Tuesday, June 25, 2019

'LIÊN MINH TỘI LỖI'? CHÍNH QUYỀN ĐÔNG NAM Á BỊ BUỘC TỘI BUÔN BÁN CÁC NHÀ HOẠT ĐỘNG LƯU VONG (Reuters)





Ba viên cảnh sát Thái Lan đã tiếp cận một người tị nạn Việt Nam tên Nguyễn Văn Chung tại nhà riêng ở Bangkok vào tháng 1 và hỏi anh ta xem có liên lạc với một người đàn ông Việt Nam khác tên là Trương Duy Nhất, người đã trốn sang Thái Lan hay không.

Ông Chung nói không, ông ta chưa bao giờ gặp ông Nhất, vốn là một cây bút và nhà phê bình chỉ trích chính quyền cộng sản Việt Nam, là người trước đây đã phải ngồi tù hai năm vì tội "lợi dụng quyền tự do dân chủ”. Ông Chung chỉ biết đến ông Nhất qua những bài đăng trên Facebook ông ấy.

Nhưng trong một cuộc thẩm vấn sau đó, ông Chung đã rất ngạc nhiên khi nhận thấy một người đàn ông có vẻ là một quan chức Việt Nam, và cảnh sát Thái Lan sau đó xác nhận ông ta thực sự đến từ Việt Nam.

“Bằng cách nào đó, một cách kín đáo, cảnh sát Việt Nam và Thái Lan đã làm việc cùng với nhau và biết tất cả mọi thứ”,
ông Chung nói với Reuters từ một nước thứ ba, nơi anh ta bỏ trốn qua ngay sau đó.

Cuộc gặp gỡ đã được kể ra vì ông Nhất, cây bút mà cảnh sát đang tìm kiếm, đã biến mất hai ngày sau đó từ một trung tâm mua sắm ở Bangkok.

Ông ta đã tái xuất hiện trong một nhà tù tại Việt Nam.

Đặc phái viên của Hoa Kỳ, trong những lá thư gửi đến Việt Nam và Thái Lan, đã làm dấy lên nghi ngờ về một vụ “mất tích cưỡng bức” và bày tỏ một sự “lo lắng nghiêm trọng”. Cả Thái Lan và Việt Nam đều từ chối bình luận vụ việc này.

Trường hợp ông Nhất không phải là trường hợp duy nhất trong những tháng gần đây.

Khi các nhà lãnh đạo của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) gồm có 10 thành viên họp vào cuối tuần này tại Bangkok, các nhà vận động nhân quyền đã chỉ trích những gì họ gọi là sự tăng cường hợp tác trong việc bắt buộc người tị nạn và người tìm kiếm chỗ náu ẩn phải trở về.

Kể từ năm ngoái, đã có ít nhất tám trường hợp chính phủ Đông Nam Á bị cáo buộc đã bắt giữ chính thức hoặc hợp tác với các nước ASEAN đồng minh trong vụ bắt cóc những người tị nạn chính trị.

“Một số quốc gia trong khu vực đang buôn bán những người bất đồng chính kiến và các cá nhân chạy trốn khỏi sự đàn áp như là một phần của liên minh tội ác để củng cố chế độ của nhau”, ông Nicholas Bequelin - Giám đốc Tổ chức Ân xá Quốc tế vùng Đông và Đông Nam Á cho biết.

SỰ LO LẮNG CÙNG CỰC

Các nhà chức trách ở Việt Nam, Campuchia, Malaysia và Thái Lan đều bị cáo buộc đã giam giữ và trao trả lại những người bất đồng chính kiến cho các chính phủ láng giềng, trong đó có một số trường hợp ngay cả khi họ đã có tình trạng tị nạn chính trị với Liên Hợp Quốc.

Charles Santiago, một nhà lập pháp Malaysia và chủ tịch của Nghị viện ASEAN về Nhân quyền nhận định: “Xu hướng ngày càng tăng của các chính phủ Đông Nam Á trả lại những nhà bất đồng chính kiến cho các nhà nước láng giềng nơi có thể khiến cho họ gặp nguy hiểm thật là một sự vô cùng lo ngại”.

