Saturday, March 16, 2019

ĐIỀU GÌ TẠO NÊN KHÁC BIỆT? (Đỗ Ngà)




16/03/2019

Sự phát triển của xã hội loài người được đặt trên vai thế giới tự do. Qua quan sát thấy, lãnh đạo ngày một trẻ ra. Mark Zuckenberg mới có 33 tuổi đã có trong tay 70 tỷ đô la mà không thừa kế của bố mẹ một đồng nào, không nhờ chính phủ làm chính sách cho riêng mình. Jacinda Ardern lên nắm ghế thủ tướng New Zealand chỉ có 37 tuổi, Emmanuel Macron lên làm tổng thống Pháp ở tuổi 40, Sebastian Kurz làm thủ tướng Áo khi mới 31 tuổi, hay thủ tướng Canada lên làm thủ tướng chỉ mới 43 vv… 

Vì sao hiện nay lại nổi lên nhiều lãnh đạo trẻ như vậy? Đó là kết quả của một nền giáo dục tiến bộ. Nó quyết định đến thành công của dân tộc đó. Khi nền giáo dục khai phóng, óc sáng tạo được mở toang thì trong xã hội sẽ xuất hiện những bộ óc vượt trội.

Joshua Wong lãnh đạo phong tào Dù Vàng biểu tình đòi bầu cử tự do cho Hồng Kông khi cậu ta khi chưa tới tuổi 18. Và nay thế giới lại xuất hiện một Greta Thunberg - cô bé sinh năm 2003 mà đã dám đòi chính phủ Thụy Điển giảm lượng khí thải carbon theo Thỏa thuận Paris.

Việc làm của cô bé nhỏ này đã trở thành phong trào lan rộng trên khắp thế giới. Đã có hơn 20.000 sinh viên trên 270 thành phố tại các quốc gia bao gồm Úc, Áo,Bỉ, Canada, Hà Lan, Đức, Phần Lan, Đan Mạch, Nhật Bản, Thụy Sĩ, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ hưởng ứng. Cô bé này làm được điều đó khi mới có 15 tuổi. Vô cùng trẻ!

Cô bé Greta Thunberg 16 tuổi người Thụy Điển, đang giúp thay đổi thế giới. Ảnh: Twitter

Trong khi đó tại Việt Nam, tuổi của cô bé này làm được gì? Đến những con người học hành có bằng cử nhân, thạc sỹ tiến sỹ trong tay rồi còn chưa ý thức được sụ đúng sai nói gì đến ý thức cộng đồng. Thụy Điển là một quốc gia rất giàu có, đáng lẽ cuộc sống sung túc sẽ làm con người thoả mãn chứ? Không! Cô bé này không thỏa mãn, cô ta muốn góp bằng hành động của mình để uốn nắn chính quyền của đất nước của cô phải tôn trọng môi trường sống.

Còn Việt Nam? Sống chết mặc bay đã ăn sâu vào máu. Thụy Điển, xứ sở đã giàu có mà dân lại có ý thức cộng đồng rất cao, tài năng phát triển rất sơm. Ngược lại, xứ ta đã nghèo mà lại có ý thức cộng đồng cực kém, có người học đến bạc đầu còn ngu chứ nói gì đến tài năng phát triển sớm?

Rõ ràng sự khác nhau giữa giáo dục khai phóng và giáo dục nhồi sọ là quá xa và khoảng cách ngày một xa hơn. Sự chênh lệch trong 2 nền giáo dục này sẽ khó mà san lấp được trong vài thế hệ.

Sự khác biệt vời vợi giữa 2 xã hội đó nó xuất phát từ sự khác biệt chính trị, đưa đến khác nhau về  giáo dục, và cuối cùng là tạo ra xã hội khác nhau vời vợi như vậy. Nhìn vào thấy Việt Nam và thế giới văn minh như là đang đi về 2 hướng ngược nhau vậy.

Đỗ Ngà







No comments: