Nhóm PV - PLVN
Thứ
Hai, 2/4/2018 09:05 GMT+7
(PLO) – Vùng đất
từng là một xã trù phú với hàng ngàn hộ dân, hàng vạn nhân khẩu, dần bị thô bạo
cưỡng chế xóa trắng, đền bù rẻ mạt, để mọc lên “khu đô thị” phân lô bán nền do
Liên hiệp HTX Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Đồng Nai (Donacoop) làm chủ đầu
tư.
Chỉ
cách trung tâm Biên Hòa (Đồng Nai) mươi cây số, 10 năm nay, hàng ngàn nông dân
sống trong cảnh lầm than. Người sống không còn nơi dung thân, mò ốc bắt còng sống
qua ngày; người chết cũng không nơi chôn cất. Cuộc sống điêu tàn, oán thán chất
chồng.
Xóa
trắng xã lập khu đô thị “chui”
Câu
chuyện bắt đầu từ những năm 2007, khi “Khu đô thị sinh thái kinh tế mở Long
Hưng” ra đời, gồm ba dự án: Đồng Nai Water Front (366,7 ha), Aqua City (304,9
ha), Khu dân cư Long Hưng (227,7 ha), tại xã Long Hưng, huyện Long Thành (xã
Long Hưng nay đã chuyển về TP Biên Hòa). Mục tiêu, theo giấy chứng nhận đầu tư,
là “đầu tư xây dựng và kinh doanh khu đô thị”.
*
*
Nhóm PV - PLVN
Thứ
Ba, 3/4/2018 08:02 GMT+7
(PLO)
- Đêm đêm mò ốc bắt còng trên con sông bên “Khu đô thị kinh tế mở Long
Hưng”, nhiều lúc chàng trai 25 tuổi lại ngước mặt lên thẫn thờ nhìn lên vùng đất
sáng rực ánh đèn từng có ngôi nhà của mình, nay đã bị san lấp phân lô, bán nền,
chỉ biết khắc khoải: “Vì sao lại thế?”. Mù chữ, bị “khủng bố tinh thần” nên sợ
hãi, gia đình Tâm đành chịu mất đất, sống cảnh không chốn dung thân, nhẫn nhục
chịu đựng lầm than.
Gia
đình Dương Minh Tâm (SN 1993, từng ngụ tại số nhà 559, khu 3, ấp Phước Hội) là
một trong những trường hợp điển hình vì dự án “Khu đô thị sinh thái kinh tế mở
Long Hưng” (tại xã Long Hưng, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, do Liên hiệp HTX Dịch
vụ nông nghiệp tổng hợp Đồng Nai (Donacoop) làm chủ đầu tư), mà bị đẩy vào cảnh
bần cùng.
Được
“đền bù” nền đất để… ngắm chơi
Tâm
kể lại, sau cuộc cưỡng chế lấy đất đầu tiên với gia đình ông Phan Văn Hoa (PLVN
đã phản ánh trong số báo trước), tâm lý người dân cả xã kinh hãi. “Cả trăm người
tay dùi cui điện, tay xịt khói tùm lum, dân la lên cũng bị còng, ai dám ý kiến
chống đối nữa”, chàng trai kể lại.
Gia
đình Tâm có năm người thì cả năm đến mặt chữ còn không rành, nói gì đến biết
quy định pháp luật mà đòi hỏi những quyền lợi như đền bù hợp lý hay chưa, hỗ trợ
học nghề ra sao? Giao lại căn nhà và mảnh vườn cho nhà đầu tư Donacoop, họ dắt
díu ra khu nhà tạm cư ở tạm.
*
*
(PLO)
- Mười năm nay, Long Hưng luôn là “lò lửa nóng” về đất đai. Dù nhà đã bị
phá, đất đã mất, án tù đã mang, những người nông dân vẫn kiên trì tới cơ quan
chức năng từ TP Biên Hòa đến tỉnh Đồng Nai, rồi văn phòng các bộ, ngành tại TP
HCM, oán thán giãi bày, đâm đơn khiếu kiện ra Hà Nội, mong Trung ương cứu xét
tình cảnh của họ.
Trong
bản báo cáo của Thanh tra tỉnh Đồng Nai về “tình hình khiếu nại, tố cáo đông
người tại dự án Khu kinh tế mở Long Hưng” từ cuối năm 2012, đã ghi nhận “người
dân khiếu nại về giá bồi thường thấp, bồi thường vật kiến trúc chưa thỏa đáng,
yêu cầu có sự thỏa thuận về giá bồi thường”, còn có yêu cầu kiểm kê lại tài sản,
tố cáo việc bồi thường thiếu diện tích, kiến nghị những bất hợp lý trong tái định
cư. Báo cáo chỉ ra dân còn khiếu nại các quyết định thu hồi đất, quyết định cưỡng
chế sai pháp luật.
Chính
quyền Đồng Nai biết là như vậy, nhưng xử lý ra sao thì lại là chuyện khác.
Những
động thái khó hiểu của Đồng Nai
Dự
án “Khu đô thị sinh thái kinh tế mở Long Hưng” (tại xã Long Hưng, TP Biên Hòa,
tỉnh Đồng Nai, do Liên hiệp HTX Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Đồng Nai
(DonaCoop) làm chủ đầu tư) từ khi manh nha triển khai đã không được lòng dân.
Trong biên bản một cuộc họp dân ngày 8/12/2008, ghi rõ: “100% các hộ dân dự họp
không đồng ý với quyết định thu hồi đất”.
Bất
chấp sự phản đối ấy, dự án vẫn được triển khai “thần tốc”. Hai tuần sau khi
“ghi nhận ý kiến dân” như trên, chỉ trong ngày thứ Sáu 22/8/2008, Giám đốc Sở
Tài nguyên và Môi trường tỉnh này cùng lúc có ba tờ trình đề nghị UBND tỉnh thu
hồi đất. UBND tỉnh dường như “cần mẫn” làm việc cả ngày thứ Bảy và Chủ nhật, thẩm
định, “duyệt tốc hành” những đề nghị này trong hai ngày cuối tuần. Và sau đó,
ngay ngày thứ Hai 25/8/2008, UBND tỉnh ban hành cùng lúc năm quyết định thu hồi
hơn 8,4 triệu m2 đất, gần như “xóa trắng” xã Long Hưng.
*
*
Nhóm PV - PLVN
Thứ
Năm, 5/4/2018 06:38 GMT+7
(PLO) - Phải mở bản đồ vệ tinh quan sát mới
thấy được vị trí địa lý đắc địa của xã Long Hưng. Một mặt giáp sông Đồng Nai, bắc
một cây cầu là sang đất TP HCM, những mặt khác bao bọc bởi những nhánh sông,
giao thông thủy thuận lợi, khung cảnh hữu tình đặc trưng sông nước Nam bộ. Đường
bộ thuận lợi không kém. Vị thế đẹp thuộc dạng kỷ lục, và dự án cũng lập những
“kỷ lục” như thu 562m2 đất, chỉ bồi thường 327 ngàn đồng.
Dự
án “Khu đô thị sinh thái kinh tế mở Long Hưng” (tại xã Long Hưng, TP Biên Hòa,
tỉnh Đồng Nai, do Liên hiệp Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Đồng Nai –
Dona.Coop làm chủ đầu tư) hình thành vào thời điểm cả nước rộ trào lưu tìm kiếm
các dự án bất động sản “gần gũi thiên nhiên”.
“Miếng
mồi ngon” với giới kinh doanh địa ốc
Chỉ
ít tháng sau khi được thành lập từ việc liên kết một số hợp tác xã trong hệ thống
Liên minh Hợp tác xã tỉnh Đồng Nai, giữa năm 2006 Donacoop đã có công văn gửi
cơ quan chức năng tỉnh và Ban Kinh tế Tỉnh ủy xin chủ trương lập dự án liên
doanh đầu tư, dự án khu dân cư và khu du lịch sinh thái ven sông Đồng Nai. Đầu
năm 2007, Dona.Coop đã được UBND tỉnh này chấp thuận làm chủ đầu tư lập quy hoạch
chung xây dựng xã Long Hưng tỷ lệ 1/5000. Cùng trong một ngày 22/10/2007,
Dona.Coop và Chủ tịch UBND huyện Long Thành (khi đó Long Hưng chưa sáp nhập về
TP Biên Hòa) có tờ trình đề nghị phê duyệt bản quy hoạch.
Mời
bạn đọc đón đọc tiếp kỳ sau.
Nhóm PV - PLVN
Thứ
Sáu, 6/4/2018 07:31 GMT+7
(PLO)
- Những người nông dân xã Long Hưng, dù 10 năm nay đã là “nông dân không
ruộng”, vẫn giữ nguyên đặc trưng nông dân Nam bộ: Hiền hậu, nhưng khi đã bị áp
bức đẩy vào tình cảnh “con giun xéo mãi cũng quằn” thì sẽ phản kháng đến “còn
cái lai quần cũng đánh”. Bà Lê Thị Sáng (SN 1954, ngụ ấp Phước Hội), một người
bị dự án của Dona.Coop lấy đất, là trường hợp điển hình như vậy.
