Tuesday, March 12, 2019

GÓP Ý VỚI CHÁU NGUYỄN ĐĂNG QUANG, CHỦ TỊCH MASAN (Nguyễn Đình Cống)




Nguyễn Đình Cống
12/03/2019

Với cương vị của Quang là chủ tịch tập đoàn Masan, tôi phải gọi Quang là ông, nhưng trong quan hệ thân thiết Quang đã từng gọi tôi là chú, nên tôi có thể giữ cách xưng hô chú – cháu. Trước đây, tôi là bạn học và cùng công tác nhiều năm với anh Hương, ba của Quang và cũng rất thân thiết với chị Định, mẹ Quang. Lúc gia đình Quang còn ở Hà Nội tôi vẫn thỉnh thoảng đến chơi. Từ khi gia đình chuyển vào TP HCM, tôi chỉ đến thăm anh Hương, chị Định vài lần.

Mấy hôm nay, nhân sự việc thảo luận TCVN 12607-2019, người ta bàn tán nhiều về Quang, cho rằng Quang có vai trò trong việc soạn thảo TCVN 12607. Mà TCVN này đầy rẫy sai sót, nhằm ý đồ xấu xa, làm hại nền sản xuất nước mắm truyền thống, nó là một thể hiện của “tham nhũng chính sách”, một tội ác.

Ở Việt Nam hiện nay tham nhũng chính sách là loại tham nhũng vô cùng nguy hiểm, thể hiện rõ trong các nhóm lợi ích, do sự liên kết chặt chẽ giữa thế lực có quyền với những người có nhiều tiền. Để mưu lợi cho một số ít người, nó phá nát luật pháp và đạo đức.

Chú không có dịp trao đổi trực tiếp để biết sự thực Quang có vai trò gì trong vụ việc này. Nếu quả thật như đồn đoán của dư luận thì cháu đã vô tình hoặc cố ý phạm vào một tội lớn, gây ra một nghiệp lớn. Việc cố ý làm hủy hoại nền sản xuất nước mắm tuyền thống sẽ dẫn đến hủy hoại cuộc sống của hàng vạn gia đình, tội này Trời không dung, Đất không tha, bị người đời nguyền rủa. Khi không phải cố ý, chỉ vô tình phạm phải thì tội ác này cũng không thể tha thứ.

Chú biết thời gian qua cháu đã tạo điều kiện để ba mẹ làm nhiều việc từ thiện, lập nhiều công đức. Những việc từ thiện đó, những công đức đó sẽ bị lung lay, bị sụp đổ dưới sức nặng của nghiệp do cháu gây ra trong âm mưu triệt hạ nước mắm truyền thống. Vì vậy, chú, với sự quý mến, kính trọng ba mẹ cháu, với tình cảm thân thiết với ba mẹ cháu mà góp vài ý kiến cho ông chủ tịch tập đoàn Ma san như sau:

1- Nếu quả thật cháu vì cạnh tranh mà có âm mưu hủy hoại nước mắm truyền thống thì phải sám hối ngay, bỏ ngay ý đồ đen tối đó. Trao đổi lại với thế lực làm dự thảo TCVN để người ta sửa đổi.

2- Nếu vô tình, vì cái lợi trước mắt mà chưa thấy tội ác thì phải tự suy nghĩ, nghe lời phân tích, phản biện, để thấy được tác hại của TCVN 12607 mà chủ động đề nghị sửa đổi.

3- Trường hợp cháu không liên quan gì đến việc soạn thảo TCVN 12607 thì dư luận đã nghi oan cho cháu. Tuy vậy cháu không được làm ngơ. Ngoài quyền lợi của tập đoàn Masan, hãy quan tâm đến quyền lợi của nước mắm truyền thống. Cháu phải chủ động và công khai phát biểu ý kiến của mình.

Quang ơi, khi người ta giàu có rồi thì nên nghĩ nhiều đến NGHĨA VỤ đối với đất nước và dân tộc, nghĩ đến những người lao động nghèo khổ. Đó là việc làm tích đức, tạo nghiệp tốt. Quang thử đem những lời góp ý của chú trao đổi với ba mẹ xem sao. Chú tin là anh Hương và chị Định sẽ tán thành.

