08/03/2019
Chính quyền tỉnh Quảng Nam vừa đề nghị Tổng cục Địa
chất và Khoáng sản thuộc Bộ Tài nguyên – Môi trường, sớm phê duyệt Đề án Đóng cửa
mỏ vàng Bồng Miêu (1).
Bồng Miêu (xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng
Nam) nổi tiếng từ lâu vì có mỏ vàng với trữ lượng thuộc loại lớn nhất Đông Nam
Á.
Vì nhiều lý do, từ thời Việt Nam còn là thuộc địa của
Pháp đến nay, việc khai thác vàng tại Bồng Miêu liên tục bị gián đoạn. Có lúc
quặng vàng chỉ được khai thác theo hình thức thủ công, có lúc được khai thác với
qui mô công nghiệp, cũng có những lúc, khai thác vàng ở Bồng Miêu diễn ra ồ ạt
với cả hình thức thủ công lẫn qui mô công nghiệp.
Thế rồi Việt Nam mở cửa, giống như nhiều lĩnh vực
khác, chuyện khai thác quặng vàng ở Bồng Miêu và Đắk Sa (huyện Phước Sơn), cùng
thuộc tỉnh Quảng Nam bị vo lại thành “cơ hội” để mời gọi đầu tư. Năm 1991, “cơ
hội” ấy được đặt vào tay Bersa, theo giới thiệu của giới hữu trách Việt Nam là
một tập đoàn chuyên về khai khoáng ở Úc.
Bersa tuyên bố sẽ rót vào Việt Nam 100 triệu Mỹ kim
để xây dựng hai nhà máy khai thác quặng vàng tại Bồng Miêu và Đắk Sa trong 25
năm (1991 – 2016). Tất nhiên, suất đầu tư trị giá 100 triệu Mỹ kim mà Bersa hứa
hẹn được đưa ngay vào… thống kê để tính toán mức tăng trưởng GDP cả cho tỉnh Quảng
Nam lẫn… Việt Nam.
Sau 23 năm tạo điều kiện cho Bersa khai thác vàng,
năm 2014, Cục Thuế Quảng Nam loan báo, Bersa đã mang ra khỏi Việt Nam khoảng bảy
tấn vàng và chỉ để lại khoản nợ 297 tỉ bao gồm cả tiền thuế tài nguyên, thuế
thu nhập doanh nghiệp và tiền phạt do chậm nộp thuế.
Do Cục Thuế Quảng Nam phong tỏa tài khoản ngân hàng,
vô hiệu hóa các hóa đơn do hai nhà máy khai thác vàng của Bersa ở Bồng Miêu và
Đắk Sa phát hành để ép Bersa trả thuế,… Besra vừa phản đối, vừa tuyên bố đóng cửa
hai nhà máy vàng tọa lạc ở Phú Ninh (Bồng Miêu) và Phước Sơn (Đắk Sa) khiến
hàng ngàn công nhân thất nghiệp (2).
Chuyện chưa ngừng ở đó, tin Bersa đóng cửa hai nhà
máy khai thác vàng đã làm chủ nhiều cơ sở thương mại và doanh nghiệp ở Quảng
Nam từng cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho Bersa mất ăn, mất ngủ. Theo các thống
kê sơ bộ do báo chí Việt Nam thu thập dữ liệu và công bố năm 2014, Bersa nợ nhiều
người, nhiều nơi, nếu cộng lại cũng cả trăm tỉ.
Bersa trở thành một cục xương mà hệ thống chính trị,
hệ thống công quyền từ địa phương đến trung ương của Việt Nam lúng túng như gà
mắc tóc vì không biết làm sao để… gặm. Thậm chí đến 2016, dẫu giấy phép đầu tư
đã hết hạn, các khoản nợ thuế đã tăng từ 297 tỉ lên 410 tỉ (3) nhưng Bersa vẫn
không chịu ngừng khai thác vàng (4).
Chuyện có vàng, chỉ khai thác mà mạt giống như một bể
sầu, lâu lâu rỉ ra vài giọt khiến người Việt tê tái. Tháng 11 năm ngoái, báo
chí Việt Nam cho biết, Tòa án tỉnh Quảng Nam đang thực hiện các thủ tục cho
Công ty Vàng Bồng Miêu (một trong hai doanh nghiệp khai thác vàng của Bersa ở
Quảng Nam) tuyên bố phá sản.
Theo đó, tổng giá trị tài sản hiện tồn của Công ty
Vàng Bồng Miêu chỉ có 302 tỉ nhưng tổng nợ (gồm cả nợ các loại thuế, nợ bảo hiểm
xã hội, nợ các cơ sở thương mại, doanh nghiệp đã cung cấp sản phẩm, dịch vụ
nhưng không được Công ty Vàng Bồng Miêu thanh toán) lên tới… 1.265 tỉ đồng (5)!
Chuyện không chỉ chừng đó, 25 năm Bersa khai thác
vàng tại Bồng Miêu (Phú Ninh, Quảng Nam), Đắk Song (Phước Sơn) đã hủy diệt cả
môi trường lẫn địa mạo hai khu vực này. Chỉ riêng chi phí hoàn thổ, phục hồi địa
hình, địa mạo ở những khu vực mà nhà máy khai thác vàng của Bersa đã đào bới để
lấy quặng vàng tại Bồng Miêu đã là… 19 tỉ!
Đó là chưa kể chi phí hoàn thổ ở Đắc Sa, chi phí xử
lý đất đai, suối, sông bị ô nhiễm, đặc biệt là cyanide trong 25 năm Bersa khai
thác vàng tại Quảng Nam. Ai sẽ phải thanh toán toàn bộ những chi phí ấy? Ngân
sách! Dân Quảng Nam không gánh nổi thì dân Việt Nam phải gồng thông qua các loại
thuế, phí.
***
Giống như vô số chủ trương, kế hoạch, dự án đủ mọi
lĩnh vực trên khắp Việt Nam từ trước đến nay, không có bất kỳ cá nhân nào bị
truy cứu trách nhiệm khi bỗng dưng Quảng Nam nói riêng, Việt Nam nói chung thêm
tàn, mạt chỉ vì có… vàng. Đến giờ, có bao nhiêu cá nhân nhận trách nhiệm hoặc bị
truy cứu trách nhiệm vì soạn lập, phê duyệt những chủ trương, kế hoạch, dự án
thiển cận, vô bổ, thậm chí nguy hại cho môi sinh, môi trường, kinh tế, xã hội?
Không có ai! Chẳng những được miễn trừ trách nhiệm, những cá nhân tham gia vào
việc tạo ra vô số bi kịch ấy còn thăng tiến không ngừng và có quyền lựa chọn, sắp
đặt những người thay thế mình đảm nhận vai trò dẫn dắt quốc gia, dân tộc.
Hệ thống chính trị, hệ thống công quyền ở Việt Nam
đang hối hả quy hoạch nhân sự – lựa chọn – sắp đặt cán bộ cấp chiến lược và cán
bộ chủ chốt từ trung ương đến địa phương trong nhiệm kỳ tới. Cho dù hậu quả của
quy hoạch nhân sự càng lúc càng trầm trọng, chạm vào đâu, mạnh hay nhẹ cũng lòi
ra một mớ “cán bộ cấp chiến lược”, “cán bộ chủ chốt” bất tài, vô đức song giới
lãnh đạo hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam vẫn không chịu
buông bỏ quy hoạch nhân sự.
Kinh tế - xã hội Việt Nam càng ngày càng nhiều vấn nạn,
càng ngày càng nhiều dấu hiệu bi đát đe dọa vận mệnh quốc gia, tương lai dân tộc,
làm sao có thể tránh các thảm họa khi việc lựa chọn – sắp đặt những cá nhân
lãnh đạo hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam vẫn thế: Vừa không
có chỗ cho những cá nhân có hiểu biết, đủ cả kỹ năng lẫn kinh nghiệm trong quản
trị, điều hành, vừa giám sát, truy cứu trách nhiệm đến nơi, đến chốn nếu cá
nhân bất xứng với vai trò, vị trí và không tha những đối tượng có liên quan đến
việc lựa chọn, sắp đặt những cá nhân bất xứng ấy! Còn nghĩ đó là chuyện, là quyền
của đảng thì qui mô thảm nạn còn tăng theo cấp số nhân.
----------
Chú
thích
No comments:
Post a Comment