Tháng 3 14, 2019 10:00CH EDT
Phiên
tòa sắp tới, phúc thẩm về hành vi chống đối ôn hòa
Photos of Nguyen Van Duc Do (right), wearing a human rights hat, and
Luu Van Vinh (left), at a pro-environment protest carrying a sign that
reads, "Return Clean Sea to the People".
© Private
(Bangkok) – Hôm nay Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát
biểu rằng sáu nhà hoạt động và blogger Việt Nam đang phải đối mặt với các mức
án tù kéo dài vì hành vi bất đồng ôn hòa của họ. Chính quyền Việt Nam cần ngay lập tức
phóng thích sáu người này; họ bị truy tố vì các hoạt động chính trị ôn hòa, như
lập hội, bày tỏ ý kiến trên mạng xã hội, và tham gia nhóm họp đông người.
Năm người trong số đó đã bị đưa ra xét xử hồi tháng
Mười năm 2018 vì tham gia một nhóm dân chủ và bị kết án từ 8 đến 15 năm tù. Một
tòa án cấp cao dự kiến sẽ xử phiên phúc thẩm vụ của Lưu Văn Vịnh, Nguyễn Văn Đức
Độ, Nguyễn Quốc Hoàn, Phan Trung và Từ Công Nghĩa tại Thành phố Hồ Chí
Minh vào ngày 18 tháng Ba năm 2019. Trong một vụ án khác, Lê Minh Thể sẽ bị xử
vào ngày 20 tháng Ba ở tòa án quận Bình Thủy, Cần Thơ về các bài đăng trên
Facebook của mình.
“Chính sách đàn áp ngày càng sâu rộng của Việt Nam
nhằm vào các tổ chức chính trị độc lập và cá nhân các nhà hoạt động – những người
dám đòi hỏi chính quyền phải tôn trọng nhân quyền và phục hồi nền dân chủ,” ông
Phil Robertson, Phó Giám đốc Ban Á châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói.
“Các đối tác thương mại và các nhà tài trợ quốc tế cần nói với Việt Nam rằng nếu
cứ tiếp tục chính sách đàn áp này thì sẽ gặp vấn đề với các thỏa thuận tài trợ
và thương mại mà chính quyền Hà Nội đang muốn ký kết với Bắc Mỹ và Liên Minh
Châu Âu.”
Tính đến tháng Ba này, có ít nhất 142 người đã bị kết
án với các tội danh bắt nguồn từ các cuộc biểu tình hồi
tháng Sáu năm 2018 để phản đối tuyên bố của chính phủ về dự luật đặc
khu kinh tế và luật an ninh mạng. Nhiều người trong số đó đã bị xử từ nhiều
tháng đến nhiều năm tù về tội gây rối trật tự công cộng theo điều 318 của bộ luật
hình sự.
Lưu Văn Vịnh và Nguyễn Văn Đức Độ là các nhà hoạt động
nhân quyền đã tham gia các cuộc biểu tình vì môi trường từ trước đó. Họ cùng với
ba người còn lại đã bị bắt vào tháng Mười một năm 2016 vì bị cho là có liên
quan tới Liên minh Dân tộc Việt Nam Tự quyết, một nhóm chính trị độc lập. Công
an cáo buộc họ theo điều 79 của bộ luật hình sự 1999 với tội danh “tiến hành
các hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.”
Cả hai người, Lưu Văn Vịnh và Nguyễn Văn Đức Độ đều
bị đánh đập trong khi bắt giữ. Tại phiên sơ thẩm diễn ra chỉ trong vòng vài giờ,
Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh kết án Lưu Văn Vịnh 15 năm tù, Nguyễn Quốc
Hoàn 13 năm, Nguyễn Văn Đức Độ 11 năm, Từ Công Nghĩa 10 năm và Phan Trung 8
năm. Một người thân trong gia đình kể
với phóng viên Đài Á châu Tự do rằng 10 ngày sau phiên xử, ba phạm
nhân cùng phòng giam đánh đập Nguyễn Văn Đức Độ rất tàn bạo mà các quản giáo
không làm gì để ngăn chặn vụ hành hung.
Lê Minh Thể, 56 tuổi, là một thành viên của nhóm Hiến
pháp, một nhóm dân chủ được thành lập để thúc đẩy các quyền cơ bản được quy định
trong Hiến pháp Việt Nam. Công an quận Bình Thủy, Thành phố Cần Thơ, bắt giữ
ông vào tháng Mười năm 2018 về các bài đăng trên Facebook và cáo buộc ông tội
“lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền và lợi
ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” theo điều 331 của bộ luật hình sự. Hồi tháng
Mười hai năm 2018, một thành viên khác của nhóm này, Huỳnh Trương Ca, bị xử về
tội danh “làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm
nhằm chống phá Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” theo điều 117 của bộ
luật hình sự. Tòa án Nhân dân tỉnh Đồng Tháp kết án ông năm năm sáu tháng tù
giam.
Báo Lao động đưa
tin vào tháng Mười năm 2018 rằng công an cáo buộc ông Lê Minh Thể “lập
nhiều tài khoản Facebook cá nhân và dùng các tài khoản này để đăng tải, chia sẻ
và bình luận các nội dung có tính chất xuyên tạc các chủ trương, đường lối,
chính sách của Đảng và Nhà nước; nói xấu chế độ, chính quyền các cấp. Đặc biệt,
tháng 6.2018, thông qua mạng xã hội facebook, [Lê Minh] Thể đã kết nối với các
đối tượng phản động trong và ngoài nước phát trực tiếp các video (livestream)
kêu gọi, kích động người dân tham gia biểu tình phản đối Dự thảo Luật Đặc khu
kinh tế và Luật An ninh mạng.”
Kể từ khi Bộ Luật An ninh Mạng nhiều
vấn đề của Việt Nam có hiệu lực từ tháng Giêng năm nay, công an đã bắt
giữ ít nhất ba người – Dương Thị Lanh, Huỳnh Đắc Túy và Nguyễn Văn Công Em – vì
các bài đăng trên Facebook của họ.
“Chính quyền đang sử dụng các điều luật hà khắc
trong bộ luật hình sự Việt Nam để đàn áp bất đồng chính kiến ôn hòa, khiến số
người bất đồng chính kiến ôn hòa trong chốn lao tù vốn đang trên đà gia tăng lại
càng nhiều hơn,” ông Robertson nói. “Các đối tác thương mại và các nhà tài trợ
quốc tế cần gây sức ép để giới lãnh đạo ở Hà Nội đối thoại với những người bất
đồng chính kiến, chứ đừng biến đất nước thành một nhà tù khổng lồ.”
Bản
Tiếng Anh
------------------------------
LIÊN
QUAN
Tháng 11 2, 2017 Interactive
Tháng 3 4, 2019
No comments:
Post a Comment