Thái Lan, nơi đang tổ chức cuộc họp mặt ASEAN vào cuối tuần này, đã từ chối bình luận về sự khiếu nại của các nhóm nhân quyền.

Một người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Thái Lan cho biết: “Chúng tôi không có thông tin gì về những trường hợp này”.

Thái Lan đã từng được xem là thiên đường cho các nhà hoạt động chạy trốn sự đàn áp từ các chính phủ độc tài.

Nhưng kể từ một cuộc đảo chính quân sự vào năm 2014, Thái Lan đã bị các nước láng giềng yêu cầu trả lại các đối thủ chính trị của họ - và cũng bắt buộc phải làm theo các yêu cầu tương tự từ họ, các nhà phê bình cho hay.

Tháng trước, Malaysia đã bắt giữ và gửi trả về Thái Lan một nhà vận động chống nền quân chủ Thái Lan sau khi cô này đã đăng ký làm người xin tị nạn với cơ quan tị nạn Liên Hợp Quốc.

Người phụ nữ đó tên là Praphan Pipithnamporn, hiện đang chờ xét xử về tội nổi loạn và tội phạm có tổ chức ở Thái Lan.

Nhà lãnh đạo Malaysia, ông Mahathir Mohamad đã bào chữa cho việc dẫn độ, nói rằng đất nước của ông là “một hàng xóm tốt bụng”.

CÓ QUA CÓ LẠI?

Năm ngoái, chính quyền Thái Lan đã bắt giữ hai người Campuchia và gửi trả họ về nhà.

Sam Sokha, một nhà hoạt động lao động, đã ném một chiếc giày vào một tấm áp phích mô tả Thủ tướng Campuchia Hun Sen. Cô đang thụ án hai năm tù vì tội “xúc phạm một quan chức công quyền”.

Một người Campuchia khác tên Rath Rott Mony, đã bị bắt tại Bangkok vào tháng 12 và bị gửi trả về nước. Anh ta phải đối mặt với ba năm tù giam vì tội “kích động để phân biệt đối xử” bởi vai trò của anh ta trong một bộ phim tài liệu về mại dâm trẻ em. Phán quyết sẽ được đưa ra vào ngày 26 tháng 6.

Trong khi một số nhà hoạt động bị dẫn độ thông qua các kênh hợp pháp, thì cũng đã có báo cáo về những vụ bắt cóc phi pháp, như trong trường hợp ông Nhất.

Các đặc phái viên của Hoa Kỳ gửi thư cho Việt Nam và Thái Lan vào ngày 18 tháng 4 đã đề cập thẳng thừng về những nghi ngờ của họ, nói rằng họ tin rằng những quan chức nhập cư và cảnh sát Thái Lan, “một đại diện của Bộ trưởng Thái Lan” và các sĩ quan tình báo quân đội Việt Nam từ Hà Nội đã có liên quan đến vụ bắt cóc ông Nhất.

Vào tháng Hai, ba nhà hoạt động chống chính quyền người Thái bị lưu đày đang sống ở Lào - đò là Siam Theerawut, Chucheep Chivasut và Kritsana Thapthai - đã biến mất.

Họ đã bị chính quyền Việt Nam bắt giữ khi đang quá cảnh và đã bàn giao cho Thái Lan, theo Liên minh Nhân quyền Thái Lan có trụ sở tại Hoa Kỳ cho biết.

Cả chính quyền Việt Nam và Thái Lan đều không bình luận về báo cáo mà Reuters không thể xác minh này.

“Tuy nhiên, thời gian của các nhà hoạt động mất tích đã làm dấy lên những nghi ngờ”, Bequelin của Tổ chức Ân xá quốc tế nhận xét.

“Một chuỗi các sự kiện trong trường hợp của ông Nhất đã cho thấy có một cuộc trao đổi có qua có lại có thể xảy ra giữa Thái Lan và Việt Nam”, ông nói.

Thi thể của hai nhà hoạt động người Thái Lan trốn sang Lào đã bị chia nhỏ và bị dìm xuống nước bởi những khối bê tông cột chặt được tìm thấy ở bờ sông Mê Kông phía bên đất Thái vào tháng 1, . Không một ai biết - hoặc nói được những gì đã xảy ra với họ.


Người dịch:


Nguồn:
JUNE 21, 2019





No comments: