17/03/2019
Đại diện các tổ chức dân sự tới Geneva để tham gia
điều trần.
Đàn
Chim Việt: Xin chào chị Tường Uyên, được biết chị vừa ở
Geneva để chứng kiến phiên điều trần về nhân quyền của chính phủ Việt Nam tại
Liên Hiệp Quốc. Xin chị giới thiệu đôi chút về bản thân với độc giả Đàn Chim Việt,
được không ạ?
Nhà
hoạt động Lữ Thị Tường Uyên: Dạ thưa chị,
tôi là một người Việt tỵ nạn cộng sản theo dạng thuyền nhân. Định cư tại Hòa
Lan cuối năm 1980 vào lúc 16 tuổi, dưới tuổi vị thành niên, nên tôi được một
gia đình Hòa Lan theo đạo Cơ Đốc Giáo Hòa Lan nhận làm con nuôi. Nhờ trưởng
thành trong môi trường giáo dục lành mạnh, tôi có cơ hội tìm hiểu và học hỏi
cách sống nhân bản và dân chủ của người Tây phương.
Cha mẹ nuôi của tôi có 5 người con ruột. Cả gia đình
này, từ cha mẹ đến con cái, ai cũng quan tâm tích cực đến chính trị và xã hội.
Tôi thấy họ luôn làm nhiều việc thiện nguyện. Người anh trai họ lớn nhất của
tôi học ngành chính trị học. Ông có thời gian làm thượng nghị sĩ khoảng 8 năm
cho quốc hội Hòa Lan. Người em trai út học ngành thần học, nhưng cũng dấn thân
vào con đường chính trị và trở thành ủy viên hội đồng của một thành phố lớn của
Hòa Lan.
Qua các anh em nuôi tôi biết đến tổ chức nhân quyền
của Amnesty International vào thập niên 80. Từ đó tôi luôn quan tâm tới đề tài
này và luôn hy vọng sẽ dùng nhân quyền để phục hồi sự dân chủ và tự do cho Việt
Nam. Tuy vậy vào thời điểm đó cụm từ ‘đấu tranh nhân quyền’ còn rất mới mẻ so với
người Việt. Nhất là người Việt tỵ nạn từ phía Việt Nam Cộng Hòa, họ còn bị ám ảnh
bởi những thảm trạng do cộng sản Bắc Việt gây ra trên miền Nam Việt Nam, nên đa
số chỉ muốn lật đổ chế độ Cộng sản bằng mọi giá, kể cả việc dùng bạo lực.
Từ khi tôi chấm dứt việc làm trong ngành marketing của
một hãng tư nhân sau 28 năm, tôi chuyển qua học ngành Tâm lý học và đã trở
thành người điều trị tâm lý, chuyên về Chấn thương tâm lý chiến tranh. Hiện giờ
tôi là thành viên trong ban chấp hành của tổng hội “Những Binh Sĩ Nạn Nhân do
Chiến Tranh và Công Vụ của Hòa Lan” (Bond van Nederlandse Militaire Oorlogs- en
Dienstslachtoffers).
Nhà hoạt động Lữ Thị
Tường Uyên (đứngg giữa) cùng các đại diện H’ Mông
– Chị tham gia trong phái đoàn của tổ chức nào ạ? Đoàn
của các tổ chức dân sự lần này có bao nhiêu thành viên và tới từ các quốc gia
nào, thưa chị?
Tôi tham gia vào phái đoàn BPSOS của anh Nguyễn Đình
Thắng, theo tư cách Chủ tịch Hội Bảo Vệ Nhân Quyền Việt Nam (tiếng Anh là
Stichting Vietnam Human Rights Foundation) và là người đại diện độc nhất của hội.
Hội của chúng tôi lập theo dạng Stichting (=foundation) của Hòa Lan, nên không
cần thành viên, chỉ có ban chấp hành và một thành viên danh dự.
– Thông thường những phiên điều trần như thế này, nếu
có các nhân chứng từ Việt Nam qua thì sẽ tăng thêm tính thuyết phục, vậy có các
nạn nhân của bạo quyền tới từ Việt Nam không, thưa chị?
Nhóm BPSOS của anh Nguyễn Đình Thắng đã mời được
linh mục Lê Quốc Thăng, đến trực tiếp từ Việt Nam. Linh mục đã trình bày về những
thảm nạn xung quanh Formosa, Vườn Rau Lộc Hưng và Giáo xứ Cồn Dầu và những hậu
quả Giáo Hội phải đương đầu.
– Chính phủ Việt Nam đã trì hoãn 15 năm cho tới
phiên điều trần này, vậy họ có đưa ra lý do gì khiến họ trì hoãn lâu như vậy?
Tôi có cố gắng tìm hiểu nhưng cho tới bây giờ cũng
rõ tại sao Việt Nam có thể trì hoãn đến 15 năm, họ trì hoãn với lý do gì và tại
sao Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc lại có thể chấp nhận điều này.
– Lập luận của chính quyền Việt Nam lần này có gì
đáng chú ý không, thưa chị? Chị có thể tóm tắt đôi điều được không?
Đối với tôi thì lập luận của họ hoàn toàn không có
gì mới mẻ. Họ luôn tránh né, không trả lời trực tiếp mà chỉ đọc lên những chi
tiết họ đã soạn sẵn, mặc dầu chẳng liên quan gì đến câu hỏi. Tôi không nhớ hết
từng chi tiết về những câu hỏi và câu trả lời, nhưng cảm tưởng mà phái đoàn của
nhà cầm quyền để lại cho tôi là họ đang diễn một hài kịch rất vụng về. Những
câu trả lời của họ thuộc dạng ‘lạc đề’ trầm trọng, các nhân viên Ủy Ban Nhân
Quyền hỏi một đàng họ trả lời một nẻo. Hoặc là họ trả lời rất dông dài và lập
đi lập lại những dữ kiện không cần thiết. Chẳng hạn trong một câu trả lời như
sau:
Ví dụ: ông Nguyễn Quốc An trả lời về ‘khuôn khổ pháp
luật VN trong mối quan hệ với công ước cũng như những cái quan ngại, những vấn
đề liên quan đến biện pháp bồi thường của nhà nước theo cái tình huống mà có
cái vi phạm thì nhà nước được nêu đây là bồi thường cái gì’:
‘Vâng xin cảm ơn ông trưởng đoàn, kính thưa chủ tịch,
kinh thưa thành viên ủy ban, tôi xin phép thay mặt VN trả lời một số các nội
dung, liên quan, nhất là khuôn khổ pháp luật Việt Nam việc đảm bảo thống nhất
giữa quy định công ước và pháp luật VN, thứ hai là liên quan đến việc áp dụng
các quy định điều ước như thế nào của tòa án, 3 là vấn đề bồi thường nhà nước
như là cái công tác bên chuyện phổ biến công ước này đối với cả cộng đồng như
là với cơ quan nhà nước, thì có thể nói về vấn đề thứ nhất tôi xin nói rằng là
về nguyên tắc thì hiến pháp là cái đạo luật gốc và quy định cái nền tảng và cái
hệ thống pháp luật VN. Chỉ như vậy khi mà ký kết các điều ước trong đấy có cả
công ước, cũng phải đảm bảo cái tuân thủ hiến pháp. À và có thể nói rằng đối với
hiến pháp cái trong quá trình thực hiện hiến pháp thì tôi đều có cái ờ đảm bảo
sự phù hợp của hiến pháp với các quy định của công ước. Điều đó thể hiện rõ ở
cái việc là các nguyên tắc cơ bản công ước đã được ghi nhận trong chương 2 của
hiến pháp năm 2013 của VN và vì vậy đối với ý kiến mà liên quan đến khoản 2 điều
14 của hiến pháp, liên quan đến các vấn đề về hạn chế quyền thì chúng tôi cho rằng
cái việc quy định của khoản 2, điều 14 của hiến pháp cần phải được hiểu một
cách chính xác và phù hợp trong cái bối cảnh của hiến pháp 2013. Đấy là các cái
quy định của khoản 2 điều 14 của hiến pháp 2013 không phải là các quy định hạn
chế quyền, xin nhấn mạnh là như vậy. Mà nó là cái quy định để mà nhằm mục đích
là xác định cái thẩm quyền trong cái việc quy định về việc hạn chế quyền là thẩm
quyền như thế nào được ghi ở đâu nó hiện rất rõ trong khoản 2 điều 14 đấy là
thuộc thẩm quyền của Quốc hội, tức là việc hạn chế quyền phải được quy định
trong các cái luật do Quốc hội ban hành. Và điều đó nó thể hiện rất rõ trong hệ
thống pháp luật VN là gì? Các nguyên tắc cơ bản về quyền con người thì được ghi
nhận trong hai hiến pháp, còn các cái quyền thể hiện như thế nào để đảm bảo với
cả quyết định công ước ghi rõ trong các cái luật do Quốc hội ban hành.”
Họ trả lời dài dòng, lập đi lập lại nhiều lời, thì
là mà v.v… là thấy sắp sửa hết giờ.
Hình ảnh được trưng
bày tại Palais Wilson trung tâm Ủy Ban Nhân Quyền LHQ
– Những đóng góp của các tổ chức dân sự có được lắng
nghe không? Liệu nó có đủ sức tác động gì tới ý kiến của LHQ về vấn đề nhân quyền
ở Việt Nam không?
Vâng, tôi thấy những chi tiết các tổ chức dân sự được
trình lên trong thời gian trước đó đã được đem ra chất vấn, chẳng hạn như về
quyền tự do tín ngưỡng họ có những câu hỏi như sau:
‘Theo điều 18 của Công Ước thì địa vị pháp lý của
Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Cao Đài, Thiên Chúa Giáo v.v… như thế
nào, mà hầu hết những tổ chức nầy đều bị những cơ quan thẩm quyền của nhà nước
kiểm soát rất chặt chẽ?
Các Hòa thượng
Họ nêu ra tên của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống
Nhất để phân biệt với Giáo Hội Phật Giáo Quốc Doanh.
Tôi nghĩ là nhờ lần này có nhiều hội đoàn từ nhiều
quốc gia khác nhau tham gia. Những tin tức chúng tôi thâu thập được đều giống
nhau mặc dầu tới từ những nguồn thông tin khác biệt, mang lại nhiều tính thuyết
phục. Đã vậy cách làm việc có dẫn chứng, có cơ sở. Tôi tin là qua cách làm việc
của các XHDS và của ban đại diện nhà cầm quyền VN, các thành viên trong Ủy Ban
nhân quyền của LHQ sẽ nhận ra ai nêu lên sự thật.
– Được biết, ngoài việc tham gia vào buổi điều trần
chính tại trụ sở chính của Liên Hiệp Quốc, đoàn cũng chia ra thành nhiều nhóm
nhỏ để vận động các phái bộ, các ủy ban, các tổ chức nhân quyền, chị có thể cho
biết chi tiết hơn không ạ?
Dạ chính xác, chúng tôi nhân cơ hội này đã liên lạc
được với một số Ủy ban thường trực của một số quốc gia như Hoa Kỳ, Tiệp Khắc,
CHLB Đức, Ủy Ban Nhân Quyền LHQ, một buổi tham luận do Jubilee Campaign tổ chức
và một buổi họp báo do hội BPSOS tổ chức.
Đây có thể được coi là những công việc vận động hành
lang, tác động đến sự nhận thức của các tổ chức nhân quyền, ký giả, các nhà hoạt
động nhân quyền về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam.
Người Tây phương thường đánh giá một xã hội qua những
phát triển về kinh tế. Khi họ thấy kinh tế đi lên thì họ tin rằng quốc gia đó
phát triển theo chiều hướng tích cực. Nhưng khi chúng tôi đưa ra bằng chứng đó
chỉ là bề nổi của xã hội Việt Nam. Khi họ nhìn ra bề trái thảm hại hơn họ nghĩ
nhiều, họ rất phân vân và đặt những câu hỏi rất sâu.
Họp báo
Chẳng hạn như khi chúng tôi đưa ra hình ảnh những
nhà thờ, chùa chiền bị phá nát, thì những nhà hoạt động nhân quyền có nhận xét
rằng lý do là do các tòa nhà đã mục nát nên có nguy cơ sụp đổ, nguy hiểm đến
tính sinh mạng. Chúng tôi đã phản biện lại, là vì họ cấm không cho tu bổ các
nhà thờ, chùa chiền nào mà không chịu nằm dưới sự lãnh đạo, lèo lái của nhà nước,
nên dẫn đến hậu quả là những tòa nhà này ngày càng mục nát hơn. Đó là những điều
mà các thành viên ủy ban không ngờ tới!
– Theo chị, cái được nhất của lần đi vận động này là
gì và có kinh nghiệm gì cần đúc kết để những lần làm việc tới thêm hiệu quả
không?
Dù đã theo dõi những lối trả lời của họ qua màn ảnh
trong dịp 22-01 UPR vừa qua, nhưng khi có cuộc chạm mặt giữa người với người,
tôi thật sự bị chấn động khi tận mắt chứng kiến cách làm việc gian xảo của nhà
cầm quyền Việt Nam. Họ trơ trẽn đến mức tôi có cảm giác hổ thẹn lây mình là người
Việt Nam.
Vui nhất là khi thấy sự hiện diện của mỗi hội đoàn,
đã dấy thêm sự tin tưởng từ các thành viên của Ủy Ban nhân quyền. Đồng thời
chúng tôi đã góp sức lên tiếng thay những người đã bị bóp nghẹt tiếng nói, mặc
dầu khả năng còn rất khiêm nhường, nó cũng là một bước đầu để quen dần với những
công việc vận động quốc tế quan tâm đến tình hình nhân quyền tại Việt Nam.
– Xin cảm ơn chị và chúc chị nhiều sức khỏe.
Cảm ơn chị Mạc Việt Hồng đã cho tôi cơ hội để bày tỏ
nhận định của mình về buổi điều trần ICCPR của Việt Nam tại Ủy Ban Nhân Quyền
LHQ nói riêng và cho chuyến đi Geneva nói chung.
(Ảnh sử dụng trong bài do nhân vật cung cấp)
Phỏng vấn do Mạc Việt Hồng thực
hiện qua email
*
BÌNH
LUẬN
Tran
Van 17/03/2019
at 1:40 pm
BBC – 14 tháng 3 2019 : Ngoại trưởng Hoa ký Michael
R. Pompeo công bố báo cáo hàng năm vào hôm 13/3 , gọi Nhà nước Việt nam là “nhà
nước độc đoán”, và rằng bầu cử quốc hội gần nhất năm 2016 “không tự do, chẳng
công bằng”. Hoa kỳ liệt kê các vấn đề nhân quyền Việt Nam như tra tấn, bắt giữ
tùy tiện, giam giữ tù nhân chính trị, can thiệp quyền riêng tư… , nhà cầm quyền
Việt nam tiếp tục cấm chỉ trích công khai chính sách của Đảng và Nhà nước .
3 tháng 1 năm 2019- “NOW! Campaign” – một chiến dịch
nhằm vận động trả tự do cho tất cả tù nhân lương tâm ở Việt Nam của 14 tổ chức
xã hội dân sự quốc tế và Việt Nam – : Nhà cầm quyền Việt Nam đang giam giữ ít
nhất 244 tù nhân lương tâm so với 165 tù nhân lương tâm vào tháng 11 năm 2017.
Điều này biến Việt Nam trở thành nơi giam giữ người bất đồng chính kiến lớn thứ
hai ở Đông Nam Á, chỉ sau Myanmar.
Con số trên bao gồm 224 người đã bị kết án, với các
cáo buộc điển hình như “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền,” “tuyên truyền chống
nhà nước,” “phá hoại chính sách đoàn kết,” và 20 người bị giam giữ trong giai
đoạn điều tra hay chờ ngày xét xử. Ngoài ra, tám người tham gia biểu tình ôn
hòa vào giữa tháng 6 năm 2018 đã bị kết án với bản án tù treo từ năm tháng đến
hai năm.
No comments:
Post a Comment