05/03/2019
Đây là những tấm hình tôi chụp được ở Cần Thạnh – Cần
Giờ.
Hồi còn ở Sài Gòn, tôi chỉ thích sống quanh quẩn khu
quận 7, Nhà Bè, cứ chiều chiều một mình lại lang thang dọc những con sông cạnh
Tân Quy Đông, Phú Mỹ Hưng,… rồi thi thoảng phóng xe ra đảo Cần Giờ ngắm biển,
nhưng chỉ ngắm thôi chứ không tắm, vì nó quá bẩn. Có khi gọi một lon bia, làm một
con mực nướng chấm tương ớt, ngắm trọn hoàng hôn rồi về.
Có lần rút sớm, thấy mấy chú cảnh sát giao thông ẩn ẩn hiện
hiện 2 bên rừng, tôi leo lên một chỗ kín quay trộm, nhưng bị một người gần đó
phát hiện chạy ra báo tin, tôi lập tức phóng xe như điên như dại, lao băng băng
qua những cánh rừng… Trên đường đi, tôi cũng bắt gặp rất nhiều chú khỉ, kẻ làm
thuê cho cát tặc cũng lầm lũi dưới chân cầu…
Nhưng, rác ở Cần Giờ chưa là gì so với rất nhiều nơi
tôi đến: Phú Quốc, Vũng Tàu, Nha Trang, Quy Nhơn, Vịnh Hạ Long… rác thải sinh
hoạt cho tới hóa chất, chất thải từ các nhà máy, xí nghiệp cho tới dầu loang…
thi nhau đổ ra biển.
Mẹ biển quằn quại và than khóc, mẹ biển bất lực vì từ
thuở sơ khai cho đến nay, chưa bao giờ người Việt đối xử với mình tệ như thế.
Và cuối cùng, những cơn bão ập về như một cái giá phải trả…
Mới đây, theo các công trình nghiên cứu Việt Nam đã
bị xếp thứ 4 trên thế giới về lượng rác thải nhựa đổ ra biển (bằng 6% tổng lượng
rác thải nhựa xả ra biển của thế giới) gây nhiễm độc tất cả các loại hải sản,
cá ăn nhựa, rồi người lại ăn cá.
Rác nhựa là thứ rất lâu phân hủy, nó cũng giống như
một đứa trẻ bị nhồi sọ từ bé, sự lầm đường lạc lối sẽ theo nó hết cuộc đời.
Singapore, từ một quốc đảo mà giới chức tuyên bố sắp
hết chỗ đổ rác, thì đến nay họ đã có các nhà máy biến 90% rác thải của đất nước
thành năng lượng điện. Hầm chứa rác được thiết kế ngăn mùi hôi thối, khói được
lọc kỹ để loại bỏ các chất gây hại trước khi xả ra ngoài, chứ không như kiểu
nhà máy xử lý rác ở Việt Nam, mọc ở đâu thì dân ở đấy lâm bệnh, chết theo.
10% rác thải còn lại không thể tái chế, họ đầu tư,
làm thành một hòn đảo nhân tạo cách xa khu dân cư có sức chứa 63 tỷ mét khối
rác mà không để lại mùi, ô nào ra ô đấy, rạn san hô vẫn sống sót quanh đảo…
Đó là Singapore, khi dân trí đã cao, các thế hệ cha
ông biết nghĩ cho đời sau, luật pháp được thực thi, giới chức đưa ra một loạt
hình phạt nghiêm khắc để xử lý những kẻ vứt rác bừa bãi, và rất có thể trong
tương lai họ còn cấm sử dụng các vật dụng khó tái chế như ly nhựa, ống hút nhựa…
Đứng trước biển cả, tôi thấy mình thật nhỏ bé, tôi chỉ
xem mình như là một sinh vật nhỏ bé trong hàng tỷ sinh vật khác, nhưng trên thực
tế, biển cả nước tôi… đảo thì đã mất và biển thì đang chết, người ta sẵn sàng
đánh đổi môi trường để lấy kinh tế, chọn thép thay vì chọn cá, không cần xử lý
hậu quả, họ đã tước đi quyền sống của muôn loài.
Và dù rất yêu biển, nhưng thú thực, trên thực tế tôi
không còn dám tắm biển.
Hình :
------------------------------
XEM
THÊM
Mong
chị ra đi thanh thản
Ngày hôm qua, sau khi cải trang, tắt toàn bộ thiết bị di động, một lần nữa tôi lại quay trở lại huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương.
Tôi đã đến thăm Công ty CP kinh doanh chế biến hàng xuất nhập khẩu Đà Nẵng, đóng tại xã Phạm Mệnh, huyện Kinh Môn - được mệnh danh là sát nhân môi trường, khủng khiếp chẳng kém gì công ty CP thép Hòa Phát.
Sau vài tiếng lân la gần doanh nghiệp này, cổng đóng then cài, những kẻ hung tợn canh chừng, người dân nói nó hoạt động...
Ngày hôm qua, sau khi cải trang, tắt toàn bộ thiết bị di động, một lần nữa tôi lại quay trở lại huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương.
Tôi đã đến thăm Công ty CP kinh doanh chế biến hàng xuất nhập khẩu Đà Nẵng, đóng tại xã Phạm Mệnh, huyện Kinh Môn - được mệnh danh là sát nhân môi trường, khủng khiếp chẳng kém gì công ty CP thép Hòa Phát.
Sau vài tiếng lân la gần doanh nghiệp này, cổng đóng then cài, những kẻ hung tợn canh chừng, người dân nói nó hoạt động...
*
*
Lần cuối tôi về ghé lại miền Tây
Nhìn đám lục bình bập bềnh trên nước
Chợt thương thân mình tháng năm xuôi ngược
Bèo giạt hoa trôi khuất bến xa bờ
Nhìn đám lục bình bập bềnh trên nước
Chợt thương thân mình tháng năm xuôi ngược
Bèo giạt hoa trôi khuất bến xa bờ
...Xem
thêm
*
*
Đừng tin vào các kết quả, báo cáo đánh giá tác động
môi trường, các anh hùng bàn phím. Người dân sống quanh vùng ô nhiễm mới là những
chuyên gia đánh giá tốt nhất, bởi họ sống cả đời ở đó. Bài này tôi viết năm
2017, nhờ bà con Bình Dương đến xem nó đã chết hay chưa? Sắp tới Nam tiến làm một
phóng sự còn nguy hiểm hơn vụ Hoà Phát, hy vọng các báo đài không theo đuôi,
bám đít lượm phong bì, như mấy lần tôi về rồi các bạn mới đến. Lên tiếng về môi
trường để đỡ cảm thấy nhục nhã, xấu hổ với con cháu, muôn loài, chứ cũng chả rảnh
đâu mà bỏ công ăn việc làm, chịu đựng nguy hiểm chỉ để làm vui lòng các bạn.
BAOMOI.COM
Doanh nghiệp Đông Nam Á đang vấp phải sự phản đối của
người dân và công nhân vì bị cho là gây ô nhiễm môi trường và chây ì bảo hiểm
xã hội.
No comments:
Post a Comment