Tác giả: Ted Osius - American Foreign Service Association
Dịch giả: Trúc Lam
07/04/2018
Khi
John Kerry chứng kiến tôi tuyên thệ làm đại sứ Mỹ ở Việt Nam hồi năm 2014, tôi nói
rằng đó là một “giấc mơ đã trở thành sự thật” để có thể phục vụ như một đại diện
của nước Mỹ tại một đất nước mà tôi yêu thích hơn hai thập kỷ qua.
Đại
sứ Ted Osius tuyên thệ làm đại sứ Mỹ ở Việt Nam. Ảnh: BNG Mỹ
Chuyến
đi ngoại giao kéo dài ba năm với tư cách đại sứ ở Hà Nội là đỉnh điểm trong sự
nghiệp 30 năm của tôi ở Cơ quan Ngoại giao và là niềm vinh dự của một đời người.
Điểm cao của chuyến công vụ này là tiếp Tổng thống Barack Obama trong chuyến
thăm lịch sử tới Việt Nam. Ở thành phố Hồ Chí Minh, có khoảng một triệu người
chào đón ông [Obama], và tôi biết chúng tôi đã đi đúng hướng.
Tôi
rất biết ơn Cơ quan Ngoại giao, không chỉ vì đặc ân và niềm vui của ba thập
niên phiêu lưu (chủ yếu ở châu Á), mà còn cho gia đình tôi. Cách đây 13 năm rưỡi,
tôi gặp người phối ngẫu tương lai của tôi trong một cuộc họp thương mại của
GLIFAA (tên gọi trước kia của ‘những người đồng tính nam và đồng tính nữ trong
các Cơ quan Ngoại giao’), một nhóm nhân viên có sự đồng cảm. Tương tự, Cơ quan
Ngoại giao đã cho chúng tôi một đứa con trai 4 tuổi và con gái 3 tuổi.
Nghề
nghiệp ngoại giao cũng cho phép tôi có được một đặc ân lớn lao để phục vụ một
cái gì đó lớn hơn cho bản thân mình: Hiệp Chúng quốc Hoa Kỳ. Vì vậy, với những
cảm xúc hỗn độn, năm 2017 tôi quyết định từ chức và gia nhập vào nhóm các viên
chức cao cấp khác của Bộ Ngoại giao, đã và đang rời khỏi cơ quan này. Trong khi
mỗi chúng ta có một lý do khác nhau để bỏ đi, nhiều người bạn và đồng nghiệp cũ
của tôi, cũng giống như tôi, rất lo lắng về đường lối, chính sách của chính quyền
hiện nay. Tôi lo sợ rằng, một số chính sách đang làm giảm vai trò của Mỹ trên
thế giới, và quyết định rằng, lương tâm tôi không cho phép mình thực hiện những
chính sách đó.
Nhiều
người trong chúng ta, những người quyết tâm tăng cường vai trò của Mỹ ở châu Á,
cho rằng từ bỏ Hiệp định Thương mại Đối tác xuyên Thái Bình Dương là một vết
thương tự mình gây ra. Mỹ đã rời bỏ sân chơi cho những người không chia sẻ các
giá trị của chúng ta, và cũng bỏ lại công việc của người Mỹ ở đó. Những người
khác thì buồn phiền về việc Hoa Kỳ từ bỏ trách nhiệm về biến đổi khí hậu, đặc
biệt là trong một năm, đã có nhiều cơn bão lớn đến nỗi chúng chỉ xảy ra trong
vòng 500 năm. Rất đông đồng nghiệp [của tôi] đã lên tiếng phản đối về cái gọi
là “cấm người Hồi giáo du hành [nước Mỹ]”, một điều mâu thuẫn ở một quốc gia có
sức mạnh thật sự xuất phát từ sự đa dạng của nó. Điều gì đã xảy ra trên đất nước
hoan nghênh “những kẻ mệt mỏi, nghèo khổ, những đám đông chen chúc của các
ngươi đang khao khát hơi thở tự do”? (ND: Tác giả nói về bài thơ ‘The New Colossus’ khắc tại tượng Nữ thần Tự Do ở
Mỹ).
