Người Việt Online
March 14, 2019
WASHINGTON,
D.C. (NV) – Thượng Viện Mỹ hôm Thứ Năm, 14 Tháng Ba, với
tỷ số 59 phiếu thuận và 41 phiếu chống đã thông qua nghị quyết bác bỏ tuyên bố
tình trạng khẩn trương biên giới của Tổng Thống Donald Trump.
Cuộc bỏ phiếu về nghị quyết đã được Hạ Viện thông
qua trước đó, là phản ứng chống đối được sự hậu thuẫn của liên đảng về điều họ
coi là hành động vượt quá quyền hạn của Tổng Thống Trump.
Các quan sát viên chính trị cho rằng Tổng Thống
Trump sẽ có hành động phủ quyết Quốc Hội. Cuộc bỏ phiếu về vấn đề này ở Hạ Viện
trước đó cũng như tại Thượng Viện hôm nay không có được thế đa số tuyệt đối để
ngăn cản phủ quyết của ông Trump.
Tuy nhiên, là lần đầu tiên Quốc Hội ngăn cản việc Tổng
Thống tuyên bố tình trạng khẩn trương, mà lại là một vấn đề mà ông Trump từng
nhiều lần hứa hẹn sẽ thực hiện, đó là xây bức tường biên giới giữa Mỹ và
Mexico.
Trước khi Thượng Viện bỏ phiếu, ông Trump tìm cách
cho thấy đây không chỉ là cơ hội công khai bày tỏ ủng hộ cho chính sách về biên
giới của ông mà còn về sự trung thành đối với cá nhân ông.
Tổng Thống Trump nói rằng bỏ phiếu chống lại ông là
“bỏ phiếu cho Nancy Pelosi, tội phạm và mở cửa biên giới.”
Tuy nhiên, Tổng Thống Trump không thể thuyết phục
khoảng một chục thượng nghị sĩ Cộng Hòa bỏ phiếu cùng với phía Dân Chủ vì lo ngại
về sự hợp pháp của việc lấy $3.6 tỷ từ các chương trình xây cất của quân đội để
dùng xây tường.
Thượng Nghị Sĩ Jerry Moran (Cộng Hòa, Kansas) nói rằng:
“Tôi tin là việc dùng quyền tuyên bố tình trạng khẩn trương trong trường hợp
này vi phạm Hiến Pháp.”
Cùng với ông Moran, các thượng nghị sĩ Cộng Hòa khác
bỏ phiếu cùng với phía Dân Chủ lần này gồm: Lamar Alexander,Tennessee; Roy
Blunt, Missouri; Susan Collins, Maine; Mike Lee, Utah; Lisa Murkowski, Alaska;
Rob Portman, Ohio; Mitt Romney, Utah; Marco Rubio, Florida; Patrick J. Toomey,
Pennsylvania; Rand Paul, Kentucky và Roger Wicker, Mississippi.
Lãnh tụ phía đa số Cộng Hòa tại Thượng Viện, Thượng
Nghị Sĩ Mitch McConnell, đại diện Kentucky, cũng khiến dư luận chú ý khi không
mạnh mẽ kêu gọi phía Cộng Hòa ủng hộ Tổng Thống Trump trong cuộc bỏ phiếu này. (V.Giang)
-----------------------
March 14, 2019
(Washington Post) – Thượng viện vào hôm thứ 5 thông
qua nghị quyết ngăn chặn tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia tại biên giới Mỹ-Mễ
với 12 Thượng nghị sĩ Cộng hoà đứng về phía Dân chủ, đưa ra lời quở trách Tổng
thống Donald Trump.
Nghị quyết được chuyển sang Thượng viện bỏ phiếu sau
khi Hạ viện thông qua vào tháng trước. Với kết quả 59-41, dự luật này sẽ được
chuyển sang cho Tổng thống. Ông Trump vào tháng trước hứa sẽ dùng quyền phủ quyết
đầu tiên của mình đối với nghị quyết, và Quốc hội không cần phải bỏ phiếu để gạt
sang một bên.
“PHỦ QUYẾT!” ông Trump đăng trên Twitter ngay sau
khi có kết quả bỏ phiếu tại Thượng viện.
Kết quả bỏ phiếu tại Thượng viện cho thấy ví dụ hiếm
hoi khi mà Cộng hoà quay lưng lại với ông Trump về vấn đề trọng tâm của nhiệm kỳ
Tổng thống với con số đông như vậy.
Nhiều tuần qua, Tổng thống tìm cách thúc đẩy cuộc
tranh luận về di dân. Ông lập luận rằng, các Thượng nghị sĩ Dân chủ ủng hộ an
ninh biên giới nên hậu thuẫn tuyên bố tình trạng quốc gia khẩn cấp. Nhưng
đối với nhiều nhà lập pháp Cộng hoà, chuyện này là vấn đề lớn hơn: Bản thân Hiến
pháp trao quyền cho Quốc hội kiểm soát chi tiêu chính phủ, chứ không phải Tổng
thống.
Các vị Thượng nghị sĩ đứng về phía Dân chủ lập luận,
bằng tuyên bố tình trạng quốc gia khẩn cấp để “qua mặt” Quốc hội, rút thêm ngân
khoản xây tường biên giới phía Nam, ông Trump đã vi phạm phân chia quyền lực,
và tạo nên tiền lệ nguy hiểm.
“Tổng thống bắt buộc phải tôn trọng vai trò hiến
pháp của Quốc hội,” Thượng nghị sĩ Rob Portman (Cộng hoà – Ohio) vào hôm thứ 5
thông báo lá phiếu ủng hộ nghị quyết của Dân chủ. “Một tuyên bố tình trạng khẩn
cấp quốc gia là công cụ được sử dụng một cách cẩn trọng và dè dặt.”
Trong khi đó, các nhà lập pháp Cộng hoà đứng về phía
ông Trump lại cho rằng, Tổng thống đang hành động trong phạm vi thẩm quyền của
mình theo Đạo luật Khẩn cấp Quốc gia, và ông thực hiện những bước đi cần thiết
nhằm giải quyết khủng hoảng ma tuý và nhân đạo tại biên giới mà Dân chủ lâu này
bỏ qua. “Có khủng hoảng tại biên giới và Nancy Pelosi và Chuck Schumer lại ngăn
chặn dự luật giải pháp,” Thượng nghị sĩ Cory Gardner (Cộng hoà – Colorado) nói.
“Lẽ ra chúng ta không bao giờ đến tình trạng này, nhưng trong khi Quốc hội
không có hành động gì thì Tổng thống đã làm điều mà Nancy Pelosi và Chuck
Schumer từ chối không làm.”
Nhiều Thượng nghị sĩ Cộng hoà “khổ sở” trước khi đưa
ra quyết định về lá phiếu, trong đó có số lớn, cả Thượng nghị sĩ Portman và
Gardner chờ đến thứ 5 mới thông báo quan điểm của mình.
Ban đầu có 4 Thượng nghị sĩ Cộng hoà tuyên bố bỏ phiếu
thuận, gồm bà Susan (Maine), Lisa Murkowski (Alaska), ông Thom Tillis (North
Carolina) và ông Rand Paul (Kentucky). Vào ngày 13 tháng 3, Thượng nghị sĩ Mike
Lee (Utah) thông báo lá phiếu thuận thứ 5. Trên sàn Thượng viện vào hôm thứ 5,
còn có thêm 7 Thượng nghị sĩ quay lưng lại Tổng thống, gồm: Lamar Alexander
(Tenn.), Roy Blunt (Mo.), Jerry Moran (Kan.), Mitt Romney (Utah), Marco Rubio
(Fla.), Patrick J. Toomey (Pa.), Roger F. Wicker (Miss.) và Rob Portman (Ohio).
Hương
Giang (Theo Washington Post)
-----------------------------------
PLO
Thứ Sáu, ngày 15/3/2019 - 08:30
(PLO)-Thượng
viện Mỹ hôm 14-3 đã bỏ phiếu đảo ngược tuyên bố của Tổng thống Trump về tình trạng
khẩn cấp quốc gia ở biên giới tây nam.
