hơi,
điện tử và năng lượng.
Mặc dù vậy, hàng chục công ty đằng sau hệ thống
cửa hàng tạp hóa vẫn tăng giá dù lợi nhuận tăng, khiến nhiều người tức giận và
chính quyền phải hành động.
Từ nhiều tháng qua chính quyền Biden liên tiếp
khẳng định lạm phát sẽ được cải thiện.
Bà Jen Psaki, phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc cho
biết chính quyền đang hồi phục chuỗi cung ứng, xây dựng cơ sở hạ tầng sản xuất,
thực thi luật cơ sở hạ tầng lưỡng đảng để khắc phục lạm phát.
Thứ năm, giá dầu
tăng
Năm 2021 giá dầu tăng đáng kể vì nhu cầu hàng
hóa và đi lại tăng cao trong khi thiếu hụt nguồn cung cấp dầu. Giá xăng tăng
40% trong giai đoạn từ Tháng Giêng 2021 đến Tháng Giêng 2022. Giá xe tải và xe
hơi cũ tăng 40.5%, còn giá xe mới tăng 12.2%.
Căng thẳng giữa Nga và Ukraine leo thang trong
thời gian gần đây, trong khi Tòa Bạch Ốc cho biết Nga có thể xâm lăng Ukraine bất
kỳ lúc nào. Tất cả những sự kiện này đều ảnh hưởng đến giá dầu ở Mỹ.
Nga là một nguồn nhập cảng dầu quan trọng của
Mỹ, chiếm 7% sản lượng dầu nhập cảng năm 2020, đồng thời cũng là nhà cung cấp dầu
chủ đạo cho các nước châu Âu. Nếu chiến tranh Nga – Ukraine nổ ra, các nước
châu Âu buộc phải dựa vào Mỹ để bù đắp khoản dầu mỏ thiếu hụt từ Nga. (MPL) [kn]
No comments:
Post a Comment