Nguyễn
Đạt Thịnh
Monday, 18/03/2019
Chuyện anh Brenton Harrison Tarrant, 28 tuổi, người
da trắng, giết 50 người Hồi tại hai thánh đường Hồi Giáo Christchurch, Tân Tây
Lan (New Zealand) được chính anh dàn dựng như một tuồng hát bóng. Từ bộ quần áo
anh mặc, đến cách anh đứng, cách cầm súng đều đầy vẻ trình diễn. Anh bảo mọi
người, “Đón xem trên các mạng xã hội là có đầy đủ.”
Thâm ý của anh chỉ là trình diễn một cuộc giết người quy mô mà anh thủ vai sát nhân -vai trò anh cho là oai hùng nhất trong cuộc sống tối tăm của anh, và của cả bố anh; một ông tài xế xe rác.
Đối với Tarrant thì nỗ lực vượt ra khỏi cuộc sống tối tăm, bình thường là một chuyện không nhỏ; đối với 50 nạn nhân bị anh giết, và 50 gia đình đột ngột rơi vào cảnh tang khó, buồn khổ, lại càng lớn lao hơn.
Cái giá máu khiếp đảm anh sẵn sàng gây ra để thực hiện giấc mơ nhỏ bé của anh đủ khó thương để thuyết phục mọi người -nhất là người Mỹ- không thấy có gì hay ho để bắt chước, và để việc giết người anh Tarrant làm sẽ thầm lặng trôi vào quên lãng, không bao giờ còn gợi hứng khiến một người điên khác lập lại.
Giấc mơ cũng rất nhỏ bé của người đang viết bài bình luận này là chuyện xảy ra tại Tân Tây Lan, xin nằm lại Tân Tây Lan, đừng vượt Thái Bình Dương tìm đến Hoa Kỳ tạo thêm thù ghét giữa những người không đồng mầu da, không cùng tín ngưỡng.
Thi sĩ Xuân Diệu mô tả tâm trạng bí ẩn của Tarrant qua hai câu thơ:
“Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt / Còn hơn buồn le lói suốt 5 canh.”
Thâm ý của anh chỉ là trình diễn một cuộc giết người quy mô mà anh thủ vai sát nhân -vai trò anh cho là oai hùng nhất trong cuộc sống tối tăm của anh, và của cả bố anh; một ông tài xế xe rác.
Đối với Tarrant thì nỗ lực vượt ra khỏi cuộc sống tối tăm, bình thường là một chuyện không nhỏ; đối với 50 nạn nhân bị anh giết, và 50 gia đình đột ngột rơi vào cảnh tang khó, buồn khổ, lại càng lớn lao hơn.
Cái giá máu khiếp đảm anh sẵn sàng gây ra để thực hiện giấc mơ nhỏ bé của anh đủ khó thương để thuyết phục mọi người -nhất là người Mỹ- không thấy có gì hay ho để bắt chước, và để việc giết người anh Tarrant làm sẽ thầm lặng trôi vào quên lãng, không bao giờ còn gợi hứng khiến một người điên khác lập lại.
Giấc mơ cũng rất nhỏ bé của người đang viết bài bình luận này là chuyện xảy ra tại Tân Tây Lan, xin nằm lại Tân Tây Lan, đừng vượt Thái Bình Dương tìm đến Hoa Kỳ tạo thêm thù ghét giữa những người không đồng mầu da, không cùng tín ngưỡng.
Thi sĩ Xuân Diệu mô tả tâm trạng bí ẩn của Tarrant qua hai câu thơ:
“Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt / Còn hơn buồn le lói suốt 5 canh.”
Anh sát nhân
Tarrant trong phút huy hoàng anh tìm kiếm. (NDTV)
Thâm ý của Tarrant chỉ là
chấm dứt cuộc sống buồn le lói suốt 5 canh không có được một phút huy hoàng nho
nhỏ nào cả. Anh thực hiện giấc mơ thầm kín của anh bằng cách trình diễn một cuộc
giết người quy mô, khiếp đảm mà anh thủ vai sát nhân, -giết nhiều người- nhiều
đến mức cả thế giới phải biết mặt, biết tên, và biết thành tích của anh.
Nhưng cũng đừng tưởng giấc mộng của anh -được người đời biết đến- là hoang đường.