TIN
LIÊN QUAN
Theo báo The New York Times, với kết quả
59 phiếu thuận và 41 phiếu chống, Thượng
viện Mỹ đã thông qua nghị quyết chấm dứt tuyên
bố khẩn cấp quốc gia của Tổng thống Donald Trump và lần đầu tiên khơi
mào quyền phủ quyết của tổng thống.
Tuy không đủ sức áp đảo quyền phủ quyết của
ông Trump, nhưng Quốc hội Mỹ hiện cũng đã bỏ phiếu ngăn chặn một tuyên bố tình
trạng khẩn cấp của tổng thống.
Thượng nghị sĩ Lamar Alexander, thuộc bang
Tennessee, cho hay trước đây chưa bao giờ có tiền lệ khi một tổng thống Mỹ yêu
cầu tài trợ mà Quốc hội không cung cấp thì lại sử dụng Đạo luật khẩn cấp quốc
gia năm 1976.
Ba nhánh quyền lực lập pháp, tư pháp và hành pháp đối
trọng và kiểm soát lẫn nhau là nền tảng của nền dân chủ Mỹ.
Vào hôm 14-3, trước cuộc bỏ phiếu, Tổng thống Trump
nói rằng ông sẽ hỗ trợ các nỗ lực sửa đổi bổ sung luật ban bố tình trạng khẩn cấp
quốc gia của Mỹ năm 1976.
Trong một nỗ lực nhằm hạn chế khả năng bị bác bỏ trước
cuộc bỏ phiếu, ông Trump đã tìm cách nêm yết công khai những nghị sĩ ủng hộ
chính sách an ninh biên giới của
ông và cũng để các nghị sĩ biểu lộ lòng trung thành.
Nhưng cuối cùng, hàng tá đảng viên đảng Cộng hòa đã
cùng với Đảng Dân chủ ở Thượng viện Mỹ phản đối nỗ lực của ông Trump.
Thượng nghị sĩ Mitt
Romney ,thuộc bang Utah, một thành viên của đảng Cộng hòa đã bỏ phiếu thuận cho
nghị quyết chống lại tuyên bố tình trạng khẩn cấp của Tổng thống Trump. Ảnh:
THE NEW YORK TIMES
Số vụ quay lưng của đảng viên đảng Cộng hòa nhấn mạnh
sự hỗn loạn trong nội bộ của đảng này, các Thượng nghị sĩ bị giằng xé giữa việc
ủng hộ tầm nhìn của Tổng thống về an ninh biên giới và khẳng định quyền lập
pháp của mình trong Quốc hội Mỹ.
Thượng nghị sĩ Thom Tillis, thuộc bang Bắc Carolina,
là một trong những người đầu tiên công khai nói sẽ ủng hộ nghị quyết nhưng lại
thay đổi quyết định chỉ vài phút trước khi bỏ phiếu. Sự thay đổi lập trường
trên cũng sẽ gây ra cho ông không ít khó khăn khi đối mặt với chiến dịch tái
tranh cử vào năm 2020.
Tổng thống Trump đã cố gắng kêu gọi
một số thành viên đảng Cộng hòa trong một cuộc họp về thương mại tại Nhà Trắng
vào chiều ngày 13-3 và nhấn mạnh rằng những ai bỏ phiếu chống lại an ninh biên
giới sẽ bị chú ý.
Trong một loạt các cuộc điện đàm với các nghị sĩ Cộng
hòa ở Thượng viện vài tuần qua, Tổng thống Trump đã cảnh báo về hậu quả của việc
quay lưng với lợi ích của đảng và bác bỏ những lo ngại về việc gây ra một tiền
lệ vi hiến.
Thượng nghị sĩ Jerry Moran, thuộc bang Kansas, bày tỏ
quan điểm: “Tôi tin việc sử dụng các quyền hạn khẩn cấp trong trường hợp này đã
vi phạm Hiến pháp Mỹ”.
Kết quả cuộc bỏ phiếu đánh dấu sự bác bỏ nỗ lực của
ông Trump và khiến ông phải dùng đến quyền phủ quyết của tổng thống. Điều này
có thể làm phát sinh một số vụ kiện liên quan đến tính vi hiến của tuyên bố tình
trạng khẩn cấp quốc gia.
No comments:
Post a Comment