VOA Tiếng Việt
13/03/2019
Với độ tuổi vừa chín tới là 30 và với phân nửa thế
giới đang sử dụng, World Wide Web (www – tức mạng toàn cầu) đang đối mặt với những
vấn nạn ngày càng lớn chẳng hạn như những thông điệp thù hận, quan ngại về sự
riêng tư và các vụ tấn công mạng do nhà nước bảo trợ, những người sáng lập cho
biết và mạnh mẽ kêu gọi sự cải thiện.
Ông Tim Berners-Lee hôm 12/3 đã tham gia buổi ăn mừng
sinh nhật www và hồi tưởng lại phát minh của ông tại CERN, Tổ chức Nghiên cứu Hạt
nhân châu Âu, bắt đầu với một đề xuất được công bố hôm 12/3/1989. Phát minh này
đã dọn đường cho một cuộc cách mạng công nghệ vốn đã là thay đổi cách thức con
người mua hàng hóa, chia sẻ ý tưởng, lấy thông tin và nhiều thứ khác nữa.
Tuy nhiên nó cũng trở thành nơi mà các đại gia công
nghệ có thể đánh cắp dữ liệu cá nhân của người dùng, các chính phủ thù địch do
thám lẫn nhau và tìm cách quấy rối bầu cử, là nơi những thông điệp thù hận và hằn
học có đất sống – tất cả những điều này đã đưa www xa khỏi cội nguồn ban đầu là
không gian dành cho những tâm hồn hướng đến sự tiến bộ hợp tác.
Cho đến năm 2018, phân nửa thế giới đã lên mạng và
phân nửa còn lại nhiều khi chật vật tìm cách lên mạng.
Phát biểu ở hội nghị ‘Web@30’ do CERN tổ chức, ông
Berners-Lee thừa nhận rằng cảm giác ở nhiều người đã lên mạng đã trở thành:
“Ôi! Đây không phải là mạng Internet mà chúng ta mong muốn trên tất cả các khía
cạnh.”
Quỹ World Wide Web của ông đã kêu gọi sự trợ giúp từ
các chính quyền, các công ty và người dân để đảm đương vai trò lớn hơn trong việc
định hình mạng Internet mãi mãi theo các nguyên tắc được đề ra trong ‘Hợp đồng
Internet’ của họ.
Theo hợp đồng này, các chính phủ được kêu gọi để đảm
bảo rằng mọi người đều có thể kết nối với mạng Internet, giữ cho nó luôn hoạt động
và tôn trọng quyền riêng tư. Về phần mình, các công ty có thể giúp cho Internet
có mức phí vừa phải, tôn trọng quyền riêng tư và xây dựng các công nghệ có thể
ưu tiên người dùng trước hết. Người dân có nhiệm vụ tạo ra, hợp tác và tôn trọng
‘trò chuyện dân sự’ trong số những vấn đề khác.
“Hợp đồng Internet sắp sửa ngồi xuống theo những
nhóm làm việc cùng với những người khác đăng ký tham gia để nói rằng: ‘Hãy cùng
nhau xác định điều này thật sự có nghĩa là gì,” ông Berners-Lee nói. Tuy nhiên,
không rõ liệu những quy tắc như thế sẽ được thực thi như thế nào.
Ông Berners-Lee lưu ý rằng điều quan trọng là phải
tìm điểm cân bằng giữa giám sát và tự do ngôn luận nhưng khó mà đồng thuận về
điểm cân bằng đó.
“Đâu là điểm cân bằng giữa việc để cho các công ty tự
làm đúng và quản lý họ? Đâu là điểm cân bằng giữa tự do ngôn luận và thông điệp
thù hận?” ông nói.
Hội thảo này, vốn tập hợp những chuyên gia công nghệ
và chuyên gia Internet, cũng cho CERN cơ hội để thể hiện danh tiếng của họ với
tư cách là nơi nuôi dưỡng các ý tưởng với nguồn mở. Berners-Lee làm việc ở đây
vào cuối những năm 1980 và đã quyết tâm lấp đầy khoảng trống liên lạc và tự liệu
giữa những mặt bằng khác nhau trên máy tính.
Lúc còn là một kỹ sư phần mềm trẻ ở CERN, ông
Berners-Lee (nay đã 63 tuổi), đã có ý tưởng tạo ra giao thức truyền tải siêu
văn bản mà trong tiếng Anh viết tắt là ‘http’ – dòng mở đầu bất cứ địa chỉ nào
trên mạng – và những cấu thành khác để tạo thành mạng Internet.
Hệ thống ‘http’ cho phép truy lục lại văn bản và những
hình ảnh nhỏ thông qua một phần mềm – trình duyệt đầu tiên – mà Berners-Lee
tung ra vào năm 1990. Đây được xem là khởi đầu của mạng Internet. Trên thực tế,
việc có thể tiếp cận vào trình duyệt từ máy tính ở nhà khiến cho mạng Internet
mở ra dễ dàng với người tiêu dùng lần đầu tiên.
Phát biểu với các phóng viên hôm 11/3, ông
Berners-Lee nhớ lại nghiên cứu của ông đã có ích cho người sếp cũ của ông ở
CERN, ông Mike Sendall, như thế nào. Lúc đó, ông Sendall muốn có cái cớ để mua
máy tính Next đời mới của công ty Apple của Steve Jobs để giúp ích cho nghiên cứu
của ông.
Berners-Lee kể lại rằng lúc đó ông Sendall yêu cầu
ông ‘chọn đại một chương trình nào đó để phát triển trên máy… Tại sao chúng ta
không làm cách truyền tải siêu văn bản?
Kể từ đó, ông Berners-Lee đã trở thành gần như là
người cha của công ty Internet. Ông được Nữ hoàng Elizabeth Đệ nhị phong tước
hiệp sĩ và được tạp chí Time gọi là một trong 100 nhân vật quan trọng nhất
trong thế kỷ 20.
“Thách thức đến từ chính điều đã làm cho mạng
Internet trở nên tuyệt với, và đó là điều khó khăn,” bà Zeynep Tufekci, phó
giáo sư Trường Khoa học Thông tin và Thư viện tại Đại học North Carolina, nhận
định.
“Sự cởi mở là tuyệt vời, sự kết nối cũng tuyệt vời,
sự thật là nó được tạo ra như là mạng lưới của các nhà khoa học vốn tin tưởng lẫn
nhau….” bà cho biết.
Giờ đây với mạng Internet, ‘có rất nhiều hoạt động tập
trung hóa đang diễn ra với ít những công ty lớn trở thành người gác cổng. Những
công ty ít ỏi này đã cho chế tạo những cỗ máy giám sát, bà nói. “Nó dựa trên việc
do thám để thu thập những thông tin về chúng ta và sau đó đăng những quảng cáo
phù hợp với từng nhóm và điều này chẳng hề phải là ý tưởng ban đầu,” bà nói
thêm.
No comments:
Post a Comment