Hành động tàn sát vô cùng tội lỗi của anh đang được nhiều người Da Trắng nghiên cứu để tái bản. Ngay hôm thứ Bảy, 16/3/2019, đã có một nghị sĩ người Úc- ông Fraser Anning lên tiếng bênh vực việc anh giết người.
Nhưng cũng đừng tưởng giấc mộng của anh -được người đời biết đến- là hoang đường.
Hành động tàn sát vô cùng tội lỗi của anh đang được nhiều người Da Trắng nghiên cứu để tái bản. Ngay hôm thứ Bảy, 16/3/2019, đã có một nghị sĩ người Úc- ông Fraser Anning lên tiếng bênh vực việc anh giết người.
Ông Anning nói Tarrant không giết người Hồi, mà chính người Hồi tự giết họ -nếu họ đừng di cư sang Tân Tây Lan, thì chắc chắn Tarrant cũng không sang Iraq, Iran, Syria để tìm giết họ. Ông đem cái lập luận ngớ ngẩn đó ra làm đề tài họp báo tại Melbourne hôm thứ Bảy và tin rằng lập trường chống di dân đó đủ hấp dẫn để giúp ông đắc cử thêm vài nhiệm kỳ nữa; vì Anning đang là nghị sĩ ngồi trong Thượng Viện Úc, và ông không biết là lập trường chống di dân đang thịnh hành hiện nay chỉ là hiện tượng lo ngại của lý trí, của tính toán hơn, thiệt, nhưng con người, và thái độ của họ không chỉ do lý trí định đoạt, mà còn do con tim, do xúc động, ảnh hưởng nữa.
Một cậu bé 17 tuổi -tuổi vị thành niên, còn được truyền thông che chở bằng cách không gọi đích danh cậu, mà chỉ gọi cậu là 'the egg boy' (thằng bé đập trứng) xúc động về việc Nghị Sĩ Anning quy trách về cái chết của những nạn nhân -đã nhiều năm cay cực trong cuộc sống tha phương cầu thực, và cầu xin cả sự che chở của những quốc gia nhân đạo- mà vẫn bị giết trên vùng đất lành họ chọn.
Cậu bé egg boy, tay trái cầm cái máy điện thoại cell, sử dụng phần quay video, tay phải cầm một cái trứng gà đập nhẹ vào đầu Nghị Sĩ Anning; ông nghị sĩ -cao, to bằng hai lần chú egg boy quay lại đấm vào mặt nó hai đấm; egg boy không đỡ, không tránh né, đưa mặt ra chịu đòn để quay cho bằng được phản ứng không mấy văn hóa, và nét giận không mấy chính trị của ngài nghị sĩ.
Phản ứng của một đứa
bé dạy khôn một chính khách lão luyện chính trường
Nghị Sĩ Anning bị đập trứng
lên đầu trong lúc ông đang trả lời cuộc phỏng vấn của đài truyền hình số 7 của
Úc. Phản ứng của ông là quay lại, cung tay đánh hai lần vào mặt thằng bé egg
boy, rồi bị mọi người can ra, một số thanh niên đè đứa bé xuống sàn nhà, thái độ
như che chở cho nó không bị đòn thêm.
Họ nằm trong thế cái mộc thịt người vài phút sau thì cảnh sát đến hiện trường, bắt the egg boy đưa về bót, rồi sau một thoáng ngắn làm thủ tục ghi lý lịch nó, họ trả tự do cho nó, chứ không truy tố.
Không ai trách chú egg boy; mặc dù nó cũng phạm lỗi nói leo, Nghị Sĩ Anning đang quy trách cho người di dân Hồi Giáo đã tự họ giết họ, anh Tarrant chỉ phạm cái lỗi bóp cò súng. Anning nói, “Ngoài việc người Hồi phạm tội đến đây, đem cả cái sinh hoạt giết chóc từ xứ sở của họ đến làm ô nhiễm truyền thống hòa bình của đảo quốc chúng ta, tội nhân thứ nhì là các chính khách Úc đã mở cửa biên giới cho họ đến.
Hôm thứ Sáu, 15 tháng Ba, 2019, một tổ chức viết kiến nghị phổ biến trên mạng mời gọi người Úc ký tên đòi khai trừ Nghị Sĩ Anning ra khỏi quốc hội Úc; tối thứ Bảy kiến nghị đã có trên 450,000 chữ ký.
Nhiều người viết trên mạng xã hội là họ thích cái bí danh 'Egg Boy' của thằng bé can đảm; có người còn viết thư ca tụng nó, “Cậu đã làm nhiều hơn chính phủ Úc làm, để vinh danh truyền thống nhân đạo của dân tộc Úc; cậu đã minh bạch phủ nhận Nghị Sĩ Anning không nói lên tiếng nói của dân tộc Úc, khi ông ta chỉ trích người di dân Hồi Giáo.”
Thủ Tướng Scott Morrison của Úc cũng chỉ trích ông Anning, “Ca tụng việc giết người để chỉ trích người di dân là việc đáng bị chỉ trích; những lập luận như vậy không được chấp nhận trong ngôn ngữ nghị trường của Úc.”
Truyền thông Úc tìm hỏi và phát giác ra nguyên nhân khiến anh Tarrant bỏ chạy: sau khi hạ sát 49 người Hồi Giáo (người thứ 50 chết tại nhà thương hai hôm sau), cây súng trong tay anh hết đạn, trong lúc một trong vài trăm tín đồ đang cầu nguyện bỏ chạy.
Anh Abdul Aziz cùng bốn đứa con nhỏ của anh cũng đang cầu nguyện, nhưng anh không dắt con chạy theo đám đông, mà một mình anh chạy ra cửa nhà thờ Linwood Mosque, ra đến gần cửa, anh thấy trên bàn có cái máy credit card; bứt dây điện, anh sử dụng cái máy làm vũ khí.
Chạy thẳng đến chỗ Tarrant đang đứng kiểm soát lại khẩu shotgun hết đạn, để nạp thêm đạn, anh Aziz ném cái máy credit card vào mặt Tarrant.
Bị tấn công bất ngờ, Tarrant buông súng bỏ chạy, Aziz lượm khẩu shotgun đuổi theo, Tarrant còn hai khẩu súng nữa trong xe, nhưng thấy Aziz rượt bén gót, anh nhảy vào xe, rồ máy bỏ chạy, nhưng vẫn bị Aziz dùng báng cây shotgun đập vỡ kính trước.
Tarrant bỏ chạy được khoảng 500 thước thì hai chiếc xe cảnh sát -chạy ngược chiều với anh để đến hiện trường thảm sát, ép xe anh vào bờ đường và bắt sống anh.
Câu chuyện không nhỏ này chứa đựng thái độ đáng chú ý của bốn nhân vật chính: anh Tarrant, anh Aziz, Nghị Sĩ Anning, và cậu 'the egg boy.'
Tarrant đại diện loại người Mỹ da trắng, điên vì bất mãn với tình trạng anh cũng chỉ có một lá phiếu như những người Úc da mầu khác; anh Aziz người duy nhất còn bình tĩnh giữa vài trăm người hốt hoảng bỏ chạy, Nghị Sĩ Anning bén nhậy, lợi dụng oan tình của anh Tarrant -chỉ phạm tội giết người Hồi mà tù tội, và cuối cùng là cậu bé “egg boy” -nó bé mà mẹ nó khôn.
Có thể mẹ nó bảo nó chỉ đập nhẹ quả trứng vào đầu Nghị Sĩ Anning, để không ai có thể kết tội nó hành hung gây thương tích cho Anning.
Aziz có công chấm dứt cuộc tàn sát, bé egg boy có công vạch mặt nạ kỳ thị chủng tộc, và vĩnh viễn loại bọn chính khách 'thừa nước đục thả câu kiểu Anning ra khỏi chính trường.
Họ nằm trong thế cái mộc thịt người vài phút sau thì cảnh sát đến hiện trường, bắt the egg boy đưa về bót, rồi sau một thoáng ngắn làm thủ tục ghi lý lịch nó, họ trả tự do cho nó, chứ không truy tố.
Không ai trách chú egg boy; mặc dù nó cũng phạm lỗi nói leo, Nghị Sĩ Anning đang quy trách cho người di dân Hồi Giáo đã tự họ giết họ, anh Tarrant chỉ phạm cái lỗi bóp cò súng. Anning nói, “Ngoài việc người Hồi phạm tội đến đây, đem cả cái sinh hoạt giết chóc từ xứ sở của họ đến làm ô nhiễm truyền thống hòa bình của đảo quốc chúng ta, tội nhân thứ nhì là các chính khách Úc đã mở cửa biên giới cho họ đến.
Hôm thứ Sáu, 15 tháng Ba, 2019, một tổ chức viết kiến nghị phổ biến trên mạng mời gọi người Úc ký tên đòi khai trừ Nghị Sĩ Anning ra khỏi quốc hội Úc; tối thứ Bảy kiến nghị đã có trên 450,000 chữ ký.
Nhiều người viết trên mạng xã hội là họ thích cái bí danh 'Egg Boy' của thằng bé can đảm; có người còn viết thư ca tụng nó, “Cậu đã làm nhiều hơn chính phủ Úc làm, để vinh danh truyền thống nhân đạo của dân tộc Úc; cậu đã minh bạch phủ nhận Nghị Sĩ Anning không nói lên tiếng nói của dân tộc Úc, khi ông ta chỉ trích người di dân Hồi Giáo.”
Thủ Tướng Scott Morrison của Úc cũng chỉ trích ông Anning, “Ca tụng việc giết người để chỉ trích người di dân là việc đáng bị chỉ trích; những lập luận như vậy không được chấp nhận trong ngôn ngữ nghị trường của Úc.”
Truyền thông Úc tìm hỏi và phát giác ra nguyên nhân khiến anh Tarrant bỏ chạy: sau khi hạ sát 49 người Hồi Giáo (người thứ 50 chết tại nhà thương hai hôm sau), cây súng trong tay anh hết đạn, trong lúc một trong vài trăm tín đồ đang cầu nguyện bỏ chạy.
Anh Abdul Aziz cùng bốn đứa con nhỏ của anh cũng đang cầu nguyện, nhưng anh không dắt con chạy theo đám đông, mà một mình anh chạy ra cửa nhà thờ Linwood Mosque, ra đến gần cửa, anh thấy trên bàn có cái máy credit card; bứt dây điện, anh sử dụng cái máy làm vũ khí.
Chạy thẳng đến chỗ Tarrant đang đứng kiểm soát lại khẩu shotgun hết đạn, để nạp thêm đạn, anh Aziz ném cái máy credit card vào mặt Tarrant.
Bị tấn công bất ngờ, Tarrant buông súng bỏ chạy, Aziz lượm khẩu shotgun đuổi theo, Tarrant còn hai khẩu súng nữa trong xe, nhưng thấy Aziz rượt bén gót, anh nhảy vào xe, rồ máy bỏ chạy, nhưng vẫn bị Aziz dùng báng cây shotgun đập vỡ kính trước.
Tarrant bỏ chạy được khoảng 500 thước thì hai chiếc xe cảnh sát -chạy ngược chiều với anh để đến hiện trường thảm sát, ép xe anh vào bờ đường và bắt sống anh.
Câu chuyện không nhỏ này chứa đựng thái độ đáng chú ý của bốn nhân vật chính: anh Tarrant, anh Aziz, Nghị Sĩ Anning, và cậu 'the egg boy.'
Tarrant đại diện loại người Mỹ da trắng, điên vì bất mãn với tình trạng anh cũng chỉ có một lá phiếu như những người Úc da mầu khác; anh Aziz người duy nhất còn bình tĩnh giữa vài trăm người hốt hoảng bỏ chạy, Nghị Sĩ Anning bén nhậy, lợi dụng oan tình của anh Tarrant -chỉ phạm tội giết người Hồi mà tù tội, và cuối cùng là cậu bé “egg boy” -nó bé mà mẹ nó khôn.
Có thể mẹ nó bảo nó chỉ đập nhẹ quả trứng vào đầu Nghị Sĩ Anning, để không ai có thể kết tội nó hành hung gây thương tích cho Anning.
Aziz có công chấm dứt cuộc tàn sát, bé egg boy có công vạch mặt nạ kỳ thị chủng tộc, và vĩnh viễn loại bọn chính khách 'thừa nước đục thả câu kiểu Anning ra khỏi chính trường.
No comments:
Post a Comment