Trung Kiên - Đất Việt
Thứ Tư, 05/06/2019 15:11
Pháp
cho rằng, cần đa phương hóa và châu Âu hóa các cam kết quân sự trên Biển Đông.
Mới đây, Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Pháp vừa công bố
một báo cáo liên quan đến Biển Đông. Trong bản báo cáo dài 77 trang, Pháp
đề cập những lo ngại về chiến thuật "sự đã rồi" của Trung Quốc trên
Biển Đông, đồng thời lý giải vì sao những tranh chấp ở khu vực có thể trở thành
vấn đề toàn cầu.
Theo báo cáo, tuyến hàng hải Biển Đông/Ấn Độ
Dương/Suez/Địa Trung Hải/biển Manche chiếm 50% các hoạt động giao thương của
Liên minh châu Âu (EU). Một cuộc xung đột nổ ra tại khu vực này có thể gây ra
những hậu quả kinh tế tàn khốc cho châu Âu.
Báo cáo kêu gọi Pháp giương ngọn cờ tập hợp lực lượng
trong EU về vấn đề Biển Đông, lấy Biển Đông làm điểm tựa cho cả khu vực Ấn Độ -
Thái Bình Dương rộng lớn và bắt tay với các nước như Anh, Đức để đa phương hóa
sự hiện diện tại Biển Đông.
"Trung Quốc rõ ràng đang tiếp tục quân sự hóa
các đảo nhân tạo mà nước này chiếm giữ, từ đó hướng tới việc kiểm soát về mặt
hành chính với cả Biển Đông. Trung Quốc có thể tuyên bố một khu vực nhận dạng
phòng không, cải tạo thêm các đảo nhân tạo mới hay thậm chí gây sự với các lực
lượng hải quân nước ngoài.
Trong bối cảnh đó, liệu sự can dự của Pháp có đủ khiến
Trung Quốc phải trả giá vì hành động bất tuân luật pháp quốc tế của họ hay
không? Nếu Pháp tăng cường can dự vào khu vực, liệu hành động đó có bị Trung Quốc
xem là khiêu khích để rồi trừng phạt bằng cách làm tổn hại các lợi ích kinh tế
của chúng ta hay không?", báo cáo đặt vấn đề.
Phương án duy nhất có thể giải quyết vấn đề đó là đa
phương hóa và châu Âu hóa các cam kết quân sự trên Biển Đông. Điều này sẽ giúp
Pháp thoát khỏi tình trạng khó xử và bảo vệ nước Pháp trước các sức ép về kinh
tế và chính trị.
Trong một diễn biến liên quan, phát biểu tại Đối thoại
Shangri-La 2019 ở Singapore cuối tuần qua, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence
Parly tuyên bố sẽ duy trì hoạt động ở Biển Đông. Paris sẽ giải quyết vấn đề Biển
Đông bằng cách "kiên định, không đối đầu nhưng cứng rắn".
"Pháp, cùng với các đối tác, sẽ duy trì việc tiếp
cận các đường hàng hải tự do và rộng mở. Chúng tôi sẽ theo vấn đề này theo cách
của riêng mình, ổn định, không đối đầu. Chúng tôi sẽ tiếp tục đưa tàu chiến hơn
hai lần/năm qua Biển Đông.
Chúng tôi cũng sẽ kêu gọi tất cả những người có
chung quan điểm này tham gia. Một số sĩ quan châu Âu, và thậm chí là máy bay trực
thăng của Anh đã ở trên tàu của chúng tôi khi chúng tôi đi qua Biển Đông",
bà Parly tuyên bố.
Tại Đối thoại Shangri-La năm ngoái, bà Parly cũng từng
tiết lộ rằng, vào năm 2017 ít nhất năm tàu chiến Pháp đã vượt qua vùng nước
tranh chấp mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền. Ngoài ra, máy bay trực thăng và tàu
chiến của Anh cũng cùng tham gia với Pháp để hiện diện ở Biển Đông.
Pháp hiện đang dẫn đầu các quốc gia châu Âu trong việc
chống lại sự thống trị của Trung Quốc tại khu vực Biển Đông. Hồi tháng 6/2018,
một tàu chiến Trung Quốc đã thách thức một tàu quân sự Pháp hoạt động gần các đảo
nhân tạo do Bắc Kinh bồi đắp trái phép trên Biển Đông.
Cụ thể, các tàu hộ vệ và tàu tuần dương của Trung Quốc
đã di chuyển phía sau tàu Pháp khi tàu này đi qua quần đảo Trường Sa thuộc chủ
quyền của Việt Nam trên Biển Đông.
Tàu Trung Quốc thậm chí còn ngang nhiên thông báo
qua radio rằng đây là khu vực thuộc chủ quyền của Trung Quốc và lớn tiếng hỏi
"ý định" của tàu Pháp là gì khi hoạt động trong khu vực này.
Ông Jonas Parello khi đó cũng xuất hiện trong con
tàu Pháp với tư cách là quan sát viên. "Lời đáp trả của tàu quân sự Pháp
(với tàu Trung Quốc) lịch sự nhưng ngắn gọn. Phía Pháp nói rằng các tàu của họ
đang hoạt động trong vùng biển quốc tế", ông Plesner kể lại.
Trung
Kiên
No comments:
Post a Comment