Trong
các cuộc gặp với đoàn nhà báo về Long Hưng tìm hiểu, ghi nhận sự việc, khác với
những nông dân mất đất khác người bật khóc, người lạc giọng bức xúc, người gay
gắt chen ngang đòi nói, có một bà lão mái tóc bạc cắt ngắn thường hiền lành ngồi
một góc, dường như từ tốn chờ đến lượt mình trình bày. Phải đến khi có người giới
thiệu: “Bả là “bà già gân”, một mình đẩy lùi ba cuộc cưỡng chế”, ai nấy mới bất
ngờ.
Đền
bù nhà với giá… xà bần
Bà
Sáng vốn “con nhà nòi” cách mạng. Mẹ chồng, mẹ đẻ bà đều là Bà mẹ Việt Nam Anh
hùng. Bản thân vợ chồng bà cũng tham gia kháng chiến. Chồng bà thời chống Mỹ là
đặc công rừng Sác (Cần Giờ, TP HCM), được tặng Huân chương Kháng chiến hạng
Nhì. Bản thân mình, bà cho hay hoạt động bí mật từ thời thiếu nữ, được tặng Huy
chương Kháng chiến hạng Nhất. Bà bảo đánh với Mỹ, súng thật, đạn thật, sống chết
mong manh, bà không ngán. Nay “đánh” với “dự án bẩn”, bà thà ở tù, chứ không
giao một tấc đất.
Chiến
tranh kết thúc, năm 1976, vợ chồng bà trở về Long Hưng khai phá được thửa đất
hơn 2.000m2, sau này xây nên căn nhà khang trang 200m2, cùng bốn căn nhà khác của
gia đình các con. Thửa đất hai mặt tiền, một mặt nằm sát con đường đang xây nối
xã với dự án sân bay Long Thành.
*
*
Nhóm PV - PLVN
Thứ
Bảy, 7/4/2018 07:26 GMT+7
(PLO) - Bản kết
luận điều tra vụ án 46 người dân xã Long Hưng bị phạt tù vì phản đối dự án
Dona.Coop chỉ vỏn vẹn 42 trang, trong đó 3/4 số trang nêu nhân thân, họ tên,
năm sinh, quê quán các bị can và đề nghị tội danh. Nguyên nhân nghiệt ngã khiến
nông dân oan khuất đang đường cùng mất đất, lại bị “gài bẫy” kích động, dẫn đến
gây rối, chưa có kết luận nào của cơ quan chức năng nói đến.
“Tức
nước, vỡ bờ”
Những
ngày cuối năm 2008, tâm trạng những nông dân bị thu hồi đất ở xã Long Hưng đã
có thể gọi tên “tức nước, vỡ bờ”. Clip một buổi “họp dân triển khai quyết định
thu hồi đất” ngày 8/12/2008, cho thấy một nông dân đã nói như sau:
“Kính
thưa mọi người! Bùi Thanh Trúc muốn lấy đất thì phải tuân thủ quy định Nhà nước,
phải thỏa thuận với dân và đến họp với dân. Không thể có chuyện dự án kinh
doanh lấy đất nhưng Đồng Nai ép giá dân, không có đâu. Nếu mà bảo nông dân phản
đối là sai thì cả dân xã Long Hưng chúng tôi đi tù luôn.
Mời
bạn đọc đón đọc kỳ sau trên số báo ra ngày thứ Hai (9/4/2018).
*
*
Nhóm PV - PLVN
Thứ Hai, 9/4/2018 08:42 GMT+7
Thứ Hai, 9/4/2018 08:42 GMT+7
(PLO)
- Kể từ buổi chiều 18/2/2009 xuất hiện nhóm người lạ xuất hiện ném đá vào
trụ sở xã, kích động đám đông đang phản đối “Khu đô thị sinh thái kinh tế mở
Long Hưng” (tại xã Long Hưng, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, do Liên hiệp HTX Dịch
vụ nông nghiệp tổng hợp Đồng Nai – Dona.Coop làm chủ đầu tư), điểm nóng đất đai
tại Long Hưng đã bị lái đi sang một hướng khác: Từ bản chất việc nông dân phản
đối dự án trái luật, đền bù rẻ mạt; chủ đầu tư xâm hại mồ mả; đòi chính quyền địa
phương bảo vệ quyền lợi chính đáng của dân; lại chuyển thành vụ nông dân “đối đầu”
chính quyền.
Hồ
sơ vụ án không nhắc đến mâu thuẫn giữa nông dân với chủ đầu tư lấy đất giá rẻ mạt,
mà đẩy sự việc sang hướng cáo buộc nông dân “làm tê liệt hoạt động toàn bộ hệ
thống chính trị xã” từ 13h – 23h ngày 18/2/2009, làm số tài sản trị giá hơn 650
triệu bị thiệt hại. Hồ sơ vụ án không nhắc đến những bức xúc chính đáng của
nông dân mất đất, mà chỉ thấy mô tả những nông dân “manh động, hung hăng”. Cái
đêm kinh hoàng ấy, công an từ khắp nơi đổ về đông nghẹt lùng bắt người.
Xã
có khoảng 1.000 hộ dân, nhưng có tới hơn 600 người bị bắt. 46 người sau đó bị
tuyên tổng mức án tù gần 140 năm. Những dự định khiếu nại phản đối của dân với
dự án Dona.Coop lúc đó bị nỗi sợ bắt bớ tù đày làm tê liệt. Đó cũng là lúc
Dona.Coop “thôn tính” nơi hàng ngàn người chết yên nghỉ mà gần như không vấp phải
một sự phản đối đáng kể nào nữa. Dự án từ chỗ chỉ hơn 300ha, mở rộng thành hơn
1.000ha, xóa trắng xã Long Hưng.
Thế
nhưng sự thật dù chín năm đã trôi qua, nỗi uất ức trước bất công vẫn chưa bao
giờ nguôi. Long Hưng vẫn là điểm nóng bậc nhất cả nước về đất đai, lòng dân vẫn
phẫn nộ như ngọn lửa âm ỉ. Như lời anh Trần Văn Tám (SN 1974, ngụ ấp An Xuân),
người cho rằng bị ngồi tù oan 18 tháng, thẳng thắn: “Xin các anh cứ cho lên
báo. Tôi ngồi tù oan không được giảm ngày nào. Trước khi hết hạn tù, họ còn buộc
tôi cam kết về “phải nói dự án Khu đô thị Long Hưng tốt”. “Tốt” mà đẩy chúng
tôi vào tù như vậy sao”.
Mời
bạn đọc đón đọc kỳ sau.
-----------------------------------
Nhóm PV - PLVN
Thứ
Ba, 10/4/2018 07:35 GMT+7
(PLO)
- Anh Tám kể trước ngày ra tòa, có người tìm đến nhà, nói với ba mẹ anh nếu chấp
nhận giao đất cho Dona.Coop thì con trai ông bà sẽ được hưởng án treo. Còn nếu
không giao sẽ đi “tù ở”. Và anh đã bị đi tù thật, thậm chí là đến 18 tháng tù
giam chỉ vì lúc đi qua đám đông, anh được người ta gọi nên đã tấp vào bán nửa
cây nước đá.
“Bị
can Trần Văn Tám (SN 1974 tại Đồng Nai, Nơi ĐKTT: ấp An Xuân, xã Long
Hưng, Long Thành (nay đã thuộc Biên Hòa - NV).
Văn
hóa: 4/12.
Tiền
án tiền sự: Không.
Ngày
18/2/2009 cùng đồng bọn tham gia gây rối trật tự công cộng tại UBND xã Long
Hưng. Bị bắt ngày 19/2/2009.
Qua
điều tra đã chứng minh Tám tham gia vụ án với các hành vi: Ngày 18/2/2009 tụ tập
ở UBND xã Long Hưng phản đối chính quyền quy hoạch giải tỏa đất đai mồ mả. Sau
đó tiếp đá lạnh cho các đối tượng gây rối pha nước uống.
Hành
vi nêu trên của Trần Văn Tám đã đủ yếu tố cấu thành tội Gây rối trật tự công cộng,
được quy định tại Điều 245 BLHS, với vai trò là người giúp sức tích cực”.
Đó
là phần cáo buộc trong bản kết luận điều tra vụ nông dân “gây rối” của Công an
Đồng Nai với anh nông dân Trần Văn Tám. Chỉ sơ sài những con chữ “buộc tội” như
trên cũng dẫn đến bản án tù 18 tháng, và phía sau những con chữ đó là số phận một
con người ôm nỗi oan khuất thấu trời.
Mời bạn đọc đón đọc kỳ
sau.
-----------------------------------------
Thứ
Ba, 10/4/2018 07:35 GMT+7
.
Thứ
Hai, 9/4/2018 08:42 GMT+7
.
Thứ
Bảy, 7/4/2018 07:26 GMT+7
.
Thứ
Sáu, 6/4/2018 07:31 GMT+7
.
Thứ
Năm, 5/4/2018 06:38 GMT+7
.
Thứ
Tư, 4/4/2018 08:07 GMT+7
.
Thứ
Ba, 3/4/2018 08:02 GMT+7
.
Thứ
Hai, 2/4/2018 09:05 GMT+7
No comments:
Post a Comment