Gần
nhà hơn
Và
sau đó các cuộc tấn công đã đến gần hơn. Tôi bị yêu cầu ép chính phủ Hà Nội tiếp
nhận hơn 8.000 người ở Mỹ, hầu hết những người đó đã trốn khỏi miền Nam Việt
Nam bằng thuyền và băng qua rừng núi vào những năm sau chiến tranh.
Đa
số những người bị trục xuất – đôi khi họ chỉ vi phạm nhỏ – là những người tị nạn
chiến tranh, những người đã đứng về phía Hoa Kỳ, những người mà sự trung thành
của họ với lá cờ của một quốc gia không còn tồn tại nữa. Và nhiều thập niên sau
đó, họ bị “quay về” một quốc gia được cai quản bởi chế độ cộng sản mà họ chưa
bao giờ hòa giải. Tôi lo sợ rằng, rất nhiều người sẽ nằm trong các vụ kiện về
nhân quyền, và chính phủ của chúng ta sẽ [bị tìm thấy] có tội [trong các vụ kiện
này].
Tôi
đánh giá rằng, chính sách thụt lùi này sẽ huỷ hoại các cơ hội thành công của
chúng ta trong việc theo đuổi các mục tiêu khác của Tổng thống Donald Trump về
các mối quan hệ với Việt Nam: Giảm thâm hụt thương mại, tăng cường mối quan hệ
quân sự và đối phó với các mối đe dọa trong khu vực đối với hòa bình, như những
mối đe dọa xuất phát từ Bắc Hàn. Tôi đã lên tiếng phản đối, được chỉ thị giữ im
lặng, và tôi đã quyết định có một ranh giới đạo đức mà tôi không thể vượt qua nếu
tôi muốn giữ lại sự liêm chính của mình. Tôi kết luận rằng, tôi có thể phục vụ
đất nước tôi tốt hơn từ bên ngoài chính phủ, bằng cách giúp xây dựng một trường
đại học mới, trường đại học sáng tạo ở Việt Nam.
Trong
một buổi lễ tại Phòng Hiệp ước ở Bộ Ngoại giao, với một bức chân dung của
Thomas Jefferson nhìn vào, tôi đã có cơ hội để suy nghĩ về ba thập niên phục vụ,
phía sau tôi là những lá cờ của các quốc gia nơi mà tôi đã phục vụ khi mới vào
nghề, khi vào nghề một thời gian và khi đã là một nhân viên ngoại giao lâu năm.
Người phối ngẫu của tôi là một người Mỹ gốc Phi, đứng bên cạnh tôi. Con của
chúng tôi, người Mỹ gốc Mexico, đã cỡi lên vai chúng tôi trong khi Phó Ngoại
trưởng Constance Dierman ghi nhận sự hy sinh khi [chúng tôi] phục vụ, gồm những
hy sinh gia đình. Người cố vấn, người thầy 26 năm của tôi, Đại sứ (về hưu)
Cameron Hume, đã trao lá cờ Mỹ cho người phối ngẫu của tôi.
Tôi
nhớ tới các cố vấn, những người thầy, đồng nghiệp, bạn bè và các thành viên
trong gia đình tham dự cuộc chia tay của một nhà ngoại giao khác đã rời khỏi [Bộ
Ngoại giao], ông Tom Countryman, nói trước khi về hưu: “Chúng ta [phải] vững
vàng trong các nguyên tắc của chúng ta, kiên định trong lý tưởng của chúng ta
và không mệt mỏi trong quyết tâm của chúng ta để ‘bảo vệ Hiến pháp, chống lại tất
cả kẻ thù trong và ngoài nước’.”
Bây
giờ hơn bao giờ hết, những thách thức đối với Bộ Ngoại giao và nền dân chủ của
chúng ta đang hiện hữu. Một số người vẫn ở lại Bộ Ngoại giao cảm thấy bị bao
vây và bị thoái chí. Tuy nhiên, tôi kêu gọi các viên chức trong Bộ Noại giao,
những người tin tưởng vào việc tạo ra sự khác biệt, nếu có thể, nên ở lại vì đó
vẫn là một đặc ân để phục vụ đất nước chúng ta. Tôi tiếp tục tin rằng, ngôn ngữ
của ngoại giao có kinh nghiệm, chuyên môn khu vực và sự hiểu biết sâu sắc về một
thách thức toàn cầu, sẽ được đền bù, và cho cá nhân đó cơ hội để thay đổi chút
ít về lịch sử.
Sức
mạnh của sự tôn trọng
Đối
với những người chọn ở lại và những người yêu thích làm ngoại giao như tôi, tôi
đưa ra một vài suy nghĩ về những gì có thể làm để phục vụ nước Mỹ tốt nhất,
ngay cả vào những thời điểm khó khăn. Tôi đã học được ở ba bài viết gần đây nhất
– Ấn Độ, Indonesia và Việt Nam – về sức mạnh của sự tôn trọng, tin tưởng và cộng
tác. Hoa Kỳ đã trải qua bóng đêm lâu dài và khi chúng ta tôn trọng nó sẽ có tác
động lớn. Thể hiện sự tôn trọng có nghĩa là tìm ra điều gì thật sự quan trọng đối
với các đối tác của chúng ta và thực hiện nó một cách nghiêm túc. Nước Mỹ gần
như chẳng mất đồng xu nào cả để chúng ta có được gần như mọi thứ.
Biểu
hiện sự tôn trọng giúp xây dựng lòng tin. Hợp tác thực sự và mạnh mẽ sẽ đến khi
bạn xây dựng lòng tin. Và bạn xây dựng lòng tin bằng cách tìm kiếm những lợi
ích chung, và sau đó cùng làm việc với nhau. Công việc của nhà ngoại giao là
tìm ra những lợi ích chung đó và làm cho chúng trở thành những nền tảng hành động
của chúng ta. Tất cả những dây nối, tất cả những mối liên lạc với công việc,
quá trình tiếp cận – tất cả những điều đó sẽ dẫn đến hành động.
Dưới
đây là ba ví dụ:
Ấn
Độ:
Các cuộc thử nghiệm hạt nhân của Ấn Độ đưa họ ra khỏi chế độ không phổ biến vũ
khí hạt nhân. Một mối quan hệ đối tác thực sự chỉ có thể xảy ra nếu chúng ta chấm
dứt sự tẩy chay. Vì vậy, Hoa Kỳ thể hiện sự tôn trọng và xây dựng lòng tin bằng
cách theo đuổi một sáng kiến dân
sự – hạt nhân với Ấn Độ.
Indonesia: Các lực lượng đặc
biệt Indonesia đã phạm những tội ác dưới chế độ Suharto, vì vậy chúng ta không
can dự vào. Một mối quan hệ đối tác thực sự chỉ có thể xảy ra nếu chúng ta chấm
dứt sự tẩy chay. Chúng ta đã thể hiện sự tôn trọng và xây dựng niềm tin với
Indonesia bằng cách nối lại sự tham gia của các lực lượng đặc biệt, trong khi vẫn
tôn trọng các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế.
Việt
Nam:
Cuộc chiến đã để lại những vết sẹo khổng lồ. Một mối quan hệ đối tác thực sự chỉ
có thể nếu chúng ta đối xử thành thật với quá khứ. Chúng ta đã thể hiện sự tôn
trọng và xây dựng niềm tin với Việt Nam bằng cách theo đuổi sự giải thích đầy đủ
nhất có thể được, về những người đã mất, tháo bỏ vật liệu chưa nổ và làm sạch
dioxin. Và chúng ta đã thành thật và tôn trọng ngay cả những khác biệt sâu xa
nhất của chúng ta về nhân quyền.
Xây
dựng quan hệ đối tác
Lần
đầu tiên khi tôi thăm Việt Nam vào năm 1996, một năm sau khi chúng ta bình thường
hóa quan hệ ngoại giao, các nước mà chúng ta khó có thể hình dung được mối quan
hệ hợp tác. Quá khứ là một gánh nặng, và sự khác biệt trong hệ thống chính trị
của chúng ta không thể hòa hợp được. Nhưng Việt Nam đã và vẫn có những nhà lãnh
đạo cam kết tìm kiếm những lợi ích chung và sau đó cùng nhau làm việc. Và Hoa Kỳ
có các nhà lãnh đạo như Thượng nghị sĩ John McCain (đảng Cộng Hòa – bang
Arizona), Cựu Ngoại trưởng John Kerry và sau đó là Tổng thống Obama, là người
cũng cam kết hợp sự tác toàn diện của chúng ta.
Vì
vậy, cùng nhau, hai nước của chúng ta gia tăng thương mại và an ninh, và quan hệ
giữa người với người. Trong chuyến làm việc với tư cách là đại sứ, chúng tôi đã
chuẩn bị không chỉ một, mà hai cuộc viếng thăm tổng thống tới Việt Nam, cũng
như các chuyến thăm Hoa Kỳ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn
Xuân Phúc.
Xây
dựng sự tin tưởng không phải dễ, bởi vì chúng ta phải tiếp tục giành lấy nó.
Chúng ta phải làm những gì chúng ta nói là chúng ta sẽ làm. Chẳng hạn, chúng ta
đã hứa với người dân Việt Nam rằng chúng ta sẽ tiếp tục dọn dẹp chất dioxin,
còn được gọi là chất da cam, đã để lại trong chiến tranh. Bởi vì quá trình dọn
dẹp chất dioxin rất tốn kém, phải mất ba năm để tìm ra nguồn lực khắc phục điểm
lớn nhất, nóng nhất. Việc chúng ta đang tiến hành là kết quả của sự cương quyết
và lãnh đạo kiên định của nhiều chính quyền. Và bằng cách giữ lời hứa, chúng ta
đã củng cố niềm tin, vì lợi ích của Việt Nam, Hoa Kỳ và thế giới.
Tôn
trọng và tin tưởng không phải là [trò chơi] có tổng số bằng không, cũng không
phải là sự giao dịch. Chúng liên quan đến các mối quan hệ, chứ không chỉ là tiền
bạc và quyền lực. Sự thống trị của quân đội sẽ không tạo ra các liên minh và
quan hệ đối tác mạnh mẽ mà chúng ta cần ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương.
Những
mối quan hệ đối tác đó mang lại những lợi ích thực tế, hữu hình cho Hoa Kỳ. Hợp
tác chặt chẽ với Ấn Độ, Indonesia và Việt Nam tạo công ăn việc làm cho người Mỹ,
đóng góp cho sự ổn định trong khu vực và giúp chúng ta giải quyết những thách
thức toàn cầu đối với sức khoẻ con người, môi trường và an ninh quốc tế.
Khi
chúng ta cam kết hợp tác – và tôi đã thấy điều này nhiều lần – chúng ta đã tạo
ra những hợp đồng thương mại, trị giá hàng trăm tỷ đô la và thúc đẩy trao đổi
giáo dục, tạo ra hoặc hỗ trợ hàng trăm ngàn việc làm ở Mỹ. Chúng ta hình thành
quan hệ đối tác an ninh với các quốc gia chia sẻ mối quan tâm của chúng ta đối
với các tuyến đường biển quốc tế và duy trì luật pháp quốc tế. Chúng ta tạo ra
một nước Mỹ thịnh vượng và an toàn hơn.
Đừng
từ bỏ
Trước
khi rời khỏi chức vụ của mình, tôi đã yêu cầu các đồng nghiệp của tôi không từ
chức. Thậm chí nếu là đại sứ (và do đó là đại diện cho cá nhân của tổng thống)
lương tâm tôi không cho phép thực hiện một số chính sách nhất định, tôi nghĩ rằng
các đồng nghiệp trẻ tuổi của tôi có thể phải đối mặt với một sự lựa chọn khác.
Ngay từ khi mới bắt đầu sự nghiệp, tôi đã nghĩ đến việc rời khỏi Bộ Ngoại giao,
khi phục vụ về vấn đề Triều Tiên, tôi không đồng tình với cách tiếp cận của
chính phủ [Mỹ] với Bắc Triều Tiên. Nhưng tôi vẫn tiếp tục, tin rằng con lắc sẽ
quay lại và tôi có thể làm tốt hơn bằng cách ở lại Bộ Ngoại giao thay vì rời khỏi
cơ quan này. Bộ Ngoại giao đã trải qua nhiều thời kỳ khó khăn và chúng ta đã vượt
qua những thăng trầm.
Bây
giờ, trên quan điểm của một cựu quan chức ngoại giao, tôi đưa ra những gợi ý
sau đây cho những người tiếp tục theo đuổi ngoại giao:
•
Miễn là bạn có thể giữ đúng niềm tin và đạo đức của mình, đừng bỏ cuộc. Chúng
ta đã trải qua những giai đoạn khó khăn trước đây. Giai đoạn khó khăn này sẽ kết
thúc.
•
Phát triển ngôn ngữ và chuyên môn khu vực. Nó sẽ tiếp tục là vấn đề.
•
Thể hiện sự tôn trọng theo những cách lớn và nhỏ. Quan trọng là khi một đại diện
của Hoa Kỳ – không phân biệt ở cấp bậc nào – thể hiện sự tôn trọng.
•
Xây dựng niềm tin bằng cách tham gia với các đối tác trong các nỗ lực có lợi
ích chung.
•
Xây dựng quan hệ đối tác dựa trên sự tôn trọng, vì chúng rất cần thiết cho
tương lai của nước Mỹ và sẽ cho phép chúng ta hồi phục khi những đám mây đi
qua.
•
Giữ các mối quan hệ. Những người cho rằng chỉ có lợi ích quan trọng, và các mối
quan hệ thì không, đã được lịch sử chứng minh là sai lầm trước đó và sẽ được chứng
minh nó sai thêm một lần nữa.
Khi
Hoa Kỳ tỏ ra tôn trọng và xây dựng niềm tin, chúng ta xây dựng mối quan hệ có lợi
ích lâu dài cho các lợi ích chung. Sau 30 năm ở châu Á, tôi biết đó là cách duy
nhất để làm cho nước Mỹ trở nên vĩ đại hơn.
Tác
giả: Ted
Osius là phó chủ tịch của Đại học Fulbright Việt Nam. Ông từng là đại sứ Mỹ tại
Việt Nam từ năm 2014 đến năm 2017. Là thành viên sáng lập của GLIFAA, ông
còn là một nhà ngoại giao Mỹ ở Indonesia, Ấn Độ, Thái Lan, Nhật Bản, Vatican và
Philippines, và làm việc về những thách thức châu Á từ Nhà Trắng, Liên Hiệp quốc
và Bộ Ngoại giao.
©
Copyright Tiếng Dân – Bản tiếng Việt
------------------------------
Mercury
News
-----------------------
XEM THÊM :
“Sau nhiều thập niên sống tại Mỹ, bây giờ họ bị ‘trả lại’ một quốc gia do Cộng Sản cai trị, một nơi mà họ không bao giờ chấp nhận. Tôi sợ rằng nhiều người sẽ có vấn đề liên quan đến nhân quyền, và lúc đó sẽ là lỗi của chúng ta,” ông Osius viết như vậy.
April
7, 2018
WASHINGTON,
DC (NV) – Ông
Ted Osius, cựu đại sứ Mỹ tại Việt Nam, nói rằng ông từ chức hồi năm ngoái vì
chính quyền Tổng Thống Donald Trump yêu cầu ông gây sức ép với chính quyền Việt
Nam để nhận hơn 8,000 người Việt tại Mỹ trong tình trạng bị trục xuất, theo tin
nhật báo The Mercury News ở San Jose, California.
Đại
Sứ Ted Osius nói chuyện tại hội chợ đại học Mỹ tổ chức tại Hà Nội ngày 30 Tháng
Giêng, 2015. (Hình: Hoàng Đình Nam/AFP/Getty Images)
Hầu
hết những người trong tình trạng bị trục xuất – có khi chỉ vì vi phạm tội nhẹ –
là những người tị nạn sống tại Mỹ từ lâu, sau khi cuộc chiến Việt Nam kết thúc
cách đây hơn 40 năm, vị cựu đại sứ viết như vậy trong bài luận của ông đăng
trên trang mạng của Hiệp Hội Ngoại Giao Mỹ trong tháng này.
“Sau nhiều thập niên sống tại Mỹ, bây giờ họ bị ‘trả lại’ một quốc gia do Cộng Sản cai trị, một nơi mà họ không bao giờ chấp nhận. Tôi sợ rằng nhiều người sẽ có vấn đề liên quan đến nhân quyền, và lúc đó sẽ là lỗi của chúng ta,” ông Osius viết như vậy.
Bộ
Ngoại Giao Mỹ từ chối trả lời phỏng vấn hôm Thứ Sáu, 6 Tháng Tư, theo bài báo.
Trong
khi đó, Bộ Nội An không hồi âm khi Mercury News đặt câu hỏi.
Ông
Osius hiện là phó viện trưởng đại học Fulbright University Vietnam, một trường
tư, bất vụ lợi ở Sài Gòn.
Ông
mô tả thời gian ba năm làm đại sứ tại Việt Nam là “đỉnh điểm của sự nghiệp 30
năm làm việc trong ngành ngoại giao của ông, và là một vinh dự cuộc đời.”
Mercury
News cho biết có tìm cách liên lạc với ông Osius qua trường đại học và hiệp hội
nhân viên ngoại giao hôm Thứ Sáu nhưng không được.
Tiết
lộ của cựu Đại Sứ Osius gây chú ý rất lớn tại San Jose, nơi có hơn 100,000 người
Mỹ gốc Việt cư ngụ, và được đưa ra vài tháng sau khi các nhà hoạt động Việt Nam
khắp Hoa Kỳ, bao gồm nhiều người ở vùng Bay Area, đưa ra cảnh báo là cảnh sát
di trú (ICE) bắt nhiều người Việt Nam trong diện trục xuất, tạo một cú sốc và sự
sợ hãi trong cộng đồng, theo Mercury News.
Các
nhà hoạt động này cho rằng, chỉ trong Tháng Mười năm ngoái, hơn 100 người Việt
Nam bị ICE bắt.
Theo
Mercury News, sự gia tăng bắt bớ này có vẻ là một bước mạnh mẽ của chính quyền
Donald Trump, cố gắng trục xuất những người có hồ sơ tội phạm, ngay cả khi quốc
gia gốc của những người này không hợp tác với chính phủ Mỹ.
Trước
đây, những người trong tình trạng trục xuất được phép ở lại Hoa Kỳ, nhưng chính
quyền Trump lâu nay đang gây sức ép với Cambodia và Việt Nam nhận lại họ.
Những
người này, theo Mercury News, lâu nay đã quen với cuộc sống tại Mỹ, bây giờ bất
thình lình bị bắt và trục xuất.
Hồi
năm 2008, Mỹ và Việt Nam ký một thỏa thuận là Việt Nam chỉ nhận hồi hương những
ai đến Mỹ sau ngày 12 Tháng Bảy, 1995, ngày hai quốc gia chính thức thiết lập
quan hệ ngoại giao.
Cho
nên, những người bị bắt nhưng đến Mỹ trước ngày này hiện đang thắc mắc là chuyện
trục xuất họ có vi phạm thỏa thuận này không, theo các nhà hoạt động.
Hồi
Tháng Hai, nhiều tổ chức bảo vệ di dân nộp đơn kiện ra tòa, cho bằng chính quyền
Mỹ vi phạm thỏa thuận với Việt Nam.
Trong
bài luận của mình, ông Osius nói rằng ông sợ rằng “chính sách mạnh bạo này” có
thể hủy hoại bất cứ cơ hội nào mà ông Trump muốn có để thực hiện các mục tiêu
trong quan hệ với Việt Nam, bao gồm giảm thâm thủng mậu dịch song phương, gia
tăng quan hệ quốc phòng, và đối diện với các đe dọa trong khu vực, bao gồm luôn
cả Bắc Hàn.
“Tôi lên tiếng phản đối,
bị yêu cầu im lặng, và tôi thấy rằng, có một giới hạn đạo đức mà tôi không thể
vượt qua, nếu muốn duy trì sự chính trực của tôi,” ông Osius viết. “Tôi thấy rằng tôi có thể phục vụ đất nước
tôi tốt hơn nếu làm việc bên ngoài chính quyền, bằng cách giúp xây dựng một đại
học mới và tân tiến tại Việt Nam.” (Đ.D.)
---------------------------------
Bài
của Ted Osius:
Respect,
Trust and Partnership: Keeping Diplomacy on Course in Troubling Times (Foreign
Service Journal April 2018)
Cựu
đại sứ Mỹ Ted Osius: Tôi từ chức để phản đối hồi hương 8,000 người Việt:
Former
ambassador to Vietnam: Trump wanted me to send back refugees (Mercury
News 6-4-18)
No comments:
Post a Comment