-----------------

Cùng chủ đề
.
12/03/2019
.
12/03/2019
.
12/03/2019
.
12/03/2019
.
11/03/2019

---------------------------

12/03/2019

Báo Dân Trí có bài phỏng vấn TS Trần Thị Dung, chuyên gia nước mắm Việt: Không thể đứng yên để “quy trình” phá hỏng nước mắm truyền thống được. TS Dung cho biết: “Khi người ta viết về quy trình, nguời ta chỉ đưa mỗi định nghĩa về sản phẩm là đã phục vụ mục tiêu đánh đồng nước mắm truyền thống với nước mắm công nghiệp”.

Thứ “quy trình” này sẽ “sinh ra nhiều ràng buộc bằng hành chính, mệnh lệnh và khiến cho các yếu tố sản xuất nước mắm độc đáo, khu biệt, gia truyền có một không hai và tạo điểm đặc biệt… bị đánh bật ra khỏi tiêu chuẩn chất lượng, loại bỏ chúng khỏi đời sống”. Nước mắm là “nghề cha ông để lại, là di sản của nghề biển, văn minh nông nghiệp mà không nước nào có được”, giờ đang bị bức tử bởi những lãnh đạo khát tiền.

RFA đặt câu hỏi: Ai có thể giúp giữ được nước mắm truyền thống? Kỹ sư Lê Anh phân tích về tương lai đầy rủi ro của nước mắm truyền thống VN sau sự cố truyền thông arsen năm 2016: “Rất nhiều các hộ dân hoặc các doanh nghiệp sản xuất nước mắm truyền thống hoặc là bị giải thể, hoặc là phải bán nước mắm dạng thô cho hãng nước mắm công nghiệp bởi sự cạnh tranh khốc liệt lấn át về thị phần”. Nước mắm truyền thống vẫn đang thua trong cuộc chiến truyền thông với nước mắm công nghiệp.

Trước đó, chiến dịch truyền thông tố cáo nước mắm truyền thống nhiễm arsen hồi năm 2016, gây ảnh hưởng rất xấu, đẩy các hộ dân và doanh nghiệp làm nước mắm truyền thống đến bờ vực. Trang Đầu Tư Tài Chính VN bàn thêm về phía sau bê bối nước mắm nhiễm arsen: “Hội bảo vệ người tiêu dùng bị oan”. Bài báo cho biết: “Tổ chức phải chịu trách nhiệm cho việc thông tin sai sự thật về nước mắm này là Vinastas”.

TS Trần Thị Dung kể: “Nhóm làm khảo sát arsen trong nước mắm là nhóm tiêu chuẩn chứ không phải nhóm bảo vệ người tiêu dùng. Nhưng vì đứng chung với nhau trong Vinastas nên nhóm bảo vệ người tiêu dùng bị oan. Họ không làm chuyện này”.

Bài thứ hai trong loạt bài trên trang Diễn Đàn Doanh Nghiệp về số phận long đong của nước mắm truyền thống: Phải tự “cứu” mình! PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh cho rằng, “dù có hay không có tiêu chuẩn quốc gia về nước mắm thì các doanh nghiệp sản xuất nước mắm truyền thống vẫn phải tự cứu mình bởi quá trình hội nhập, đặc biệt với hàng loạt các FTA sẽ ngày càng nâng cao áp lực cạnh tranh cũng như tiêu chuẩn thị trường”.



-------------------------------

11/03/2019

Vụ nước mắm truyền thống Việt Nam có nguy bị bức tử bởi Tập đoàn Masan, trang Pháp Luật VN có bài: Nguy cơ nước mắm truyền thống ‘chết’ vì dự thảo tiêu chuẩn chất lượng. Theo đó, Dự thảo Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) về quy phạm thực hành sản xuất nước mắm “đã đưa ra nhiều quy định về tiêu chuẩn chất lượng gây tác động đến các cơ sở, doanh nghiệp (DN) sản xuất nước mắm”. Theo nhiều chuyên gia, dự thảo này có thể đẩy nước mắm truyền thống xuống bờ vực và “bảo vệ nước mắm pha chế, công nghiệp”.

VOV đặt câu hỏi vụ họp báo về nước mắm: Vì sao lặp lại một sai lầm? Buổi họp báo do Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT) cùng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng – TĐC (Bộ KH&CN) tổ chức để trao đổi về những nội dung liên quan đến Dự thảo TCVN 1260, PGS Nguyễn Tử Cương bình luận: “Người ta đã lợi dụng tiêu chuẩn Việt Nam trước kia để chen vào định nghĩa nước mắm cốt pha đấu cũng vẫn được gọi là nước mắm”.







No comments: