Sunday, April 19, 2020

CÁC CHUYÊN GIA MỸ TẠI WHO CẬP NHẬT NGAY LẬP TỨC DỊCH COVID-19 VỀ HOA KỲ (Người Việt Online)




NỘI DUNG :

Người Việt Online
.
Người Việt Online
.
====================================
.
Người Việt Online
April 19, 2020

GENEVA, Thụy Sĩ (NV) – Hơn một chục chuyên gia Mỹ làm việc tại trụ sở Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) ở Geneva, Thụy Sĩ, liên tục cập nhật ngay tức khắc tình hình COVID-19 cho chính phủ Hoa Kỳ khi bệnh dịch bắt đầu bùng phát và lây lan tại Trung Quốc từ cuối năm 2019, theo tiết lộ của giới chức Mỹ và quốc tế cho nhật báo The Washington Post.

Các công dân Mỹ này làm việc trong nhiều vai trò khác nhau như nghiên cứu, bác sĩ, và chuyên gia sức khỏe công cộng, nhiều người trong số họ trực thuộc Cơ Quan Phòng Ngừa Dịch Bệnh (CDC).

Các giới chức cho tờ Post biết các nhân viên Mỹ làm việc tại trụ sở WHO do cơ quan CDC điều phối và hoạt động này đã kéo dài nhiều thập niên.

Đồng thời, khi đại dịch COVID-19 bùng phát tại Trung Quốc, các viên chức y tế cao cấp do chính phủ Trump bổ nhiệm thường xuyên nhận được báo cáo từ thẩm quyền cao nhất của tổ chức WHO, theo các giới chức trên tiết lộ.

Hội nghị về dịch COVID-19 tại trụ sở Tổ Chức Y Tế Thế Giới. (Hình: FABRICE COFFRINI/AFP/Getty Images)

Sự hiện diện đông đảo của các viên chức người Mỹ hoạt động tại trụ sở WHO cho thấy một góc cạnh khác của việc Tổng Thống Donald Trump tuyên bố cắt ngân sách tài trợ viện dẫn lý do tổ chức này bao che cho Trung Quốc che giấu thông tin, nên phải chịu trách nhiệm cho sự kiện dịch lan tràn ở Hoa Kỳ.

Theo các chuyên gia, cung cấp thông tin minh bạch về tình hình dịch bùng phát tại Vũ Hán là trách nhiệm của Trung Quốc.

Ngay chính Bác Sĩ Deborah Birx, chuyên gia y tế điều hợp nhóm đặc trách chống dịch Tòa Bạch Ốc, trả lời trong chương trình This Week của đài ABC rằng, quốc gia đầu tiên bị dịch bùng phát phải có nghĩa vụ đạo đức là chia sẻ thông tin minh bạch, nhờ đó giúp toàn thế giới đánh giá và đưa ra được quyết định đúng đắn để đối phó với đại dịch.

Tổng thống Pháp (trái), thổng thống Hoa Kỳ (giữa) và giám đốc tổ chức WHO dự hội nghị G20 tại Đức. (Hình: SAUL LOEB/AFP/Getty Images)

Trong cuộc họp trực tiếp truyền hình của các nguyên thủ khối các quốc gia phát triển G7, Thứ Năm 16 Tháng Tư, các nhà lãnh đạo thế giới đều lên tiếng ủng hộ WHO và phản đối việc ngừng tài trợ cho tổ chức này.

Ông Heiko Maas, ngoại trưởng Đức, lên tiến: “Trước tình hình đại dịch COVID-19 bùng phát hiện nay, không thể làm suy yếu WHO. Làm khác đi sẽ phải đối diện với câu hỏi về động cơ chính trị.”

Ông cảnh cáo: “Cứ một phân Hoa Kỳ rút ra khỏi các định chế thế giới, đặc biệt ở cấp cao như thế này, sẽ có những lực lượng khác lấn vào. Các thế lực này không cùng chia sẻ với chúng ta giá trị dân chủ.”

Ngay chính những tin nhắn và tuyên bố của Tổng Thống Trump trong suốt những tháng qua cũng không đồng nhất với quyết định cắt ngân sách cho WHO.

Tin nhắn Twitter ngày 24 Tháng Giêng của Tổng Thống Trump. (Hình chụp trang Twitter của Tổng Thống Trump)

Ngày 24 Tháng Giêng, năm ngày sau khi ông Tập Cận Bình, chủ tịch Trung Quốc, tuyên bố COVID-19 là đại dịch, Tổng Thống Trump gởi ra tin nhắn trên Twiiter với nội dung: “Trung Quốc đã làm việc cật lực để khống chế virus corona. Hoa Kỳ rất cảm kích nỗ lực và sự minh bạch của Trung Quốc. Tất cả mọi việc sẽ tốt đẹp. Một cách cụ thể, thay mặt cho nhân dân Mỹ, tôi muốn cám ơn Chủ Tịch Tập.”

Ngày 24 Tháng Hai, tổng thống ca ngợi WHO bằng dòng tin nhắn: “Dịch virus corona bị kiểm soát rất chặt chẽ tại Hoa Kỳ… CDC và WHO làm việc tận tụy và rất thông minh. Tôi thấy thị trường chứng khoán bắt đầu rất tốt.”

Tin nhắn Twitter ngày 27 Tháng Ba của Tổng Thống Trump. (Hình chụp trang Twitter của Tổng Thống Trump)

Theo thông cáo chính thức, lần mới nhất vào ngày 27 Tháng Ba, Tổng Thống Trump nói chuyện qua điện thoại với Chủ Tịch Tập, vị lãnh đạo Hoa Kỳ vẫn tỏ ý tin tưởng Bắc Kinh khi gởi ra tin nhắn với nội dung sau: “Vừa mới kết thúc một cuộc nói chuyện rất tốt đẹp với Chủ Tịch Tập. Thảo luận đến từng chi tiết về coronavirus đang tàn phá hành tinh chúng ta. Trung Quốc đã trải qua và thu thập hiểu biết mạnh mẽ về con virus. Chúng tôi đang cùng sát cánh làm việc. Rất kính trọng!”

Tổ chức WHO chỉ dựa trên thông tin y tế do các quốc gia cung cấp để theo dõi và phối hợp đề phòng chống dịch mức độ toàn cầu.

WHO không phải là cơ quan tình báo hay có quyền lực cưỡng chế các quốc gia cung cấp thông tin minh bạch.

Ông Tập mới là người có quyền lực đưa thông tin minh bạch về bệnh dịch COVID-19 xuất phát từ Vũ Hán. (MPL) (KN)

------------------------------------------

Người Việt Online
April 18, 2020

WASHINGTON, DC (NV) – Các dữ liệu kinh tế và hồ sơ nội bộ cho thấy chính phủ liên bang khuyến khích các nhà sản xuất Hoa Kỳ bán hàng triệu Mỹ kim khẩu trang và thiết bị y tế cho Trung Quốc vào Tháng Một và Hai vừa qua, theo nhật báo Washington Post.

Giá trị xuất cảng khẩu trang và đồ bảo vệ y tế từ Hoa Kỳ sang Trung Quốc tăng 1,000% so với cùng thời điểm vào năm ngoái.

Tính bằng trị giá tiền mặt, mức tăng này đi từ $1.4 triệu đến $17.6 triệu, so sánh thời điểm Tháng Giêng và Hai, 2019 với cùng tháng trong năm 2020.

Chi tiết về những thông số trên dựa theo hồ sơ xuất cảng các vật dụng bảo vệ y tế từ Sở Quan Thuế do tổ chức Public Citizen thu thập.

Cũng trong hồ sơ xuất cảng, các chuyến hàng chở máy trợ thở và quần áo bảo vệ y tế tăng gấp trăm lần.

Trở về thời điểm ngày 30 Tháng Giêng, Bộ Trưởng Thương Mại, Wilbur Ross, nói trên đài Fox News rằng bệnh dịch hoành hành tại Trung Quốc là cơ hội đưa việc làm trở về nước Mỹ.

Vào ngày 26 Tháng Hai, khi Trung Quốc báo cáo có ít nhất 2,770 ca tử vong, Bộ Thương Mại Hoa Kỳ ra một tờ rơi có tựa đề “CS China COVID Procurement Service,” hướng dẫn các công ty Mỹ cách bán những mặt hàng y tế quan trọng cho Trung Quốc và Hồng Kông theo những quy định dễ dãi được Bắc Kinh cho phép trong thời gian dịch bùng nổ.

Trong email của một viên chức lo về thương mại tại Tòa Đại Sứ Mỹ tại Bắc Kinh, đề ngày 3 Tháng Ba, nhắc các đồng nghiệp: “Văn phòng giao dịch với Trung Quốc tại Bộ Thương Mại đang làm việc rối riết với phía Trung Quốc và các công ty Hoa Kỳ để kịp cung ứng đòi hỏi các mặt hàng y tế. Xin quý vị gởi các tờ rơi này đến các công ty sản xuất và các nhà thầu Mỹ.”

Một y tá biểu tình đòi vật dụng bảo vệ. (Hình: AP Photo/Mary Altaffer)

Những tài liệu kể trên được Dân Biểu Lloyd Doggett (Dân Chủ-Texas), chủ tịch Tiểu Ban Y Tế của Ủy Ban Chuẩn Chi Hạ Viện, trích dẫn.

Ông Doggett nhận định: “Người Mỹ, từ nhân viên y tế đến bệnh nhân, đều trong tình trạng sinh tử vì thiếu các dụng cụ bảo vệ cần thiết. Nhưng, chính phủ liên bang thay vì chuẩn bị, phớt lờ mọi lời khuyên của các chuyên gia y tế.”

Hành động thúc giục các công ty Mỹ tung hàng y tế cho Trung Quốc cho thấy chính quyền liên bang đánh giá thấp trong việc nhận ra và chuẩn bị cho mối đe dọa đại dịch trên đà gia tăng.

Ngay chính ông Peter Navarro, cố vấn kinh tế cho tổng thống, đã đưa ra cảnh báo viễn ảnh tàn phá của dịch COVID-19 trong hai báo cáo ngày 29 Tháng Giêng và 23 Tháng Hai.
Chưa rõ vì sao những thông điệp của Cố Vấn Navarro không được chú ý.

Hàng hóa y tế vẫn xuất cảng từ Hoa Kỳ sang Trung Quốc ào ạt trong hai tháng trọng điểm, thời gian cần thiết để Hoa Kỳ chuẩn bị chu đáo phòng chống bệnh dịch(MPL)







No comments: